Đề thi kiểm tra chất lượng học kỳ II môn Sinh học Lớp 8 - Dương Thị Hoa (Có đáp án)

Đề thi kiểm tra chất lượng học kỳ II môn Sinh học Lớp 8 - Dương Thị Hoa (Có đáp án)

A.TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (4 điểm

 Câu 1: Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất: (0,5 điểm)

1. Tạo giống mới 5. Nuôi thích nghi giống nhập nội

2. Cải tạo giống địa phương 6. Ứng dụng công nghệ sinh học trong công tác giống

3. Tạo giống ưu thế lai 7. Ứng dụng công nghệ vi sinh học trong công tác giống

4. Tạo giống đa bội thể

 Câu 2: (1,5 điểm)

 Sắp xếp các mối quan hệ giữa các sinh vật khác loài tương ứng với từng mối quan hệ:

Các mối quan hệ loài Các quan hệ giữa các sinh vật

1. Cộng sinh

2. Hội sinh

3. Cạnh tranh

4. Ký sinh

5. Sinh vật ăn sinh vật khác a. Giun đũa sống trong ruột người

b. Vi khuẩn sống trong nốt sần rễ cây họ đậu

c. Cây nắp ấm bắt côn trùng

d. Cá ép bám vào rùa biển để được đưa đi xa

e. Trong một ruộng lúa, khi cỏ dại phát triển, năng suất giảm.

 

doc 3 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 326Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi kiểm tra chất lượng học kỳ II môn Sinh học Lớp 8 - Dương Thị Hoa (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU 	 	ĐỀ THI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HKIi:
Giáo viên: Dương Thị Hoa	Môn : Sinh 8
NẶM HỌC 2005- 2006	Thời gian : 45’
A.TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (4 điểm
	Câu 1: Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất: (0,5 điểm)
1. Tạo giống mới	5. Nuôi thích nghi giống nhập nội
2. Cải tạo giống địa phương	6. Ứng dụng công nghệ sinh học trong công tác giống
3. Tạo giống ưu thế lai	7. Ứng dụng công nghệ vi sinh học trong công tác giống
4. Tạo giống đa bội thể
	Câu 2: (1,5 điểm)
	Sắp xếp các mối quan hệ giữa các sinh vật khác loài tương ứng với từng mối quan hệ:
Các mối quan hệ loài
Các quan hệ giữa các sinh vật
1. Cộng sinh
2. Hội sinh
3. Cạnh tranh
4. Ký sinh
5. Sinh vật ăn sinh vật khác
a. Giun đũa sống trong ruột người
b. Vi khuẩn sống trong nốt sần rễ cây họ đậu
c. Cây nắp ấm bắt côn trùng
d. Cá ép bám vào rùa biển để được đưa đi xa
e. Trong một ruộng lúa, khi cỏ dại phát triển, năng suất giảm.
	Kết quả: 1/ ; 2/.. ; 3/ .. ; 4/. ; 5/..
	Câu 3: (1,25 điểm)
	Tìm các cụm từ phù hợp điền vào chỗ trống để hoàn thiện các câu sau:
	Trong tự nhiên, thường không có sinh vật nào sống  với các sinh vật khác. Thông qua các mối quan hệ .. và  các sinh vật luôn . Hoặc  lẫn nhau.
B/ PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)
	Câu 1: (2 điểm)
	Cho các chuỗi thức ăn sau:
	1/ Thực vật -> Thỏ -> Cáo -> Vi sinh vật
	2/ Thực vật -> Thỏ -> Cú -> Vi sinh vật
	3/ Thực vật -> Chuột -> Cú -> Vi sinh vật
	4/ Thực vật -> Sâu hại thực vật -> Ếch nhái -> Rắn -> Vi sinh vật
	5/ Thực vật -> Sâu hại thực vật -> Ếch nhái -> Rắn -> Cú -> Vi sinh vật
	a. Xây dựng lưới thức ăn.
	b. Chỉ ra mắc lưới chung nhất của lưới thức ăn.
	Câu 2: (5 điểm)
	Trình bày những hoạt động tích cực và tiêu cực của con người đối với môi trường.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:
A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Câu 1 - b
Câu 2 : (mỗi ý đúng 0,25 điểm)
	Kết quả: 1 - b ; 2 - d ; 3 - e ; 4 - c ; 5 - a
Câu 3: (mỗi ý đúng được 0,25 điểm)
Kết quả: Tách biệt ; cùng loài ; khác loài ; hỗ trợ ; cạnh tranh
B/ PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)
	a. Lưới tứhc ăn: (1,25 điểm)
	Mỗi ý đúng trong lưới tứhc ăn được 0,125 điểm) (đúng 10 ý được điểm tối đa)
	Thỏ	Cáo	
	Thực vật	Chuột	Cú	Vi sinh vật
	Sâu hại thực vật	Ếch nhái	Rắn
	b. Mắc xích chung nhất là Cú: (0,75đ)
	Câu 2: (5 Điểm)
	1. Tác động tiêu cực:
	a. Tác động tiêu cực đến môi trường sinh vật
	- Đốt rừng làm nương rẫy, làm bãi chăn thả gia súc
	- Chặt phá rừng lấy gỗ
	- Khai thạc khoáng sản
	- Đô thị hoá
	- Chiến tranh tàn phá.
	* Hậu quả: Rừng bị thu hẹp, lượng hữu cơ và oxi trong không khí giảm rõ rệt ; hạn hán, lũ lụt ngày càng thường xuyên và gây tác hại nghiêm trọng, đất trồng bị xói mòn và bị sa mạc hoá, khí hậu ngày một xấu đi.
	b. Tác động tiêu cực đến môi trường đất:
	- Đất trồng ngày càng bị thu hẹp do dân số tăng nhanh
	- Đất càng bạc màu, xói mòn  trở thành đất hoang, đồi trọc.
	c. Tác động tiêu cực đến môi trường nước:
	- Nguồn nước ngọt đặc biệt là nước sạch ngày càng một hiếm.
	- Nước trong đất, trong các hồ, ao, sông ngòi, thậm chí cả nước biển cũng bị ô nhiễm.
	d. Tác động tiêu cực đến môi trường không khí:
	- Chủ yếu do hoạt động công nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hoá thạch, hoạt động của các phương tiện giao thông.
	* Hậu quả"
	- Không khí bị ô nhiễm do quá nhiều bụi than, khói, các khí độc như: CO, CO2, SO2..
	- Môi trường sống bị ô nhiễm nặng ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của con người và đời sống của mọi loài sinh vật.
	- Tài nguyên cạn kiệt dần.
	2. Tác động tích cực:
	- Bảo vệ các loài sinh vật
	- Kiểm soát và giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm.
	- Trồng cây, gây rừng, bảo vệ rừng già, rừng đầu nguồn.
	- Khai thác hợp lý, tiết kiệm các nguồn tài nguyên.
	- Cải tạo nhiều giống cây trồng vật nuôi có năng suất cao

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_kiem_tra_chat_luong_hoc_ky_ii_mon_sinh_hoc_lop_8_duon.doc