PHẦN I: Trắc nghiệm (4 điểm) - Khoanh tròn chữ cái ở câu trả lời đúng nhất.
1. Tính chất nào sau đây phù hợp với văn bản thuyết minh ?
A. Thể hiện tình cảm trước đối tượng.
B. Cung cấp tri thức khách quan, xác thực, hữu ích.
C. Cung cấp trị thức chủ quan, cảm tính.
D. Sử dụng hàng loạt chứng cứ.
2. Có thể phân loại câu phủ định thành mấy loại cơ bản ?
A. Hai loại C. Bốn loại
B. Ba loại D. Không phân loại
3. Tác dụng của các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận là gì ?
A. Giúp bài văn nghị luận dễ hiểu hơn.
B. Giúp cho việc trình bày luận điểm chặt chẽ hơn.
C. Giúp cho việc trình bày luận điểm, luận cứ rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn.
D. Cả A,B,C đều sai.
4. Văn bản nào không thuộc thời kỳ Trung đại ?
A. Chiếu dời đô C. Nước Đại Việt ta
B. Hịch tướng sĩ D. Thuế máu
KỲ THI KIỂM TRA HỌC KỲ II SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN: NGỮ VĂN - Lớp 8 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) PHẦN I: Trắc nghiệm (4 điểm) - Khoanh tròn chữ cái ở câu trả lời đúng nhất. 1. Tính chất nào sau đây phù hợp với văn bản thuyết minh ? A. Thể hiện tình cảm trước đối tượng. B. Cung cấp tri thức khách quan, xác thực, hữu ích. C. Cung cấp trị thức chủ quan, cảm tính. D. Sử dụng hàng loạt chứng cứ. 2. Có thể phân loại câu phủ định thành mấy loại cơ bản ? A. Hai loại C. Bốn loại B. Ba loại D. Không phân loại 3. Tác dụng của các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận là gì ? A. Giúp bài văn nghị luận dễ hiểu hơn. B. Giúp cho việc trình bày luận điểm chặt chẽ hơn. C. Giúp cho việc trình bày luận điểm, luận cứ rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn. D. Cả A,B,C đều sai. 4. Văn bản nào không thuộc thời kỳ Trung đại ? A. Chiếu dời đô C. Nước Đại Việt ta B. Hịch tướng sĩ D. Thuế máu * Đọc kỹ văn bản sau và trả lời các câu hỏi tiếp theo : Đâu những bình minh cây xanh nắng gội, Tiếng chim ca - giấc ngủ ta tưng bừng ? Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt, Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật ? - Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu ? 5. Văn bản trên trích từ tác phẩm nào, của ai ? A. Ông đồ (Tế Hanh) C. Nhớ rừng (Thế Lữ) B. Quê hương (Tế Hanh) D. Ông đồ (Vũ Đình Liên) 6. Ý nghĩa của đoạn thơ là gì ? A. Nỗi nhớ cảnh nước non hùng vĩ C. Sự khao khát tự do mãnh liệt B. Niềm tiếc nuối quá khứ vàng son D. Nỗi chán ghét thực tại tù túng 7. Đoạn thơ sử dụng loại câu nào ? Để nêu hành động nói gì ? A. Trần thuật - Để kể chuyện. C. Nghi vấn - Để bộc lộ cảm xúc. B. Nghi vấn - Để hỏi. D. Cầu khiến - Để ra lệnh . 8. Biện pháp tu từ chủ yếu trong đoạn thơ là gì ? A. Câu hỏi tu từ và điệp ngữ. C. Ẩn dụ và nhân hoá. B. So sánh và hoán dụ. D. Câu hỏi tu từ và so sánh. PHẦN II: Tự luận (6 điểm) Bài thơ "Ngắm trăng" thể hiện lòng yêu thiên nhiên và phong thái ung dung của Bác Hồ trong cảnh tù đày. Em hãy viết bài giới thiệu về tác giả, tác phẩm và làm sáng tỏ nội dung trên . ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM PHẦN I : Trắc nghiệm ( Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm . Tổng cộng 4 điểm.) Câu số 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án D B C C B D B C PHẦN II : Tự luận ( 6 điểm ) A. Yêu cầu chung : - Nắm vững phương pháp làm văn thuyết minh (giới thiệu) và văn nghị luận (chứng minh ) . Phối hợp cả hai một cách nhuần nhuyễn. - Nắm vững kiến thức về tác giả Hồ Chí Minh, tác phẩm " Nhật ký trong tù " và bài thơ " Ngắm trăng " ( bản phiên âm và dịch thơ ) - Diễn đạt tốt . B. Yêu cầu cụ thể : Học sinh có thể linh hoạt giải quyết vấn đề. Sau đây là một số ý cơ bản : 1. Giới thiệu tác giả : (1,5 điểm) - Hồ Chí Minh (1890 - 1969) tên gọi thời niên thiếu là Nguyễn Sinh Cung, lúc đi dạy lấy tên Nguyễn Tất Thành, trong thời kỳ đầu hoạt động cách mạng mang tên Nguyễn Ái Quốc. Sinh tại Kim Liên ( Làng Sen ), Nam Đàn, Nghệ An. Song thân Người là cụ Nguyễn Sinh Sắc và cụ Hoàng Thị Loan . (0,5 điểm) - Hồ Chí Minh là người chiến sĩ cộng sản tiên phong trong phong trào cách mạng Việt Nam. Từ trẻ, người đã nung nấu ý chí cứu nước, sớm bôn ba tìm đường giải phóng dân tộc. Sau 30 năm ở nước ngoài, tháng 2 - 1941, Người về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng ở Việt Nam. Đến năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Người, Cách mạng tháng Tám thành công, khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. Người được bầu làm vị Chủ tịch đầu tiên của nhà nước non trẻ ấy. Từ đó, Người luôn đảm nhiệm những chức vụ quan trọng nhất của Đảng và Nhà Nước, lãnh đạo toàn dân giành thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại chống Pháp và chống Mỹ. (0,5 điểm) - Hồ Chí Minh vừa là nhà chính trị lỗi lạc, vừa là nhà văn hoá lớn. Trong sự nghiệp lớn lao của Người có một di sản đặc biệt, đó là sự nghiệp văn học. Bên cạnh văn chính luận và truyện - ký, thơ ca là một lĩnh vực nổi bật trong sự nghiệp đó. (0,5 điểm) 2. Giới thiệu tác phẩm: (1 điểm) - Bài thơ " Ngắm trăng " trích trong tập " Nhật ký trong tù "- tập thơ được Bác viết trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, tại Quảng Tây - Trung Quốc, từ tháng 8 - 1942 đến tháng 9 - 1943. (0,5 điểm) - Bài thơ viết bằng chữ Hán, thể thất ngôn tứ tuyệt, bản dịch của Nam Trân. (0,5 điểm) 3. Chứng minh nội dung vấn đề: (3 điểm) Học sinh có thể lồng ghép hai nội dung một cách hài hoà, nhuần nhuyễn. Sau đây là một số gợi ý : a. Lòng yêu thiên nhiên: (1,5 điểm) - Bác chọn đề tài về thiên nhiên (Trăng). Bác nghĩ đến trăng và việc ngắm trăng ngay cả khi bản thân bị giam cầm, đày đọa. (0,5 điểm) - Sự xốn xang, bối rối rất nghệ sĩ trước cảnh đẹp đêm trăng của Bác. (0,5 điểm) - Sự giao hoà tự nhiên, tuyệt vời giữa con người và vầng trăng tri kỷ. Tình cảm song phương cho thấy mối quan hệ gắn bó tri âm giữa trăng và người. (0,5 điểm) b. Phong thái ung dung: (1,5 điểm) -Hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà tù Tưởng Giới Thạch không trói buộc được tinh thần và tâm hồn người tù, không làm mất đi nét thư thái ung dung vốn sẵn có ở Bác. (0,5 điểm) - Bác tự do rung động với vầng trăng, với cảnh đẹp bất chấp hoàn cảnh, bất chấp cái song sắt tàn bạo - biểu tượng cụ thể của nhà tù. (Cuộc vượt ngục tinh thần). (0,5 điểm) - Nét nổi bật của hồn thơ Hồ Chí Minh là sự vươn tới cái đẹp , ánh sáng, tự do. Đó chính là sự kết hợp giữa dáng dấp ung dung tự tại của một hiền triết - thi nhân với tinh thần lạc quan của người chiến sĩ cộng sản . (0,5 điểm) Lưu ý : 0,5 điểm là điểm thưởng cho hình thức trình bày, bố cục, diễn đạt ...
Tài liệu đính kèm: