Đề thi kiểm tra chất lượng môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ I - Nguyễn Đức Hưng

Đề thi kiểm tra chất lượng môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ I - Nguyễn Đức Hưng

PHẦN I : Trắc nghiệm ( 4 điểm)

 Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất.

“ Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. Ai đã nghĩ đầu tiên dùng cốm để làm quà siêu tết. Không còn gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn được nữa: màu xanh của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền ”

 ( Ngữ văn 7, tập 1 )

Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào?

A. Sài Gòn tôi yêu C. Một thứ quà lúa non : Cốm

B. Tiếng gà trưa D. Mùa xuân của tôi

Câu 2: Nội dung đoạn văn trên là gì?

A. sự hình thành hạt cốm C. ca ngợi giá trị của cốm

 B. bàn về cách thưởng thức cốm D. miêu tả cách thức làm cốm

 

doc 6 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 294Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi kiểm tra chất lượng môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ I - Nguyễn Đức Hưng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU	ĐỀ THI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HKI :
GV ra đề: Nguyễn Đức Hưng	Môn: Ngữ Văn 7 
ĐỀ A
Năm học: 2004 – 2005	Thời gian: 90’
PHẦN I : Trắc nghiệm ( 4 điểm)
	Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất.
“ Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. Ai đã nghĩ đầu tiên dùng cốm để làm quà siêu tết. Không còn gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn được nữa: màu xanh của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền”
	 ( Ngữ văn 7, tập 1 )
Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào?
A. Sài Gòn tôi yêu	C. Một thứ quà lúa non : Cốm
B. Tiếng gà trưa	D. Mùa xuân của tôi
Câu 2: Nội dung đoạn văn trên là gì?
A. sự hình thành hạt cốm	C. ca ngợi giá trị của cốm
	B. bàn về cách thưởng thức cốm	D. miêu tả cách thức làm cốm 
Câu 3: Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
A. miêu tả	C. tự sự
B. biểu cảm	D. lập luận
Câu 4: Trong đoạn văn trên người viết đã sử dụng biện pháp tu từ nào?
	A. chơi chữ	C. nhân hóa
	B. ẩn dụ	D. so sánh
Câu 5: Câu văn nào thể hiện rõ nhất những giá trị đặc sắc chứa đựng trong hạt cốm?
A. Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam.
B. Không còn gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi.
C. Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn được nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già.
 D. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền.
Câu 6: Trong câu “Hồng cốm tốt đôi”, từ hồng chỉ sự vật nào?
	A. quả hồng	C. giấy hồng
	B. tơ hồng	D. hoa hồng
Câu 7: Dòng nào dưới đây là thành ngữ
	A. xanh như ngọc thạch quý	C. đen như cột nhà cháy
	B. hồng như ngọc lựu già	D. trung thành như các việc lễ nghi
Câu 8: Trong các từ sau, từ nào không phải là từ Hán Việt?
A. trung thành 	C. lễ nghi
B. thanh khiết	D. hòa hợp
PHẦN II: TỰ LUẬN(6điểm)
Đề bài: Cảm nghĩ của em về mùa xuân.
---------------o0o-------------
TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU	ĐỀ THI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HKI :
GV ra đề: Nguyễn Đức Hưng	Môn: Ngữ Văn 7 
ĐỀ B
Năm học: 2004 – 2005	Thời gian: 90’
PHẦN I : Trắc nghiệm ( 4 điểm)
	Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất.
“ Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. Ai đã nghĩ đầu tiên dùng cốm để làm quà siêu tết. Không còn gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn được nữa: màu xanh của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền”
	 ( Ngữ văn 7, tập 1 )
Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào?
A. Sài Gòn tôi yêu	C. Một thứ quà lúa non : Cốm
B. Mùa xuân của tôi	D. Tiếng gà trưa
Câu 2: Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
A. miêu tả	C. tự sự
B. biểu cảm	D. lập luận
Câu 3: Nội dung đoạn văn trên là gì?
A. sự hình thành hạt cốm	C. ca ngợi giá trị của cốm
B. bàn về cách thưởng thức cốm	D. miêu tả cách thức làm cốm
Câu 4: Trong các từ sau, từ nào không phải là từ Hán Việt?
A. trung thành	C. lễ nghi
B. thanh khiết	D. hòa hợp
Câu 5: Câu văn nào thể hiện rõ nhất những giá trị đặc sắc chứa đựng trong hạt cốm?
A. Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam.
B. Không còn gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi.
 C. Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn được nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già.
 D. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền.
Câu 6: Trong câu “Hồng cốm tốt đôi”, từ hồng chỉ sự vật nào?
	A. quả hồng	C. giấy hồng
	B. tơ hồng	D. hoa hồng
Câu 7: Dòng nào dưới đây là thành ngữ
	A. xanh như ngọc thạch quý	C. đen như cột nhà cháy
	B. hồng như ngọc lựu già	D. trung thành như các việc lễ nghi
Câu 8: Trong đoạn văn trên người viết đã sử dụng biện pháp tu từ nào?
	A. chơi chữ	C. nhân hóa
	B. ẩn dụ	D. so sánh
PHẦN II: TỰ LUẬN(6điểm)
Đề bài: Cảm nghĩ của em về mùa xuân.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN 7
Kỳ I	Năm học : 2005-2006
PHẦN I: Trắc nghiệm ( 4đ ), mỗi câu trả lời đúng cho 0,5 điểm
Đề A:
Câu 1: C	Câu 4: D	Câu 7: C	
Câu 2: B	Câu 5: A	Câu 8: D	
Câu 3: C	Câu 6: A	
Đề B: 
Câu 1: C	Câu 4: D	
Câu 2: C	Câu 5: A	Câu 7: C	
Câu 3: B	Câu 6: A	Câu 8: D
Phần II : Tự luận : (6điểm) chung cho cả hai đề
 1. Yêu cầu chung :
- Trình bày đúng thể loại văn theo yêu cầu của đề bài 
- Diễn đạt rõ ý, hay, sáng tạo 
- Bài làm đủ ba phần ( thân bài, mở bài, kết luận )
- Viết chữ rõ ràng, sạch đẹp. 
2. Yêu cầu cụ thể
* Điểm 6 :
- Xác định đúng yêu cầu của đề bài văn biểu cảm nêu được những ý sau :
+ Mùa xuân đem lại cho mỗi người một tuổi đời. Đối với thiếu nhi mùa xuân là mùa đánh dấu sự trưởng thành.
+ Mùa xuân là mùa đâm chồi nảy lộc của thực vật, là mùa sinh sôi của muôn loài.
+ Mùa xuân là mùa mở đầu cho một năm, mở đầu cho một kế hoạch, một dự định.
- Bài viết có bố cục cân đối trọn vẹn, đủ cả ba phần, không mắc các lỗi thông thường, viết cẩn thận.
* Điểm 4 – 5 :
- Bài viết cơ bản đạt được các yêu cầu trên.
- Bố cục khá cân đối rõ ràng.
- Diễn đạt lưu loát, có hình ảnh.
- Sai không quá 5 lỗi các loại.
* Điểm 3 :
- Biết viết một bài văn biểu cảm, đạt 1/2 yêu cầu.
- Biết viết trọn vẹn, diễn đạt rõ ý, có thể có ý còn sơ lược.
- Sai không quá 8 lỗi các loại.
* Điểm 1 – 2 :
- Chưa nắm vững kĩ năng và bố cục bài biểu cảm, bố cục chưa trọn vẹn, sơ sài.
- Diễn đạt còn hạn chế.
- Sai trên 10 lỗi dùng từ, diễn đạt.
* Điểm 0 : Viết chuỗi câu vô nghĩa, lạc đề, bỏ giấy trắng hoặc sao chép nguyên văn.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_kiem_tra_chat_luong_mon_ngu_van_lop_7_hoc_ky_i_nguyen.doc