Đề thi học sinh giỏi thí nghiệm thực hành Vật lí Lớp 8

Đề thi học sinh giỏi thí nghiệm thực hành Vật lí Lớp 8

A- Lý thuyết:

 1/- Khối lượng riêng: Định nghĩa, công thức, đơn vị. Áp dụng: Hai thỏi kim loại có khối lượng bằng nhau, một bằng đồng, một bằng sắt. Thỏi nào có thể tích lớn hơn ? Biết khối lượng riêng của đồng lớn hơn sắt.

 2/- Thể tích của một quả cầu bằng đồng là 2,5 dm3 , khối lượng của nó là 9 kg. Quả cầu nầy rỗng hay đặc ? Biết khối lượng riêng của đồng là 8,9 g/cm3.

 3/- Quả cầu mẫu 1 kg đặt tại Viện đo lường Quốc tế là một khối hình trụ đáy tròn có đường kính 39 mm, cao 39 mm. Tính khối lượng riêng của chất dùng làm quả cầu nầy.

 4/- Cho: 1 bình chia độ dùng để đo thể tích, 1 cân và hộp quả cân, 1 bình nước, 1 quả trứng, 1 gói muối khô, 1 que nhỏ. Trình bày 2 cách xác định khối lượng riêng của quả trứng.

 5/- Một hợp kim gồm 60% nhôm và 40% manhê, các tỉ lệ nầy tính theo khối lượng. Tìm khối lượng của hợp kim theo đơn vị kg/m3. Biết khối lượng riêng của nhôm là 2,7 g/cm3 , của manhê là 1,74 g/cm3.

 6/- Một bình chia độ chứa 100 ml nước, mực nước không sát miệng bình. Thả một cục nước đá vào bình thì mực nước dâng lên vạch 120 ml. Lấy một que nhỏ, không hút nước nhận chìm hoàn toàn cục nước đá thì mực nước ngang vạch 125 ml. Tính khối lượng riêng của nước đá.

 

doc 9 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 1456Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi thí nghiệm thực hành Vật lí Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các đề thi Thí nghiệm Thực hành
I- KHỐI LƯỢNG RIÊNG:(Tỉnh: 97,2003 - TP: 98, 2001 )
A- Lý thuyết:
	1/- Khối lượng riêng: Định nghĩa, công thức, đơn vị. Áp dụng: Hai thỏi kim loại có khối lượng bằng nhau, một bằng đồng, một bằng sắt. Thỏi nào có thể tích lớn hơn ? Biết khối lượng riêng của đồng lớn hơn sắt.
	2/- Thể tích của một quả cầu bằng đồng là 2,5 dm3 , khối lượng của nó là 9 kg. Quả cầu nầy rỗng hay đặc ? Biết khối lượng riêng của đồng là 8,9 g/cm3.
	3/- Quả cầu mẫu 1 kg đặt tại Viện đo lường Quốc tế là một khối hình trụ đáy tròn có đường kính 39 mm, cao 39 mm. Tính khối lượng riêng của chất dùng làm quả cầu nầy.
	4/- Cho: 1 bình chia độ dùng để đo thể tích, 1 cân và hộp quả cân, 1 bình nước, 1 quả trứng, 1 gói muối khô, 1 que nhỏ. Trình bày 2 cách xác định khối lượng riêng của quả trứng.
	5/- Một hợp kim gồm 60% nhôm và 40% manhê, các tỉ lệ nầy tính theo khối lượng. Tìm khối lượng của hợp kim theo đơn vị kg/m3. Biết khối lượng riêng của nhôm là 2,7 g/cm3 , của manhê là 1,74 g/cm3. 
	6/- Một bình chia độ chứa 100 ml nước, mực nước không sát miệng bình. Thả một cục nước đá vào bình thì mực nước dâng lên vạch 120 ml. Lấy một que nhỏ, không hút nước nhận chìm hoàn toàn cục nước đá thì mực nước ngang vạch 125 ml. Tính khối lượng riêng của nước đá.
	7/- Nói khối lượng riêng của chì là 11300 kg/m3 có nghĩa là gì ?
	8/-Một thỏi sắt và một thỏi nhôm có cùng khối lượng, nhúng chìm hoàn toàn vào trong nước. Hỏi lực đẩy Ác si mét tác dụng lên chúng có bằng nhau không ? Tại sao ? Biết khối lượng riêng của sắt, nhôm lần lượt là: 7800 kg/m3 , 2700 kg/m3 .
	9/- Một mẫu hợp kim thiếc chì có khối lượng m = 664 g, khối lượng riêng 
D = 8,3 g/cm3 . Xác định khối lượng thiếc và chì có trong hợp kim. Biết khối lượng riêng của thiếc: D1= 7300 kg/m3 , của chì: D2= 11300 kg/m3 . Coi thể tích của hợp kim bằng tổng thể tích các kim loại thành phần.
B- Thực hành:
	*Cấp TP 2001:
	1/-Trình bày cách tiến hành thí nghiệm xác định khối lượng riêng của vật rắn . Nêu các đại lượng cần đo và tính toán.
	2/- Tiến hành thí nghiệm ( đo 3 lần ) với các vật bằng thép ( chú ý: khối lượng vật ở các lần đo khác nhau ). Đo các đại lượng cần thiết để tính được khối lượng riêng của vật bằng thép. Tính toán và trình bày kết quả thu được vào bảng sau:
Lần đo
1
2
3
	3/- Tính giá trị trung bình của khối lượng riêng.
	4/- Nhận xét kết quả 3 lần đo. Kết quả thu được có đúng với giá trị thực không ? Giải thích.
	* Cấp Tỉnh 1997:
	Tiến hành thí nghiệm ( đo 2 lần ): Lấy thể tích nước muối từ 15 – 30 cm3 . Đo các đại lượng cần thiết để xác định khối lượng riêng của nước muối.
II- NHIỆT DUNG RIÊNG:(Tỉnh: 2001, 2003 )
 A- Lý thuyết:
	1/- Nêu nguyên tắc cấu tạo nhiệt kế, cách sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ của chất lỏng.
	2/- Người ta thả một khối sắt có khối lượng 100 g ở nhiệt độ5240 C vào một bình cách nhiệt chứa 1 kg nước ở 20o C. Xác định lượng nước đã hoá hơi ở 1000 C, biết rằng nhiệt độ cuối cùng của hổn hợp là 240 C. Nhiệt dung riêng của sắt là 460 J/kg.độ nhiệt hoá hơi của nước là 2,3x106 J/kg. Coi sự mất nhiệt không đáng kể.
	3/- Định nghĩa và nêu đơn vị nhiệt dung riêng của một chất. Nói nhiệt dung riêng của đồng là 380 J/kg.độ có nghĩa là gì ?
	4/- Một nhiệt lượng kế bằng đồng có khối lượng 1 kg chứa một lượng nước m ở nhiệt độ 240 C. Cho vào nhiệt lượng kế 0,2 kg nước đá ở –20 C, khi nước đá tan hết nhiệt độ cuối cùng của nhiệt lượng kế là 40 C. Tính thể tích nước chứa trong nhiệt lượng kế lúc đầu. Biết nhiệt dung riêng của đồng: 380 J/kg.độ, của nước 4200 J/kg.độ của nước đá 1800 J/kg.độ, nhiệt nóng chảy của nước đá là3,4.105 J/kg. Coi sự mất nhiệt không đáng kể.
B- Thực hành:
	1/- Tiến hành thí nghiệm xác định nhiệt lượng thu vào của khối nước lạnh và nhiệt dung riêng của nước muối. Đo các đại lượng cần thiết và tính toán, trìn bày kêt quả vào bảng sau:
Đại lượng và tính toán (đ.vị)
m1
t1
m2
t2
t
Q
C
Giá trị
bằng số
 	Cho nhiệt dung riêng của nước là: 4200 J/kg.độ.
	2/- Kết quả có đúng với giá trị thực không ? Giải thích.
	 Tại sao khi muốn đun nóng các chất lỏng, chất khí ta phải đun từ phía dưới ?
III- XÁC ĐỊNH NHIỆT ĐỘ CHUNG: ( Tỉnh: 97, 99 )
 A- Lý thuyết:
	1/- Trộn 3 chất lỏng không tác dụng hoá học lẫn nhau. Biết khối lượng của chúng lần lượt là: m1 = 1 kg, m2 = 10 kg, m3 = 5 kg. Nhiệt độ và nhiệt dung riêng của chúng là: t1 = 60 C, t2 = -400 C, t3 = 600 C, C1 = 2 kJ/kg.độ, C2 = 4 kJ/kg.độ, C3 = 2 kJ/kg.độ. Tìm:
	a. Nhiệt độ cân bằng của hổn hợp.
	b. Nhiệt lượng cần thiết để hổn hợp câu a đạt đến 60 C.
	2/- Trong thí nghiệm quan sát sự thay đổi nhiệt độ của nước, người ta thu được bảng số liệu sau:
	t (phút)	2	4	6	8	10	12	14
	T(0C )	25	50	75	100	100	100	100
	Với các số liệu trên, hãy vẽ đồ thị với thời gian là trục hoành, nhiệt độ là trục tung. Đồ thị trên ứng với những quá trình nào ?
	3/- Một bình cách nhiệt chứa các chất lỏng và chất rắn có khối lượng, nhiệt độ ban đấu, nhiệt dung riêng tương ứng như sau: m1, m2,..... mn, t1, t2,...... tn, C1, C2,..... Cn, Xác định nhiệt độ chung của bình khi có cân bằng nhiệt.
	Áp dụng: Cho 300 g sắt ở 100 C và 400 g đồng ở 250 C vào 200 g nước ở 200 C. Tính nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt. Biết nhiệt dung riêng của sắt, đồng và nước lần lượt là: 460 J/kg.độ, 380 J/kg.độ, 4200 J/kg.độ. Coi sự mất nhiệt không đáng kể .
 	4/- Tiến hành thí nghiệm với lượng nước đá ở nhiệt độ –200 C, ta thu được bảng sau:
	t (phút)	 0	2	6	10	14	18	20	22	24
	T (0 C )	-20	0	0	 0	40	80	100	100	100
	Với các số liệu trên, hãy vẽ đồ thị: trục hoành theo t, trục tung theo T. Cho biết đồ thị trên tương ứng với các quá trình nào ?
 B- Thực hành:
	* Cấp Tỉnh (99)
	1/- Sử dụng các dụng cụ cần thiết để tiến hành thí nghiệm xác định nhiệt độ cân bằng, nhiệt lượng thu vào, toả ra của hai khối nước có nhiệt độ khác nhau. 
	2/- Tiến hành thí nghiệm với hai khối nước có thể tích từ 50 cm3 đến 100 cm3. Ghi kết quả vào bảng sau:
m1 (kg)
t1 (0C )
m2 (kg)
t2 (0 C )
t (0 C )
Q1 (J)
Q2 (J)
	3/- Nhận xét kết quả thu được. Cho biết cách tiến hành thí nghiệm trên gặp phải sai số do những nguyên nhân nào ?
IV- ĐIỀU KIỆN CÂN BẰNG CỦA ĐÒN BẨY: ( Tỉnh: 98 TP: 2000 , 2003)
A- Lý thuyết:
	1/- Phát biểu quy tắc cân bằng của đòn bẩy. Viết công thức của quy tắc và nêu tác dụng của đòn bẩy. Kể tên 5 dụng cụ dùng trong cuộc sống hàng ngày dựa trên nguyên tắc của đòn bẩy.
	2/- Điền các số liệu còn thiếu vào bảng kết quả thí nghiệm sau:
F1 (N)
Cánh tay đòn l1(m)
F2 (N)
Cánh tay đòn l2 (m)
120
0,5
160
40
1,2
1,6
3,75
60
1,25
	3/- Cho hệ thống cân bằng như hình (a). ///////////////////////////////////////////////
Biết trọng lượng vật 1 là P1= 2000 N. OA = 2 AB. 
Tính trọng lượng vật 2. Bỏ qua ma sát, khối lượng 	 hình (a)
dây treo, ròng rọc và thanh OB.	
	4/- Cho hệ thống như hình (b). Vật 1 treo 
ở A có trọng lượng 10 N, thể tích 0,1 dm3 . vật 2 	 B 2 O	
treo ở B phải có trọng lượng là bao nhiêu để hệ 1	
thống cân bằng ? Biết vị trí điểm tựa O là: A	 x	B
 3 OA = 4 OB 	 O
và trọng lượng riêng của nước là 10 N/dm3 .	 
	 1	 2
	5/- Hai quả cầu A,B có cùng đường kính 
và cùng bằng nhôm, một quả rỗng và một quả ‘ ‘ ‘ ‘ ‘ 
đặc, được bố trí như hình vẽ. Hãy cho biết quả 
nào rỗng và khối lượng của chúng hơn kém nhau 
bao nhiêu lần ?	 A	 B
	6/- Cho một hệ thống cân bằng như hình	///////////////////////////////////////////
 vẽ: Các vật có khối lượng:
 m1= m2 = m3= m.	
 m4 = m5 = 2m. Tính chiều dài AC biết: 	 A B C
AB = 10 cm. Bỏ qua ma sát, khối lượng ròng rọc,
khối lượng thanh AC và các dây treo.	4	 1
	7/- Hai quả cầu đặc, một bằng nhôm, một 	A	B
bằng sắt được treo cân bằng ở hai đầu một đòn 	‘ ‘	 ‘ ‘ ‘ 	
bẩy như hình vẽ. Đầu A treo quả nhôm, đầu B 
treo quả sắt. Khối lượng riêng của sắt lớn hơn 
của nhôm. Nếu nhúng hai quả cầu trên vào nước, 	 ///////	
 đòn bẩy còn cân bằng không ? Nếu không, nó lệch 
về bên nào ? Giải thích.	
	8/- Cho hệ thống cân bằng như hình vẽ:
Thanh AB có trọng lượng P = 1 N có thể quay 	A	 C B
quanh A. Biết P1= 5 N, P2= 1,5 N, BC = 20 cm. 
Tính chiều dài thanh AB. Bỏ qua ma sát, khối 
lượng ròng rọc và các dây treo.	 P1 P2 
B- Thực hành:
1/-Trình bày cách tiến hành thí nghiệm ( có sử dụng lực kế ) để kiểm nghiệm điều kiện cân bằng của đòn bẩy. Vẽ hình.
	2/- Tiến hành thí nghiệm ( đo 3 lần ) với các quả cân từ 50 g đến 100 g (Chú ý: Các quả cân và chiều dài hai tay đòn ở mỗi lần đo phải khác nhau ). Ghi nhận các số liệu đo được và điền kết quả vào bảng sau:
Lần đo
F1
l1
F2
1
2
3
3/- Nhận xét kết quả thu được và giải thích.
	4/- Cách tiến hành thí nghiệm trên phạm phải sai số do những nguyên nhân nào ? Nêu cách khắc phục.
	5/- Cho một lực kế có giới hạn đo 1,5 N, một thước chia đến mm, một sợi dây có chiều dài đủ sử dụng, một thanh sắt và giá thí nghiệm. Trình bày cách tiến hành thí nghiệm để xác định trọng lượng của một viên gạch đến mức chính xác cao nhất cho phép. Biết trọng lượng viên gạch không quá 1,5 N
V- KIỂM NGHIỆM ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG: ( TP: 2001 )
A/- Lý thuyết:
	1/- Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng.
	2/- Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng.
	3/- Nêu cách xác định vị tr ảnh của một điểm sáng đặt trước gương phẳng ( minh hoạ bằng hình vẽ ) . Nêu tính chất ảnh cho bởi gương phẳng.
B/- Thực hành:
	1/- Trình bày cách tiến hành thí nghiệm xác đnh ảnh của một điểm sáng cho trước ( không dùng nguồn sáng ). Nêu các đại lượng cần đo và tính toán.
	3/- Bố trí các dụng cụ cần thiết để tiến hành đo 3 lần, mỗi lần ứng với điểm tới khác nhau. Đánh dấu vị trí các kim ghim trên giấy. Vẽ, đo và ghi giá trị các góc tới, góc phản xạ. Trình bày lết quả thu được vào bảng:
Lần đo
1
2
3
	3/- Nhận xét kết quả thu được.
VI- XÁC ĐỊNH HIỆU SUẤT MẶT PHẲNG NGHIÊNG: ( TP: 99, 2002 )
A/- Lý thuyết:
	1- Định nghĩa hiệu suất của máy cơ. Viết công thức xác định hiệu suất mặt phẳng nghiêng khi biết chiều dài và độ cao mặt nghiêng. Từ công thức trên, ta có kết luận gì về việc sử dụng mặt phẳng nghiêng.
	2- Mặt phẳng nghiêng dài 8 m, cao 2 m và mặt phẳng nghiêng dài 6 m, cao 1,5 m. Hỏi mặt nghiêng nào cho ta lợi về lực hơn ?
	3- Để kéo một vật có trọng lượng P lên cao đều, người ta dùng mặt nghiêng có chiều dài gấp ba chiều cao.
	 a. Nếu bỏ qua ma sát, tính độ lớn lực kéo vật P ?
	 b. Thực tế, người ta phải kéo vật bằng một lực lớn hơn so với kết quả đúng của câu (a.) Giải thích tại sao ?
	 c. So sánh giá trị hiệu suất của mặt phẳng nghiêng trong hai trường hợp a và b nói trên. Giải thích.
	4- Để đưa một vật lên cao 2 m bằng mặt phẳng nghiêng, người ta tốn công là 6000 J.
	 a. Xác định trọng lượng của vật, biết hiệu suất mặt phẳng nghiêng là 85%.
	 b. Tính độ lớn lực ma sát khi kéo vật lên theo mặt nghiêng, biết chiều dài mặt nghiêng là 18 m.
	5. Người ta dùng mặt phẳng nghiêng để kéo một vật có khối lượng 50 kg lên cao 2 m.
	 a. Nếu không có ma sát giữa vật và mặt nghiêng, lưực kéo vật là 125 N. Tính chiều dài mặt nghiêng.
	 b. Thực tế có ma sát, hiêu suất mặt nghiêng là 0,8. Tiính độ lớn lực ma sát giữa vật và mặt nghiêng.
	6- Một ô tô chuyển động lên một dốc thẳng, nghiêng với vân tốc trung bình 2,5 m/s mất thời gian 60 s thì đi hết dốc. Chiều cao của dốc là 12 m. Công thắng lực ma sát bằng 10% công do động cơ sinh ra. trọng lượng ô tô là 300000 N.
	 a. Tính công do ộng cơ sinh ra.
	 b. Tính lực kéo do động cơ tác động vào ô tô.
B- Thực hành: 
	1/- Trình bày cách tiến hành thí nghiệm để xác định hiệu suất mặt phẳng nghiêng. Nêu các đại lượng cần đo và tính toán.
	2/- Sử dụng các dụng cụ cần thiết, tiến hành bố trí thí nghiệm để xác định hiệu suất mặt phẳng nghiêng. Thay đổi trọng lượng vật từ 0,5 N đến 2,5 N và thay đổi chiều cao từ 10 cm đến 30 cm. Tiến hành đo 3 lần ( mỗi lần đo, giá trị trọng lượng vật và chiều cao khác nhau). Tính toán và ghi kết quả vào bảng sau: (Các đại lượng và đơn vị trong bảng hs tự điền vào )
Lần đo
Hiệu suất
1
2
3
3/- Giá tri hiệu suất tính được không thể vượt quá giá trị nào ? Giải thích. Cho biết cách làm tăng hiệu suất mặt phẳng nghiêng.
	4/- Khi độ dốc mặt nghiêng thay đổi, hiệu suất thay đổi như thêù nào ? Giải thích. 
PHẦN ĐIỆN
I/- Lý thuyết:
	1/- Có 5 bóng đèn loại 6V – 0,5A ( đèn A), một bóng đèn 6V – 3,5A (đèn B), một biến trở 12W - 4A, một nguồn điện không đổi 12V, các dây nối. Hãy vẽ các sơ đồ mạch điện có dùng biến trở để các đèn đều sáng bình thường.
	2/- Có 3 bóng đèn: Đ1(110V-100W), Đ2 và Đ3 (110V-50W).
	 a. Có thể mắc 3 bóng vào vào lưới điện 220V theo sơ đồ nào để các bóng đều sáng bình thường. Tính cường độ qua mỗi bóng.
	 b. Muốn mắc 3 bóng đèn song song nhau vào cùng mạng điện 220V thì phải mắc thêm một điện trở phụ R theo sơ đồ nào để chúng sáng bình thường ? Tính điện trở phụ R.
	 ( Cấp Tỉnh 98 - câu 2 năm 2002 )
	3/- Cho hai sơ đồ mạch điện sau:
	R1
	 R1 R2
 A 	 A
	R2
	Hiệu điện thế đặt vào hai đầu mạch của 2 sơ đồ không đổi và có giá trị là 120V. Trong một sơ đồ Ampe kế chỉ 3A, sơ đồ còn lại Ampe kế chỉ 16A. Tính R1, R2.
	4/- Cho sơ đồ mạch điện như hình vẽ:	 R1	R3
Biết: UAB = 12V, R1 = 3W, R2 = 1,5W, 
 R3 = 2W, R4 = 6W. 	 R2	 Tính cường độ qua các điện trở.	 R4
	5/- Trình bày phương pháp xác định giá trị một điện trở bất kỳ ( có sử dụng biến trở ).
Nêu các đại lượng cần đo và tính toán.	
 ( Cấp tỉnh 2000)
	6/- Có hai bóng đèn: Bóng I ghi (6V-0,5A), bóng II ghi (12V-3W). Hãy cho biết:
	a. Ý nghĩa của các con số ghi trên đèn.
	b. Hai bóng nầy có gì giống và khác nhau.
	7/- Cho hai bóng đèn loại: (110V-100W) và (110V-10W). Có thể mắc 2 bóng với nhau rồi mắc vào nguồn điện 220V được không ? Hai bóng có sáng như mức bình thường không ? Tại sao ?
	8/- Nêu các công thức xác định công suất tiêu thụ của một bóng đèn. Trình bày phương pháp xác định điện trử và công suất tiêu thụ của một bóng đèn bằng V-kế và A-kế.
	 ( Cấp TP 98 - câu 7,8 thi cấp Tỉnh 99 )
	9/- Có hai loại điện trở 3W và 5W. Phải cần mỗi loại bao nhiêu điện trở để khi mắc nối tiếp chúng ta được điện trở tương đương của mạch là 55W.
	10/- Ghép nối tiếp hai điện trở R1, R2 vào hai cực nguồn điện 6V thì mạch tiêu thụ công suất 6W. Nếu mắc song song hai điêïn trở nầy cũng vào nguồn điện trên thì công suất là 27W. Tính giá trị các điện trở .
	 ( Cấp Tỉnh 99 )
	11/- Thế nào là mắc song song các điện trở ? Nêu các kết luận về cường độ, hiệu điện thế, điện trở tương đương của đoạn mạch gồm n điện trở khác nhau mắc song song.
	12/- Cho mạch điện như hình vẽ. 
 Bỏ qua các điện trở của Ampe kế. Biết:	 R2 R1 R3
 R1 = R2 = 4W, R3 = 6W. 	
 Ampe A3 kế chỉ 1,2A.	 + A1	
	 a. Hỏi số chỉ của các Ampe kế A1 , A2.	 U
	 b. Tính hiệu điện thế U giữa hai đầu mạch.	 A2 - A3
	( Cấp Tỉnh 2002 )
II/- Thực hành:
 +Đề 1: Xác định điện trở: ( Cấp Tỉnh năm 2000 )
	1/- Sử dụng nguồn điện một chiều 12Vvà các dụng cụ cần thiết, vẽ sơ đồ và tiến hành bôù trí thí nghiệm để xác định điện trở X bất kỳ.
	2/- Lần lượt thay đổi hiệu điện thế đặt vào hai đầu điện trở X từ 6V đến 12V. Đo các đại lượng cần thiết để xác định giá trị điện trở. Tính toán và trình bày kết quả vào bảng sau:
Lần đo
1
2
3
	3/- Dựa vào sơ đồ mạch điện sau, không dùng 
Vôn kế, chỉ sử dụng Ampe kế, hãy trình bày cách 	 R
tiến hành thí nghiệm để xác định giá trị điện trở X, 
nếu biết giá trị của biến trở R ( Giá trị của biến trở 
được đo theo phương pháp câu 1 )	 X
	4/-Lắp ráp mạch điện để xác định điện trở X theo phương pháp câu 3. Đo các đại lượng cần thiết để xác định giá trị điện trở. Tính toán và trình bày lết quả vào bảng:
	5/- Nhận xét kết quả đo được của điện trở X theo hai phương pháp.
 +Đề 2: Xác định điện trở và công suất: ( Cấp Tỉnh 99, TP 98 )
	1/- Sử dụng các dụng cụ cần thiết lắp mạch điện để xác định điện trở và công suất tiêu thụ của một bóng đèn.
	2/- Dùng nguồn điện 6V, thay đổi các giá trị của U trong khoảng từ 1,5V đến 5V, tiến hành đo các số liệu cần thiết, tính toán và điền kết quả vào bảng sau:
Lần đo
U(V)
I(A)
R(W)
P(W)
1
2
3
	3/- Nhận xét các giá trị của R. Tính giá trị trung bình của R và P qua 3 lần đo.
	4/- Có thể sử dụng thí nghiệm trên để kiểm nghiệm Định luật Ôm được không ? Giải thích.
 +Đề 3: Mạch song song ( Cấp Tỉnh 2002 )
	1/- Trình bày cách tiến hành thí nghiệm để kiểm chứng các tính chất của đoạn mạch mắc song song (vẽ sơ đồ mạch điện). Nêu các đại lượng cần đo và tính toán.
	2/- Sử dụng nguồn điện 1 chiều 12V, hai điện trở có giá trị khác nhau và các dụng cụ cần thiết, tiến hành bố trí thí nghiệm để kiểm nghiệm các tính chất của đoạn mạch mắc song song. Vẽ sơ đồ mạch điện đã mắc vào giấy.
	3/- Lần lượt thay đổi hiệu điện thế đặt vào hai đầu mạch để tiến hành thí nghiệm 3 lần
Đo các đại lượng cần thiết, tính toán và trình bày kết quả vào giấy theo dạng bảng sau:
Lần đo
U
I
I1
I2
R
R1
R2
1
2
3
	4/- Dựa vào kết quả thí nghiệm, em rút ra được kết luận gì ?
	5/- Cho biết cách đọc số liệu từ Vôn kế, Ampe kế như thế nào để có sai số ít nhất.
Trong thí nghiệm trên nếu dùng hai bóng đèn 6V thay cho hai điện trở có được không ? Giải thích.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe thi hoc sinh gioi thi nghiem thuc hanh tham khao.doc