PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)
Em hãy trả lời các câu hỏi sau bằng cách ghi ra giấy thi chữ cái A, B, C hoặc D ở đầu phương án mà em cho là đúng nhất.( từ câu 1 đến câu 4).
Câu 1. Dòng nào ghi tên các văn bản không thuộc cùng một giai đoạn văn học:
A. Nhớ rừng, Ông đồ, Khi con tu hú. B. Nhớ rừng, Khi con tu hú, Quê hương.
C.Khi con tu hú, Quê hương, Ông đồ. D. Ông đồ, Quê hương, Nước Đại Việt ta.
Câu 2. Nhận định nào nói đúng nhất hình ảnh Bác Hồ hiện lên qua bài thơ Ngắm trăng:
A.Một con người có khả năng nhìn xa, trông rộng B.Một con người có bản lĩnh cách mạng kiên cường.
C.Một con người yêu thiên nhiên và luôn lạc quan. D. Một con người giàu lòng yêu thương.
Câu 3. Giá trị nội dung chung của 3 văn bản “ Chiếu dời đô”, “ Hịch tướng sĩ”, “ Nước Đại Việt ta” là gì:
A.Lòng căm thù giặc C. Tinh thần nhân đạo B.Tinh thần yêu nước D. Tình yêu thiên nhiên
Phòng gd-đt bình xuyên Trường THCS Lý Tự Trọng đề Thi khảo sát lần 2 – tháng 03.2009 Môn: văn 8 (Thời gian làm bài 45 phút) Phần I. Trắc nghiệm (2 điểm) Em hãy trả lời các câu hỏi sau bằng cách ghi ra giấy thi chữ cái A, B, C hoặc D ở đầu phương án mà em cho là đúng nhất.( từ câu 1 đến câu 4). Câu 1. Dòng nào ghi tên các văn bản không thuộc cùng một giai đoạn văn học: Nhớ rừng, Ông đồ, Khi con tu hú. B. Nhớ rừng, Khi con tu hú, Quê hương. C.Khi con tu hú, Quê hương, Ông đồ. D. Ông đồ, Quê hương, Nước Đại Việt ta. Câu 2. Nhận định nào nói đúng nhất hình ảnh Bác Hồ hiện lên qua bài thơ Ngắm trăng: A.Một con người có khả năng nhìn xa, trông rộng B.Một con người có bản lĩnh cách mạng kiên cường. C.Một con người yêu thiên nhiên và luôn lạc quan. D. Một con người giàu lòng yêu thương. Câu 3. Giá trị nội dung chung của 3 văn bản “ Chiếu dời đô”, “ Hịch tướng sĩ”, “ Nước Đại Việt ta” là gì: A.Lòng căm thù giặc C. Tinh thần nhân đạo B.Tinh thần yêu nước D. Tình yêu thiên nhiên Câu 4. Luận điểm là gì: A. Là lý lẽ, dẫn chứng nêu ra trong bài văn nghị luận. B. Là vấn đề được đưa ra giải quyết trong bài văn nghị luận. C. Là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương cơ bản mà người viết ( nói) nêu ra trong bài văn nghị luận. D. Là cách trình bày luận cứ trong bài văn nghị luận. Câu 5. Nối mỗi câu ở cột A với kiểu câu tương ứng ở cột B. A B 1- Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi! a-Câu cầu khiến 2- Thời oanh liệt nay còn đâu? b-Câu cảm thán 3- U cớ ăn đi, u cứ ăn hết bát khoai ấy đi! c-Câu nghi vấn 4- Ta viết bài hịch này để các ngươi biết bụng ta. d-Câu trần thuật Phần II. Tự luận Câu 1. (2 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết Một người như thế ấy!...Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!... Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên luỵ đến hàng xóm, láng giềng Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn ( Nam Cao - Lão Hạc) Xét các hành động nói được gạch chân: - Hành động nói nào được thực hiện theo cách trực tiếp? Giải thích rõ. - Hành động nói nào được thực hiện theo cách gián tiếp? Giải thích rõ . Câu 2. (5 điểm) Trình bày cảm nghĩ của em về đoạn thơ sau: “ Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá. Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang. Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng, Rướn thân trắng bao la thâu góp gió” ( Tế Hanh- Quê hương) -------------------------------------------------------------------------- Phòng gd-đt bình xuyên Trường THCS Lý Tự Trọng đáp án khảo sát lần 2 – tháng 03.2009 Môn: văn 8 (Thời gian làm bài 45 phút) đáp án, thang điểm Phần I. Trắc nghiệm. (mỗi câu đúng cho 0,25 điểm) Câu 1. D Câu 2. C Câu 3. B Câu 4. C Câu 5( 1 điểm)( Xác định đúng mỗi câu cho 0,25 điểm) . 1-b 2-c 3-a 4-d Phần II. Tự luận. Câu 1. ( 3 điểm) Hành động nói 1 : + Là hành động nói trực tiếp ( 0,5 điểm) +Vì hành động nói bộc lộ cảm xúc được thực hiện bằng câu cảm thán.( 0,5 điểm). - Hành động nói 2 : + Là hành động nói trực tiếp ( 0,5 điểm) +Vì hành động nói trình bày được thực hiện bằng câu trần thuật .( 0,5 điểm). - Hành động nói 3: + Là hành động nói gián tiếp ( 0,5 điểm) +Vì hành động nói bộc lộ cảm xúc được thực hiện bằng câu nghi vấn.( 0,5 điểm). Câu 2. ( 5 Điểm). Yêu cầu viết bài văn trình bày cảm nhận về đoạn thơ trên 2 mặt nội dung và nghệ thuật. Các yêu cầu cơ bản : * Về nội dung: Đoạn thơ miêu tả cảnh dân làng ra khơi đánh cá và tình cảm quê hương trong sáng tha thiết của nhà thơ. Cảnh ra khơi đánh cá là một bức tranh tươi sáng sống động và khoẻ khoắn ( qua các hình ảnh, không gian và thời gian, con người, chiếc thuyền, cánh buồm). Cần phân tích, bình giá các từ ngữ, hình ảnh mang tính đặc tả, đặc biệt là phép so sánh nhân hoá trong các câu thơ. Tình cảm của tác giả đầy tràn trong đoạn thơ. Đó là tình cảm mộc mạc, nồng hậu, sâu sắc, thể hiện qua nỗi nhớ quê hương: Nhớ cảnh, nhớ người, nhớ những sự vật, sự việc thân thuộc, những sự vật sự việc đã trở thành biểu tượng, hồn vía, hồn cốt quê hương. *Về kỹ năng: Bài viết có 3 phần: Mở bài, thân bài, kết luận. Diễn đạt trong sáng lưu loát, viết câu dựng đoạn hợp lý, không sai chính tả, ngữ pháp.
Tài liệu đính kèm: