Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Nguyễn Tiến Dũng

Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Nguyễn Tiến Dũng

Đề: Trong bài (Cuộc đời và sự nghiệp văn học Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh) Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh có viết:

“Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh có một cuộc đời hết sức nhất quán.

- Nhất quán ở tấm lòng yêu nước, thương dân”.

- Chứng minh nhận định trên.

 

doc 4 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 317Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Nguyễn Tiến Dũng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GD&ĐT ĐAK PƠ	 ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI 
TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ	Môn: Văn học 9
GV ra đề: Nguyễn Tiến Dũng	 Thời gian: 150 phút 
 	 (Không kể thời gian giao đề)
Đề: Trong bài (Cuộc đời và sự nghiệp văn học Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh) Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh có viết:
“Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh có một cuộc đời hết sức nhất quán.
Nhất quán ở tấm lòng yêu nước, thương dân”.
Chứng minh nhận định trên.
DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU	NGƯỜI RA ĐỀ
	Nguyễn Tiến Dũng
PHÒNG GD&ĐT ĐAK PƠ	 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM 
TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ	Môn: Văn học 9
GV ra đề: Nguyễn Tiến Dũng	 Thời gian: 150 phút 
 	 (Không kể thời gian giao đề)
Đề ra chưa có trong sách giáo khoa – kể cả sách cũ cũng như chương trình đã thay nên đánh giá thực lực trình độ học sinh sẽ được khách quan hơn.
Kiến thức mà đề ra các em đã được học rải đều trong chương trình ở cấp II, thậm chí cả ở cấp I và được cung cấp trên nhiều phương tiện; các sách giáo khoa, báo chí, tivi, đài .v.v.. cũng như thực tế cuộc đời của Bác. Đặc biệt, giữa lúc cả nước đang nghiên cứu, học tập tư tưởng, đạo đức của Người thì để ra càng có tính thiết thực.
Yêu cầu: Học sinh phải dùng lý lẽ, dẫn chứng làm nổi bật yêu cầu của đề ra: Ở Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh dẫu tên tuổi và cuộc sống có lúc đổi thay nhưng lòng yêu nước, thương dân của Người vẫn trước sau như một, là “Hết sức nhất quán” dù ở đâu và ở cương vị nào.
Phải chứng kiến cảnh tượng ngày nào cũng có đầu rơi, máu chảy, những kiếp người cơm vãi, cơm rơi. Tình yêu thương đồng bào đã giục giã người thanh niên quyết tâm đi tìm con đường cứu nước, cứu nhà.
Lênh đênh khắp năm châu bốn biển, đi khắp mọi nơi, mọi nẻo để tìm con đường giải phóng đất nước, giải phóng dân tộc với bao gian nan vất vả, khi nơi gió rét, khi nơi sương mù buốt giá nhưnh không lúc nào Người nguôi ngoai nỗi nhớ quê hương, đất nước, nỗi thương nhân dân lầm than.
Một trong những điều thiêng liêng và hạnh phúc nhất của Bác Hồ là đã gặp được luận cương của Lênin. Ngồi một mình trong phòng mà người reo to: “Hỡi đồng bào, hạnh phúc là đây, cơm áo đây rồi”.
(Học sinh có thể lấy dẫn chứng qua những bài viết của Bác, các tác phẩm hoặc các tư liệu đã được ấn hành).
Trong chốn lao tù của chế độ Tưởng Giới Thạch – sống giữa bốn bức tường vôi xám lạnh, cảnh “Cơm không no””ghẻ lở mọc đầy thân” “gối quắp lưng còng ngủ chẳng an” nhưng Người hoàn toàn không nghĩ tới bản thân, luôn xót xa. “Nội thương đất Việt cảnh lầm than”. Thậm chí mới chợp mắt thì mơ thấy Tổ quốc, nhân dân của mình:
“Canh bốn canh năm vừa chợp mắt
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh”
Đây là bài thơ hay và xúc động nhất về lòng yêu nước chứa chan của Người. Không ngủ được vì nhớ Tổ quốc – khi chợp mắt cũng mơ thấy Tổ quốc. (Là sự sao chụp lại những gì luôn nghĩ tới của khi thức). Các em đã được học.
Trở thành vị lãnh tụ, bận trăm công nghìn việc nhưng không phút giây nào Bác không nghĩ tới người dân “Một ngày đồng bào còn đói khổ là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên”. Một tuần Bác nhịn ăn một bữa, mỗi bữa ăn thường ngày Bác bớt một nắm gạo đóng góp vào hũ gạo cứu đói.
Nhiều đêm Người thức trắng vì “Thương đoàn dân công” vì “Lo nỗi nước nhà”
Những năm đất nước còn bị chia cắt, Bác nói: “Miền Nam luôn ở trong trái tim tôi” khi Miền Bắc bị lũ lụt muốn chuyển Bác đến ở nơi cao ráo hơn, Bác yêu cầu: Để Bác sống cùng với nhân dân Hà Nội – Bác không đi đâu cả.
Và ngay cả cái tình cảm thiêng liêng nhất Bác cũng hy sinh. Bác bảo: “Mọi Thanh thiếu niên Việt Nam đều là con cháu của tôi”.
Những giây phút cuối cùng của cuộc đời, Bác vẫn giành trọn vẹn tình cảm của mình cho dân, cho nước. “Tôi gửi lại muôn vàn tình yêu thương cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, cho các cháu thanh niên, thiếu niên và nhi đồng yêu quý”. (Trích Di chúc của Bác).
Tóm lại: Tính nhất quán nhất trong con người Bác chính là lòng yêu nước, thương dân.
Đề ra phạm vi kiến thức rộng. Những công trình nghiên cứu, những tác phẩm (kể cả ca khúc) tài liệu về Bác khá nhiều do vậy học sinh có thể tùy chọn dẫn chứng (không nhất thiết phải theo dẫn chứng như đáp án) song phải tiêu biểu, có tính xác thực cao.
BIỂU ĐIỂM:
Điểm 9 -10: Văn viết trôi chảy, giàu hình ảnh có sáng tạo, bố cục cân đối, kiến thức rộng – có nhiều dẫn chứng điển hình – viết đúng thể loại.
Điểm 7 – 8: Văn viết mạch lạc, thể hiện theo trình tự của đáp án, làm đúng phương pháp. Có thể vấp đôi lỗi đơn thuần.
Điểm 5 – 6: Hiểu đề, giọng văn có triển vọng, có ý tưởng mặc dù đôi dẫn chứng chưa tiêu biểu hoặc còn vấp vài lỗi thông thường khác.
Điểm 3 – 4: Hiểu đề song phạm vi kiến thức còn chừng mực. Đôi ý còn nghèo hoặc dẫn chứng còn đơn điệu, hoặc có thể bài làm cân đối chưa hợp lý.
Điểm 1 – 2: Bài viết chung chung, mơ hồ không có ý, không có dẫn chứng.
DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU	NGƯỜI RA ĐỀ
	Nguyễn Tiến Dũng

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_9_nguyen_tien_dung.doc