Đề thi thử vào lớp 10 lần 1 môn Ngữ văn

Đề thi thử vào lớp 10 lần 1 môn Ngữ văn

(Thời gian 120 phút)

I/ Trắc nghiệm (2đ): Khoanh tròn vào trước đáp án đúng.

Cho đoạn thơ sau:

“Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân

Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung

Bốn bề bát ngát xa trông

Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia

Bẽ bàng mây sớm đèn khuya

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng

Tin sương luống những rày trông mai chờ”.

 (Truyện Kiều - Nguyễn Du)

Câu 1: Dòng nào nêu đúng nhất nội dung đoạn thơ trên.

A. Khung cảnh lầu Ngưng Bích. B. Nỗi bẽ bàng chua xót của Thuý Kiều

C. Nỗi cô đơn, sợ hãi của Thuý Kiều. D. Hoàn cảnh cô đơn, tội nghiệp của Thuý Kiều.

 

docx 2 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 779Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào lớp 10 lần 1 môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 LẦN 1 NĂM HỌC 2011-2012
MÔN NGỮ VĂN 
(Thời gian 120 phút)
I/ Trắc nghiệm (2đ): Khoanh tròn vào trước đáp án đúng.
Cho đoạn thơ sau:
“Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân
Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung
Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ”.
 (Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Câu 1: Dòng nào nêu đúng nhất nội dung đoạn thơ trên.
A. Khung cảnh lầu Ngưng Bích. B. Nỗi bẽ bàng chua xót của Thuý Kiều
C. Nỗi cô đơn, sợ hãi của Thuý Kiều. D. Hoàn cảnh cô đơn, tội nghiệp của Thuý Kiều.
Câu 2: Cụm từ “mây sớm đèn khuya” chủ yếu để gợi tả điều gì?
A. Cảnh thiên nhiên quanh lầu Ngưng Bích. B. Cảnh vật xung quanh Thuý Kiều.
C. Thời gian tuần hoàn khép kín. D. Sự tàn tạ của cảnh vật.
Câu 3: Câu thơ “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng” nói lên nỗi nhớ của Kiều với ai?
A.Cha mẹ.	C.Vương Quan.
B.Thuý Vân.	D.Kim Trọng.
Câu 4: Trong câu thơ trên Kiều nhớ về điều gì?
A. Cảnh gặp gỡ.	B. Cảnh chơi xuân.
C. Cảnh thề nguyền trao duyên.	D. Cảnh Mã Giám Sinh mua Kiều.
Câu 5: Truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân được sáng tác khi nào?
A. Trong kháng chiến chống Mĩ.	
B. Trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.
C. Khi miền Bắc đang xây dựng chủ nghĩa xã hội.
D. Khi đất nước được giải phóng.
Câu 6: Hai câu: “Mụ nói cái gì vậy? Mụ nói cái gì mà lào xào thế?” thuộc kiểu ngôn ngữ nào?
A. Ngôn ngữ độc thoại của nhân vật. B. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật
C. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật. D. Ngôn ngữ trần thuật của tác giả.
Câu 7: Thành phần biệt lập nào được sử dụng trong câu văn sau: “Ông lão lặng đi tưởng như đến không thở được”
A. Thành phần cảm thán. B. Thành phần tình thái.
C. Thành phần gọi – đáp. D. Thành phần phụ chú.
Câu 8: Câu văn: “Ông lão lặng đi tưởng như đến không thở được” là câu:
A. Câu đơn bình thường.	C. Câu đặc biệt.
B. Câu ghép. 	D. Câu đơn mở rộng thành phần.
II/Tự luận (8 điểm)
Câu 1 (3đ): Viết đoạn văn phân tích vẻ đẹp của mùa xuân trong đoạn thơ sau:
“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”
(Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)
Câu 2 (5đ): Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “ Lặng Lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.

Tài liệu đính kèm:

  • docxĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 NĂM HỌC 2011.docx