I- Phần trắc nghiệm: (3,0 điểm).
(Trả lời các câu hỏi từ 1 đến 11 bằng cách khoanh tròn vào 1 chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất).
1. Những nhận xét nào sau đây đúng với nhà văn Nguyên Hồng?
A- Nhà văn của phụ nữ và trẻ em.
B- Nhà văn của những người nông dân bị áp bức.
C- Nhà văn của trí thức nghèo.
D- Nhà văn của những người cùng khổ.
2. Thế nào là tóm tắt tác phẩm tự sự ?
A- Ghi lại đầy đủ, chi tiết toàn bộ nội dung tác phẩm.
B- Ghi lại 1 cách trung thành, chính xác những nội dung chính của TP.
C- Kể lại 1 cách sáng tạo nội dung TP.
D- Phân tích nội dung ý nghĩa của TP đó.
3. Các văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh, “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng rất khó tóm tắt vì sao?
A- Vì 2 văn bản này rất dài.
B- Vì 2 văn bản có nội dung rất dài, có nhân vật phức tạp.
C- Vì 2 văn bản thiếu mạch lạc.
D- Vì 2 văn bản thiên về cảm xúc, tâm trạng, ít kể việc, hành động.
4. “Chao ôi!” thuộc từ loại gì?
A- Thán từ. C.Tình thái từ.
B.Trợ từ. D.Không phải 3 từ loại trên
Phòng GD & ĐT Hà Trung Đề thi Khảo sát chất lượng giữa kỳ i Trường THCS Hà Thái Năm học: 2009-2010 Môn: Ngữ Văn 8 Thời gian : 60 phút Họ và tên......................................... Lớp:...................SBD:...................... Giám thị1....................... Giám thị 2...................... Số phách : Điểm bằng số:....................... Điểm bằng chữ:..................... Giám khảo 1............................. Giám khảo 2............................. Số phách : I- Phần trắc nghiệm: (3,0 điểm). (Trả lời các câu hỏi từ 1 đến 11 bằng cách khoanh tròn vào 1 chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất). 1. Những nhận xét nào sau đây đúng với nhà văn Nguyên Hồng? Nhà văn của phụ nữ và trẻ em. Nhà văn của những người nông dân bị áp bức. Nhà văn của trí thức nghèo. Nhà văn của những người cùng khổ. 2. Thế nào là tóm tắt tác phẩm tự sự ? Ghi lại đầy đủ, chi tiết toàn bộ nội dung tác phẩm. Ghi lại 1 cách trung thành, chính xác những nội dung chính của TP. Kể lại 1 cách sáng tạo nội dung TP. Phân tích nội dung ý nghĩa của TP đó. 3. Các văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh, “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng rất khó tóm tắt vì sao? Vì 2 văn bản này rất dài. Vì 2 văn bản có nội dung rất dài, có nhân vật phức tạp. Vì 2 văn bản thiếu mạch lạc. Vì 2 văn bản thiên về cảm xúc, tâm trạng, ít kể việc, hành động. 4. “Chao ôi!” thuộc từ loại gì? Thán từ. C.Tình thái từ. B.Trợ từ. D.Không phải 3 từ loại trên 5.Trong các nhóm từ sau đây, nhóm từ nào thuộc trường từ vựng nói về những người xung quanh? A.Tìm, hiểu, thấy. C. Gàn dở, ngu ngốc, bần tiện. B.Ta, người, họ. D.Lo lắng, buồn đau, ích kỷ. 6- Trong 3 câu sau đây câu nào là câu ghép? Vợ tôi không ác, nhưng Thị khổ quá rồi. Một người đau chân có khi nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến người khác đâu. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỷ che lấp mất. 7. Từ nào là từ tượng hình trong các từ sau : A. Hu hu. B. Ư ử. C. Xộc xệch. D. Ha hả. 8. Từ ngữ địa phương là gì ? A. Là từ ngữ được sử dụng phổ biến trong toàn dân. B. Là từ ngữ chỉ được sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định. C. Là từ ngữ được sử dụng ở một số dân tộc thiểu số phía Bắc. D. Là từ ngữ được sử dụng ở một số dân tộc thiểu số phía Nam. 9. Câu nào dưới đây sử dụng cách nói giảm, nói tránh ? A. Dạo này trông anh không được hồng hào lắm ! B. Nó đang ngủ ngon lành thật ! C. Dạo này nó lười học quá ! D. Cô ấy xinh quá nhỉ ! 10. Câu ca dao nào dưới đây sử dụng biện pháp nói quá ? A. Chẳng tham nhà ngói ba toà Tham vì một nỗi mẹ cha hiền lành. B. Làm trai cho đáng nên trai Khom lưng gánh đỡ những hai hạt vừng. C. Hỡi cô tát nước bên đàng Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi. D. Miệng cười như thể hoa ngâu Cái khăn đội đầu như thể hoa sen. 11. Câu nào dưới đây không sử dụng tình thái từ ? A. Những tên khổng lồ nào cơ ? B. Tôi đã chẳng bảo ngài cẩn thận đấy ư ? C. Giúp tôi với, lạy Chúa ! D. Nếu vậy, tôi chẳng biết trả lời ra sao. 12. Điền từ nghĩa rộng vào sơ đồ sau : Điêu khắc Hội hoạ Âm nhạc II- Phần tự luận: (7,0 điểm). Câu 1: (2đ) Viết văn bản tóm tắt đoạn trích truyện “Cô bé bán diêm” của An-đéc-xen trong khoảng năm đến bảy câu văn. Câu 2: (5đ) Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật chị Dậu qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” – trích tiểu thuyết “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố. Phòng GD & ĐT Hà Trung HƯỚNG DẪN CHẤM Khảo sát chất lượng giữa kỳ i Trường THCS Hà Thái Năm học: 2009-2010 Môn: Ngữ Văn 8 Thời gian : 60 phút I. Phần trắc nghiệm (3 điểm, 6 câu, mỗi câu 0,5điểm): Câu 1 2 3 4 5 6 Kết quả A B D A B A II. Phần tự luận: (7.0 điểm) Câu 1: Viết được văn bản tóm tắt truyện “Cô bé bán diêm” trong khoảng bảy đến mười câu văn. (2đ) -Hoàn cảnh: cô bé lang thang bán diêm trong đêm giao thừa, cô đói, rét giữa đường phố.( 0.5đ) -Cô bé quẹt diêm để sưởi và mộng tưởng: năm lần cô bé quẹt diêm và mộng tưởng rồi lại trở về thực tại (kể ngắn gọn các mộng tưởng và thực tại ấy) (1đ) -Cô bé chết trong sự đói rét và trước sự ghẻ lạnh của người đời. (0.5đ) Câu 2:HS viết được bài văn biểu cảm thể hiện sự cảm nhận và tình cảm của mình về vẻ đẹp của chị Dậu. Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, khuyến khích sự sáng tạo trong cách thể hiện, miễn là có đủ các ý sau: -Yêu thương chồng con, hết lòng vì chồng: lý lẽ, dẫn chứng và biểu cảm (0.5đ) -Khôn khéo, mềm mỏng khi đối mặt với bọn tay sai hung hãn: dẫn chứng, lý lẽ (0.5đ) -Sức sống bất diệt và sức phản kháng mạnh mẽ trước sự áp bức, đè nén: khi không còn lối thoát, bị đầy đoạ khốn cùng, dồn vào chân tường chị đã vùng lên mạnh mẽ, quật ngã hai tên tay sai bất nhân: lý lẽ, dẫn chứng, biểu cảm. (3đ). -Đánh giá các phẩm chất của Chị Dậu: đó là vẻ đẹp tuyệt vời của một người phụ nữ nông dân khốn khổ. Chị đại diện cho người phụ nữ VN vừa hiền thảo lại vừa mạnh mẽ, bất khuất. Qua đây tác giả khái quát thành những quy luật đấu tranh XH và thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc. Đánh giá tài năng nghệ thuật: dùng ngôn ngữ đối thoại, ngôn ngữ miêu tả hành động để làm rõ bản chất nhân vật. (1đ). ( Tuỳ mức độ thiếu sót nội dung và sai sót trong cách trình bày, diễn đạt mà GV linh hoạt trừ điểm. Khuyến khích HS biết liên hệ mở rộng.)
Tài liệu đính kèm: