Đề thi khảo sát chất lượng môn: Ngữ Văn 8

Đề thi khảo sát chất lượng môn: Ngữ Văn 8

A. Phần trắc nghiệm: (2,0 điểm).

 I. Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.

 “ Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến”.

 (Ngữ văn 7 - Tập 2)

1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào?

A. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

B. Đức tính giản dị của Bác Hồ.

C. Sự giàu đẹp của tiếng Việt.

D. Ý nghĩa văn chương.

2. Đoạn văn trên có mấy câu rút gọn?

A. 1 câu.

B. 2 câu.

C. 3 câu.

D. 4. câu.

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 639Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát chất lượng môn: Ngữ Văn 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: ................................ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
Lớp: 8 	 MÔN: Ngữ văn 
 Thời gian: 90 phút.
Điểm
Lời phê của giáo viên
A. Phần trắc nghiệm: (2,0 điểm).
 I. Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.
 “ Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến”. 
	(Ngữ văn 7 - Tập 2)
Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào?
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
Đức tính giản dị của Bác Hồ.
Sự giàu đẹp của tiếng Việt.
Ý nghĩa văn chương.
Đoạn văn trên có mấy câu rút gọn?
 1 câu.
 2 câu.
 3 câu.
 4. câu.
Trong câu “Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.” Tác giả sử dụng phép tu từ nào?
Nhân hóa.
Tăng cấp.
Tương phản.
Liệt kê.
Tác giả của đoạn văn trên là ai?
Hoài Thanh.
Phạm Văn Đồng.
Hồ Chí Minh.
Đặng Thai Mai.
Câu: “Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.” Thuộc kiểu câu gì?
Câu đặc biệt.
Câu chủ động.
Câu bị động.
Câu rút gọn.
Nhận xét nào đúng với hai câu văn “Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.”?
Là hai câu chủ động.
Là hai câu bị động.
Là hai câu ghép chính phụ.
Là hai câu đặc biệt.
Đoạn văn trên chủ yếu được viết theo kiểu nghị luận nào?
Nghị luận chứng minh.
Nghị luận giải thích.
Nghị luận bình luận.
Nghị luận phân tích.
B. Phần tự tuận: (8,0 điểm)
Câu 1: Thế nào là văn nghị luận? Bố cục của bài văn nghị luận? (2điểm)
Câu 2: “Thiên nhiên là người bạn tốt”. Em hãy chứng minh nhận định trên. (6điểm).
ĐÁP ÁN & THANG ĐIỂM 
MÔN NGỮ VĂN 8
PHẦN TRẮC NGHIỆM: (2,0 điểm). Mỗi câu đúng 0,25 điểm. 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
A
C
D
C
B
B
D
A
PHẦN TỰ LUẬN : (8,0 điểm). 
Câu 1: (2 điểm)
	Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó. Muốn thế, văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lý lẽ, dẫn chứng thuyết phục.
	Bố cục: Gồm 3 phần
	Mở bài: Nêu vấn đề.
	Thân bài: Trình bày nội dung chủ yếu của bài.
	Kết bài: Nêu kết luân nhằm khẳng định tư tưởng, thái độ, quan điểm của bài.
Câu 2: (6 điểm)
	a. Mở bài: (1,5 điểm).
Dẫn dắt vấn đề: Con người luôn sống hòa hợp với thiên nhiên vì thế thiên nhiên là người bạn tốt của con người. 
	b. Thân bài: (4 điểm)
Giải thích: Thiên nhiên là gì? (là tất cả những gì xung quanh con người, không do con người tạo ra). (0,5 điểm).
Chứng minh:	(3,5 điểm)
* Thiên nhiên là nguồn sống vô tận của con người:
+ Thiên nhiên cung cấp thịt, cá, nhà ở, khí trời
+ Dòng sông suối là nguồn thủy sản.
+ Rừng là nguồn lâm sản, lá phổi khổng lồ của con người.
	* Thiên nhiên là nguồn sức khỏe, nguồn vui:
	+ Không khí trong lành giúp con người tạo niềm vui, phục hồi sức khỏe.
	+ Cảm đẹp thiên nhiên làm cho tâm hồn thư thái, vui tươi
Thiên nhiên là nguồn sáng tạo nghệ thuật.
+ Vẻ đẹp của thiên nhiên là cảm xúc của nghệ sĩ tạo nên thơ ca, nhạc họa.
	c. Kết bài: (1,5 điểm).
	- Khẳng định lợi ích của thiên nhiên.
	- Bổn phận của chúng ta về vấn đề bảo vệ thiên nhiên
	- Liên hệ bản thân.
	Ngày 10 tháng 09 năm 2010
	Người ra đề
	 Trần Hồng Linh
Họ và tên: ................................ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
Lớp: 8 	 MÔN: Ngữ văn 
 Thời gian: 90 phút.
Điểm
Lời phê của giáo viên
A. Phần trắc nghiệm: (2,0 điểm).
 I. Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.
 “ Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến”. 
	(Ngữ văn 7 - Tập 2)
1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào?
	A. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.	B. Đức tính giản dị của Bác Hồ.
	C. Ý nghĩa văn chương.	D. Sự giàu đẹp của tiếng Việt.
2. Đoạn văn trên có mấy câu rút gọn?
	A. 1 câu.	B. 2 câu.
	C. 3 câu.	D. 4. câu.
3. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
	A. Miêu tả.	B. Tự sự.	
	C. Biểu cảm.	D. Nghị luận.
4. Tác giả của đoạn văn trên là ai?
	A. Hoài Thanh.	B. Phạm Văn Đồng.
	C. Hồ Chí Minh.	D. Đặng Thai Mai.
5. Nối tên tác giả sao cho đúng với tên tác phẩm?
1. Hồ Chí Minh
1- ....
a. Ý nghĩa văn chương
2. Đặng Thai Mai
2- ....
b. Đức tính giản dị của Bác Hồ
3. Phạm Văn Đồng
3- ....
c. Sự giàu đẹp của tiếng Việt
4. Hoài Thanh
4- ....
d. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
5. Phạm Duy Tốn
5- ....
e. 
B. Phần tự tuận: (8,0 điểm)
Câu 1: Bố cục của bài văn nghị luận gồm mấy phần? Nội dung từng phần? (2điểm)
Câu 2: Hãy chứng minh câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”. (6điểm).
ĐÁP ÁN & THANG ĐIỂM 
MÔN NGỮ VĂN 8
I.PHẦN TRẮC NGHIỆM: (2,0 điểm). Mỗi câu đúng 0,25 điểm. 
Câu
1
2
3
4
5
Đáp án
A
C
D
C
1 – d; 2 – c; 3 – b; 4 – a.
II.PHẦN TỰ LUẬN : (8,0 điểm). 
Câu 1
- Bố cục: Gồm 3 phần:
+ Mở bài: Nêu vấn đề.
+ Thân bài: Trình bày nội dung chủ yếu của bài.
+ Kết bài: Nêu kết luân nhằm khẳng định tư tưởng, thái độ, quan điểm của bài.
0,5 đ.
0,5 đ.
0,5 đ.
0,5 đ.
Câu 2
a. Mở bài: Nêu vấn đề tinh thần thương yêu đùm bọc lẫn nhau của người Việt Nam. 
b. Thân bài: Diễn giải ý nghĩa của câu tục ngữ.
- Nghĩa đen: Chiếc lá lành bao bọc bên ngoài chiếc lá rách để dùng vào việc có ích.
- Nghĩa bóng: Sự yêu thương đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau.
 Chứng minh: - Trong xã hội.
 - Trong gia đình.
 - Ngoài xã hội.
c. Kết bài: - Khẳng định truyền thống thương yêu của người dân Việt Nam.
(0,5 đ).
(1 đ).
(1 đ).
(1 đ).
(1 đ).
(1 đ).
(0,5 đ).
 ( Dựa vào bài làm của học sinh để giáo viên cho điểm hợp lý).
	Ngày 10 tháng 09 năm 2011
	Người ra đề
	 Trần Hồng Linh

Tài liệu đính kèm:

  • docde kscl ngu van 8.doc