Đề thi khảo sát lần 2 – Văn 7 - Trường THCS Lý Tự Trọng

Đề thi khảo sát lần 2 – Văn 7 - Trường THCS Lý Tự Trọng

I Phần trắc nghiệm :Em hãy trả lời các câu hỏi sau bằng cách ghi ra giấy thi chữ cái A, B, C hoặc D ở đầu phương án mà em cho là đúng nhất.

 Câu 1: Để chứng minh sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng Việt, trong bài văn của mình, Đặng Thai Mai đã sử dụng kiểu lập luận gì?

A. Chứng minh B. Giải thích .

C. Kết hợp chứng minh, giải thích và bình luận vấn đề

D. kết hợp phân tích và chứng minh vấn đề

Câu 2: Có mấy cách để chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động?

A.Một B.Hai C.Ba D.Bốn

Câu 3 :Tách trạng ngữ thành câu riêng, người nói , người viết nhằm mục đích gì?

A .Làm cho câu ngắn gọn hơn.

B .Để nhấn mạnh , chuyển ý hoặc thể hiện nhừng cảm xúc nhất định.

C .Làm cho nòng cốt câu được chặt chẽ. D. Làm cho nội dung của câu dễ hiểu hơn .

Câu 4 : Ở vị trí nào trong câu thì trạng ngữ có thể tách thành câu riêng để đạt những mục đích tu từ nhất định ?

A. Đầu câu B .Giữa chủ ngữ và vị ngữ C .Cuối câu D. Đầu câu và cuối câu

 

doc 2 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 537Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát lần 2 – Văn 7 - Trường THCS Lý Tự Trọng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng gd-đt bình xuyên
Trường THCS Lý Tự Trọng
đề Thi khảo sát lần 2 – tháng 03.2009
Môn: văn 7
(Thời gian làm bài 45 phút)
I Phần trắc nghiệm :Em hãy trả lời các câu hỏi sau bằng cách ghi ra giấy thi chữ cái A, B, C hoặc D ở đầu phương án mà em cho là đúng nhất.
 Câu 1: Để chứng minh sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng Việt, trong bài văn của mình, Đặng Thai Mai đã sử dụng kiểu lập luận gì?
A. Chứng minh	B. Giải thích .	
C. Kết hợp chứng minh, giải thích và bình luận vấn đề
D. kết hợp phân tích và chứng minh vấn đề
Câu 2: Có mấy cách để chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động?
A.Một	B.Hai	C.Ba	D.Bốn
Câu 3 :Tách trạng ngữ thành câu riêng, người nói , người viết nhằm mục đích gì?
A .Làm cho câu ngắn gọn hơn.
B .Để nhấn mạnh , chuyển ý hoặc thể hiện nhừng cảm xúc nhất định.
C .Làm cho nòng cốt câu được chặt chẽ.	D. Làm cho nội dung của câu dễ hiểu hơn .
Câu 4 : ở vị trí nào trong câu thì trạng ngữ có thể tách thành câu riêng để đạt những mục đích tu từ nhất định ?
A. Đầu câu 	B .Giữa chủ ngữ và vị ngữ	C .Cuối câu 	D. Đầu câu và cuối câu 
Câu 5 :Trong các câu sau , câu nào là câu chủ động?
A. Nhà Vua truyền ngôi cho cậu bé .	B. Lan được mẹ tặng chiếc cặp sách mới .
C. Thuyền bị gió làm lật.	D. Ngôi nhà đã bị ai đó phá .
Câu 6 : Trong các câu sau , câu nào là câu bị động? 
A. Mẹ đang nấu cơm . 	B. Lan được thầy giáo khen . 
C. Trời mưa to. 	D. Trăng tròn .
Câu 7 : Khi đưa dẫn chứng trong bài văn chứng minh, Theo em thao tác nào không cần thiết phải thực hiện.?
A. Giải thích .	B .Phân tích .	
C. Đánh giá dẫn chứng đúng hay sai	 D. Bình luận .
Câu 8 :Những lĩnh vực nào cần sử dụng thao tác giải thích ?
A. Chỉ trong văn nghị luận 	B. Chỉ trong tất cả các lĩnh vực.
C .Chỉ trong nghiên cứu khoa học.	D. Chỉ trong đời sống hàng ngày.
II Phần tự luận
Câu 1: Đặt 1 câu chủ động sau đó chuyển thành câu bị động theo các cách đã học.
Câu 2: Hiện nay có nhiều bạn chưa chú ý đến việc học tập. Em hãy viết một bài văn ngắn chứng minh rằng việc học là quan trọng đối với mỗi con người.
------------------------------------------------------------
Phòng gd-đt bình xuyên
Trường THCS Lý Tự Trọng
đáp án khảo sát lần 2 – tháng 03.2009
Môn: văn 7
(Thời gian làm bài 45 phút)
I Phần trắc nghiệm mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm
Câu 1:C 
Câu 2 :B 
Câu 3 :B
Câu 4 :C 
Câu 5 :A
Câu 6 :B
Câu 7 :C 
Câu 8 :B
II Phần tự luận (8 điểm) 
Câu 1 (2.0 điểm): 
Câu 2 (5 điểm) 
Bài văn đảm bảo được yêu cầu sau:
	+Mở bài: Nêu luận điểm: Việc học là quan trọng đối với con người
	+Thân bài:	
	-Giải thích thế nào là học tập
	-Chứng minh việc học là quan trọng
	Học tập sẽ cung cấp cho ta nhiều kiến thức bổ ích, mở rộng tầm hiểu biết với thế giới khách quan. VD: 
	*Học tập ở trường qua các môn học -> hiểu biết được nhiều điều bổ ích trong cuộc sống.	
	*Học ở bạn bè cách giao tiếp ứng xử.
	-Nếu không học sẽ trở thành con người kém hiểu biết.
	+Kết bài: Khẳng định việc học là quan trọng.

Tài liệu đính kèm:

  • docde kiem tra mon ngu van7.doc