Đề thi học sinh giỏi môn Vật lí Lớp 8 vòng huyện - Năm học 2011-2012 - UBND Huyện Giồng Riềng

Đề thi học sinh giỏi môn Vật lí Lớp 8 vòng huyện - Năm học 2011-2012 - UBND Huyện Giồng Riềng

Bài 4: (4,0 điểm)

 Treo một vật vào một lực kế trong không khí thì lực kế chỉ 13,8N. Vẫn treo vật bằng lực kế đó nhưng nhúng vật hoàn toàn trong nước thì lực kế chỉ F’ = 8,8N.

a) Hãy giải thích vì sao có sự chênh lệch này?

b) Tính thể tích và khối lượng riêng của vật? ( Biết khối lượng riêng của nước là D = 1000 kg/m3 ).

Bài 5: (4,0 điểm)

 Một tia sáng mặt trời nghiêng một góc so với phương nằm ngang. Dùng một gương phẳng hứng tia sáng đó để soi sáng đáy một ống trụ thẳng đứng. Hỏi góc nghiêng của mặt gương so với phương nằm ngang là bao nhiêu ? (Có vẽ hình biểu diễn đường truyền tia sáng nói trên)

 

doc 3 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 690Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi môn Vật lí Lớp 8 vòng huyện - Năm học 2011-2012 - UBND Huyện Giồng Riềng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN GIỒNG RIỀNG KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG HUYỆN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2011 – 2012
 ----------------- Khóa ngày 06/11/2011
ĐỀ THI MÔN VẬT LÍ LỚP 8
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề)
Bài 1: (5,0 điểm)
 Một người đi xe đạp trên một đoạn đường thẳng AB. Trên đoạn đường đầu đi với vận tốc 12km/h, đoạn đường tiếp theo đi với vận tốc 15km/h và đoạn đường cuối cùng đi với vận tốc 10km/h. Tính vận tốc trung bình của xe đạp trên cả đoạn đường AB.
Bài 2: (3,0 điểm)
 Một đầu tàu khi khởi hành cần một lực kéo 10 000N, nhưng khi đã chuyển động thẳng đều trên đường sắt thì chỉ cần một lực kéo 5 000N.
a) Tìm độ lớn của lực ma sát khi bánh xe lăn đều trên đường sắt. Biết đầu tàu có khối lượng 10 tấn. Hỏi lực ma sát này có độ lớn bằng bao nhiêu phần trọng lượng của đầu tàu ?
b) Đoàn tàu khi khởi hành chịu tác dụng của những lực nào ? Tính độ lớn của hợp lực làm cho đầu tàu chạy nhanh dần lên khi khởi hành ?
Bài 3: (4,0 điểm)
 Một ống thông nhau hình chữ U chứa thủy ngân. Người ta đổ nước vào một nhánh đến độ cao 12,8cm. Sau đó, đổ vào nhánh kia một chất dầu có trọng lượng riêng d1 = 8000N/m3, cho đến lúc mức chất lỏng ngang với mực nước. Tính độ cao của cột chất lỏng. Cho trọng lượng riêng của nước là d2 = 10000N/m3 và của thủy ngân là d = 136000N/m3.
Bài 4: (4,0 điểm)
 Treo một vật vào một lực kế trong không khí thì lực kế chỉ 13,8N. Vẫn treo vật bằng lực kế đó nhưng nhúng vật hoàn toàn trong nước thì lực kế chỉ F’ = 8,8N.
a) Hãy giải thích vì sao có sự chênh lệch này?
b) Tính thể tích và khối lượng riêng của vật? ( Biết khối lượng riêng của nước là D = 1000 kg/m3 ).
Bài 5: (4,0 điểm)
 Một tia sáng mặt trời nghiêng một góc so với phương nằm ngang. Dùng một gương phẳng hứng tia sáng đó để soi sáng đáy một ống trụ thẳng đứng. Hỏi góc nghiêng của mặt gương so với phương nằm ngang là bao nhiêu ? (Có vẽ hình biểu diễn đường truyền tia sáng nói trên)
---HẾT---
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN VẬT LÍ 8
(THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2011 – 2012)
-------------------------------
Bài 1: (5,0 điểm)
Thời gian chuyển động đoạn đường đầu: 	(1,0đ)
Thời gian chuyển động đoạn đường giữa: 	(1,0đ)
Thời gian chuyển động đoạn đường cuối: 	(1,0đ)
Thời gian chuyển động trên cả đoạn đường: 	(1,0đ)
Vận tốc trung bình trên đoạn đường S: 	(1,0đ)
Bài 2: (3,0 điểm)
a) Khi bánh xe lăn đều trên đường sắt thì lực kéo cân bằng với lực cản, 
khi đó lực kéo bằng 5000N 	(1,0đ)
So với trọng lượng đầu tàu, lực ma sát đó bằng: lần	(1,0đ)
b) Đoàn tàu khi khởi hành chịu tác dụng của hai lực: Lực phát động và lực cản (0,5đ)
Độ lớn của lực làm tàu chạy nhanh dần khi khởi hành bằng: 
 FK – Fms = 10000 – 5000 = 5000N (0,5đ)
Bài 3: (4,0 điểm)
Gọi h1 = 12,8cm là độ cao cột nước, h2 là độ cao cột dầu
Do d1 > d2 nên mực thủy ngân ở nhánh chứa nước cao hơn nhánh chứa dầu một đoạn là h.
Áp suất trong lòng chất lỏng ở cùng độ cao thì bằng nhau, ta có:
 PA = PB 	(0,5đ)
 d2h2 = d1h1 + dh (h đo bằng đơn vị cm) 	(0,5đ)
8000h2 = 10000.12,8 + 136000h	(0,5đ)
 8h2 = 128 + 136h (1) 	(0,5đ)
Mà h2= h1 + h = 12,8 + h	(0,5đ)
 h = h2 - 12,8 (2) 	(0,5đ)
Từ (1) và (2) suy ra:
8h2 = 128 + 136(h2 – 12,8) = 128 + 136h2 – 1740,8	(0,5đ)
136h2 – 8h2 = 1612,8 
 h2 = 12,6 cm	(0,5đ)
Vậy chiều cao của cột dầu là 12,6
Bài 4: (4,0 điểm)
a) Giải thích: khi treo vật trong không khí, các lực tác dụng lên vật gồm trọng lực P hướng xuống và lực đàn hồi của lò xo lực kế F hướng lên 
Vật cân bằng: P = F (1) . 	(0,5đ) 
Khi treo vật trong nước, các lực tác dụng lên vật gồm trọng lực P hướng xuống, lực đẩy Acsimet FA hướng lên và lực đàn hôì của lò xo lực kế F’ hướng lên. 
 Vật cân bằng nên: P = F’ + FA => F’ = P – FA (2) . 	(0,5đ) 
Từ (1) và (2) ta thấy độ chênh lệch về số chỉ của lực kế bằng đúng lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật. Tức là : F – F’ = FA . 	 (0,5đ) 
b) Khi hệ thống đặt trong không khí: P = F = 13,8N 
 khối lượng vật m = . 	(0,5đ) 
 Khi nhúng vật trong nước: FA= P – F’ = 13,8 – 8,8 = 5N . 	(0,5đ) 
 Ta có lực đẩy Acsimet : FA= d.V = 10D.V. 	(0,5đ) 
 Suy ra thể tích của vật: V = . 	(0,5đ) 
 Khối lượng riêng của vật: D’ = . 	(0,5đ) 
Bài 5: (4,0 điểm)
-Vẽ hình: SI tia tới, IP là tia phản xạ để soi đáy ống trụ, Đường phân giác IN của là pháp tuyến của gương 	(1,5đ)
	(0,5đ)
	(0,5đ)
	(0,5đ)
	(0,5đ)
Vậy góc gương của gương so với phương ngang là 600 	
	(0,5đ)
Trên đây là những gợi ý đáp án và biểu điểm, Học sinh có thể giải theo cách khác. Tùy vào bài làm cụ thể của học sinh, giám khảo cho điểm tương ứng.
------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docDe thi HSG Ly 8 cap huyen.doc