Đề thi tự luận môn Giáo dục công dân 6

Đề thi tự luận môn Giáo dục công dân 6

ĐỀ:

Câu 1: Hãy nêu những việc cần làm để chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân? (1đ)

Trả lời: - Giữ gìn vệ sinh cá nhân, ăn uống, sinh hoạt đều độ.

- Học tập, làm việc, nghỉ ngơi hợp lí

- Thường xuyên tập thể dục, thể thao

- Khi thấy có bệnh thì kịp thời đến cơ sở y tế khám và điều trị.

Câu 2: Thế nào là siêng năng, kiên trì ? Nêu những hiểu biết của bản thân về siêng năng, kiên trì trong học tập, trong lao động và trong các hoạt động khác hằng ngày ?(3đ)

Trả lời: - Siêng năng là sự cần cù, tự giác, miệt mài trong công việc, làm một cách thường xuyên, đều đặn, không tiếc công sức. (0.5đ)

 - Kiên trì là quyết tâm làm đến cùng, không bỏ dở giữa chừng mặc dù có khó khăn, gian khổ hoặc trở ngại. (0.5đ)

+ Trong học tập:

- Đi học đều, học bài làm bài đầy đủ; hăng hái phát biểu tham gia xây dựng bài, gặp bài khó không nản lòng. (0.5đ)

+ Trong lao động:

- Tham gia lao động đều đặn, làm nhiệt tình có kỉ luật, kỉ thuật để đạt kết quả tốt. (0.5đ)

- Chăm chỉ giúp đỡ cha mẹ các công việc gia đình; Có nếp sông gọn gàng, ngăn nắp, (0.5đ)

- Tích cực tham gia các hoạt động xã hội do trường, địa phương tổ chức. không chơi những trò chơi vô bổ; (0.5đ)

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 967Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tự luận môn Giáo dục công dân 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MA TRẬN
Loại đề: Tự luận 
Môn: GDCD 
Khối lớp: 6
Người ra: Nguyễn Văn Dũng
Nội dung chủ đề
Cấp độ tư duy
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng, sáng tạo
Quan hệ bản thân
Câu 3 (1đ)
Câu 1 ( 2đ) 
Quan hệ với người khác
Câu 5 (2đ) Câu 9 (2đ) Câu 10 (3đ)
Câu 11 (3đ) Câu 13 (2đ)
Quan hệ với công việc
Câu 12 (3đ)
Câu 2 (3đ) Câu 4 (2đ)
Câu 14(2đ)
Quan hệ với cộng đồng, đất nước, nhân loại 
Câu 6 (3đ)
Quan hệ với môi trương thiên nhiên
Câu 7 (3đ)
Câu 8 (1đ)
TTATGT đường bộ
Câu 15 (2đ)
TỔNG HỢP
3 câu
7 câu
5 câu
ĐỀ:
Câu 1: Hãy nêu những việc cần làm để chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân? (1đ)
Trả lời: - Giữ gìn vệ sinh cá nhân, ăn uống, sinh hoạt đều độ.
Học tập, làm việc, nghỉ ngơi hợp lí
Thường xuyên tập thể dục, thể thao
Khi thấy có bệnh thì kịp thời đến cơ sở y tế khám và điều trị.
Câu 2: Thế nào là siêng năng, kiên trì ? Nêu những hiểu biết của bản thân về siêng năng, kiên trì trong học tập, trong lao động và trong các hoạt động khác hằng ngày ?(3đ)
Trả lời: - Siêng năng là sự cần cù, tự giác, miệt mài trong công việc, làm một cách thường xuyên, đều đặn, không tiếc công sức. (0.5đ)
	 - Kiên trì là quyết tâm làm đến cùng, không bỏ dở giữa chừng mặc dù có khó khăn, gian khổ hoặc trở ngại. (0.5đ)
+ Trong học tập:
Đi học đều, học bài làm bài đầy đủ; hăng hái phát biểu tham gia xây dựng bài, gặp bài khó không nản lòng. (0.5đ)
+ Trong lao động:
Tham gia lao động đều đặn, làm nhiệt tình có kỉ luật, kỉ thuật để đạt kết quả tốt. (0.5đ)
Chăm chỉ giúp đỡ cha mẹ các công việc gia đình; Có nếp sông gọn gàng, ngăn nắp, (0.5đ)
Tích cực tham gia các hoạt động xã hội do trường, địa phương tổ chức. không chơi những trò chơi vô bổ; (0.5đ)
Câu 3: Em hãy cho biết thế nào là tiết kiệm. Theo em trái với tiết kiệm là gì ? Cho 4 ví dụ (3đ)
Trả lời: + Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lí, đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác. (1đ)
	 + Trái với tiết kiệm là hoang phí, sử dụng của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình một cách quá mức. (1đ)
	 + Nêu 4 trong cá ví dụ sau: tiêu xài nhiều tiền bạc trong ăn chơi; dùng nhiều thời gian vào chơi Game; ra khỏi lớp không tắt quạt, đèn; chưa có kế hoạch cụ thể trong học tập ở nhà; sử dụng dụng cụ học tập không hợp lý(1đ)
Câu 4: Có ý kiến cho rằng: Kỉ luật là làm cho con ngưòi bị gò bó, mất tự do. Em có tán thành ý kiến đó không ? Vì sao ? (2đ)
Trả lời: + Em không tán thành ý kiến đó (0.5đ)
	 + Giải thích: Kỉ luật làm cho con người không mất tự do, khi con người biết tôn trọng kỉ luật thì sẽ tự nguyện, tự giác chấp hành những quy định chung, không bị ai ép buộc nên không cảm thấy gò bó, trái lại sẽ cảm thấy vui vẻ, thanh thản..(1.5đ)
Câu 5:Em hãy nêu 2 hành vi thể hiện lễ độ và 2 hành vi thể hiện thiếu lễ độ. (2đ)
Trả lời: Mỗi hành vi (0. 5đ)
 + Nêu được 2 trong những hành vi thể hiện lễ độ: Gọi dạ, bảo vâng; đưa vở cho thầy, cô giáo bằng hai tay; thưa gừi khi nói chuyện với người trên; đi xin phép về chào hỏi; nhường chỗ cho người già, phụ nữ có thay trên xe
+ Nêu được 2 trong những hành vi thể hiện thiếu lễ độ:	 Nói trống không; nói leo; ngắt lời người khác;làm ồn khi cha mẹ tiếp khách; đi qua trước mặt người khác mà không xin phép	
Câu 6: Liên là học sinh giỏi của lớp 6A nhưng Liên không tham gia các hoạt động của lớp, của trường vì sợ mất thời gian, ảnh hưởng đến kết quả học tập của bản thân. (3đ)
Em hãy nhận xét hành vi của Liên.
Nếu là bạn của Liên, em sẽ làm gì ?
Trả lời: 1. Nhận xét 1.5đ (mỗi ý 0.5đ)
	- Hành vi của Liên là không đúng, là ích kỷ.
	- Bổn phận của mỗi học sinh là phải tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội, vì lợi ích chung, trong đó có lợi ích của bản thân.
	- Nếu ai cũng nghĩ như Liên thì mọi hoạt động của lớp sẽ bị ngừng trệ.
	 2. Nếu là bạn của Liên em sẽ: (1.5đ mỗi ý 0.5đ).
	- Khuyên Liên nên tham gia các hoạt động của lớp, trường.
	- Giải để Liên hiểu ích lợi của việc tham gia các hoạt động tập thể như: mở mang hiểu biết; xây dựng mối quan hệ tốt với bạn bè; rèn luyện thái độ, tình cảm trong sáng; ren2luyen65 khả năng giao tiếp, ứng xử, hợp tác, tổ chức
	- Cùng các bạn trong lớp vận động và tạo cơ hội để Liên tham gia các hoạt động của lớp.	
Câu 7: Em hãy nêu thế nào là yêu và sống hòa hợp với thiên nhiên. Cho 3 ví dụ .( 3đ)
Trả lời: +Yêu và sống hòa hợp với thiên nhiên (1.5đ)
	- Sống gần gũi gắng bó với thiên nhiên; tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên, không làm những điều có hại cho thiên nhiên; biết khai thác từ thiên nhiên những gì có lợi cho con người và khắc phục hạn chế những tác hại do thiên nhiên gậy ra.
	 + Ví dụ (1.5đ mỗi ý 0.5đ) nêu được 3 trong các ví dụ sau:
	- Bảo vệ rừng, ngăn chặn hành vi phá rừng; trồng và chăm sóc cây xanh; lợi dụng sức nước của các dòng sông để làm thủy điện; khai thác thủy hải sản, khai thác rừng có kế hoạch; không vúc rác xuống ao, hô, sông, suối
Câu 8: Em hãy nêu cách sống hòa hợp với thiên nhiên, thể hiện tình yêu đối với thiên nhiên?(1đ)
Trả lời: nêu được 2 trong các ý sau: đi tham quan dã ngoại để thưởng thức vẽ đẹp của thiên nhiên; biết thích ứng với thời tiết, khí hậu như trới nắng thì đội mũ nón, trời lạnh phải mặc áo ấm; đi du lịch Đà lạt để thưởng thức không khí trong lành( mỗi ý 0.5đ).
Câu 9:Em hãy nêu các biểu hiện cụ thể của sống chan hòa với mọi người. Cho 2 ví dụ (2đ)
Trả lời: Các biểu hiện (1đ)
	- Luôn gần gũi, quan tâm đến mọi người; không xa lánh, không tạo sự cách biệt với mọi người
	Ví dụ: (1đ). Nêu được 2 trong các ví dụ sau:
	- Có thái độ vui vẻ khi tiếp xúc với mọi người; cùng học tập cùng làm việc với mọi người; sẵn sàng chia sẻ niềm vui nổi buồn, giúp đỡ nhanu trong cuộc sống.
Câu 10: Em hãy nêu 3 biểu hiện trong giao tiếp thể hiện lịch sự, tế nhị và 3 biểu hiện thiếu lịch sự, tế nhị. (3đ)
Trả lời: Biểu hiện lịch sự, tế nhị (1.5đ) Nêu được 3 trong các ý sau:
Biết chào hỏi và tự giới thiệu.
Biết cảm ơn, xin lỗi và nói lời yêu cầu
Thể hiện lời nói, hành vi nhã nhặn, từ tốn
Biết nhường nhịn và biết lắng nghe
Biểu hiện thiếu lịch sự, tế nhị (1.5đ) Nêu được 3 trong các ý sau:	
Thô lỗ, vụng về trong giao tiếp.
Nói to át tiếng người khác.
Nói thầm với người bên cạnh khi có mặt người thứ ba
Chen lấn, xô đẩyngười khác nơi công cộng
Cử chỉ sỗ sàng, ăn nói thô tục
Nói trống không, thái độ cọc cằn 
Câu 11: Tình huống: Tuấn và Quang rủ nhau đi xem ca nhạc. Vào cửa rạp, Tuấn vẫn hút thuốc lá. Quang nghé sát vào tai Tuấn nhắc nhở tắt thuốc lá. Nhưng tuấn lại trả lời để mọi người xung quanh nghe thấy: “Việc gì phải tắt thuốc lá !”.
	Em hãy phân tích những hành vi, cử chỉ của Tuấn và Quang trong tình huống trên (3đ)
Trả lời: -Hành vi và cử chỉ của Tuấn thể hiện thiếu lịch sự tế nhị và không tôn trọng người khác
Hút thuốc lá ở nơi công cộng là một việc làm sai
Được Quang nhắc nhở rất lịch sự và tế nhị nhưng Tuấn vẫn không nghe mà còn quát to lên “ việc gì phải tắt thuốc lá”
-Hành vi và cử chỉ của Quang thể hiện lịch sự tế nhị
- Nhắc nhở Tuấn tắt thuốc lá bằng cách kề tai nói khẽ
Câu 12: Thế nào là mục đích học tập của học sinh? Nêu 2 mục đích học tập đúng dắn và 2 mục đích học tập sai. (3đ)
Trả lời: Mục đích học tập của học sinh là:(1đ)
Học tập trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, người công dân có ích cho đất nước.
Trở thành người chân chính có đủ khả năng lao động để tự lập nghiệp và góp phần xây dựng quê hương đất nước, bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
	Mục đích học tập đúng đắn(1đ)
Học tập đúng đắn là không chỉ học tập vì tương lai của bản thân, của gia đình mà phải học vì tương lai của dân tộc, sự phồn vinh của đất nước.
Mục đích học tập sai là(1đ)
Chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt là điểm số không nghĩ đến mình có nắm vững kiến thức chưa.
Chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân là có nhiều tiền, sống sung sướng..
Câu 13: Sắp đến ngày 20/11, em dự định sẽ làm gì để thể hiện sự biết ơn thầy giáo, cô giáo đã dạy và đang dạy mình ? (2đ)
Trả lời: Em dự định sẽ làm:
Em mua hoa đến nhà thăm và tặng hoa cho thầy, cô nhân ngày 20/11
Em cùng các bạn đến nhà thăm và tặng hoa cho thầy, cô nhân ngày 20/11
Câu 14: Em hãy tìm 4 câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về Siêng năng, kiên trì. (2đ)
Trả lời: - Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
- Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu
- Siêng làm thì có, siêng học thì hay.
Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
- Năng nhặt chặt bị.
- Có chí thì nên.
- Có công mài sắt có ngày nên kim
- Cần cù bù thông minh.
Câu 15: Để đảm bảo trật tự ATGT người tham gia giao thông phải đi như thế nào ? (2đ)
Trả lời: + Người đi bộ phải đi:
Bên phải theo chiều đi của mình
Nếu đường có hè phố, lề đường thì đi sát lề hoặc đi trên hè phố
Nếu đường không có lề đường, hè phố thì đi sát mép cỏ
Khi qua đường phai tuân thủ đúng luật lệ giao thông
 + Người đi xe phải đi:
Đi bên phải theo làn đường quy định
Không chạy hàng 2 trở lên, không lạng lách đánh võng
Không chở quá số người quy định, không amng vác vật cồng kềnh.
Không thả hai tay và nghe điện thoại di động

Tài liệu đính kèm:

  • docNgân hàng đề GDCD 6 HKI 10 - 11.doc