Đề thi học sinh giỏi môn: Ngữ văn khối 8

Đề thi học sinh giỏi môn: Ngữ văn khối 8

Câu 1: 2 điểm:

Mở đầu bài thơ “Viếng lăng Bác”- Viễn Phương viết:

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trên lăng rất đỏ”.

 ( Viếng lăng Bác của Viễn Phương)

a. Chỉ ra nét độc đáo về nghệ thuật trong 2 câu thơ trên.

b. Viết đoạn văn ngắn khoảng 10 câu bình về giá trị nghệ thuật của hình ảnh thơ ấy.

Câu2: ( 4 điểm ).

Có ý kiến cho rằng: “ Từ hình thức đấu lý chuyển sang đấu lực giữa Chị Dậu và 2 tên tay sai, trong “ Tức nước vỡ bờ” – Tắt đèn của Ngô Tất Tố là một quá trình phát triển rất lô gíc, vừa mang giá trị nhân văn lớn lại có sức tố cáo cao”.

Em có đồng ý với ý kiến ấy không? Qua văn bản “ Tức nước vỡ bờ” trình bày ý kiến của em.

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1226Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi môn: Ngữ văn khối 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi 
Môn: ngữ văn 8
Thời gian làm bài : 150 phút.
Câu 1: 2 điểm:
Mở đầu bài thơ “viếng lăng Bác”- Viễn Phương viết:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trên lăng rất đỏ”.
 ( Viếng lăng Bác của Viễn Phương)
a. Chỉ ra nét độc đáo về nghệ thuật trong 2 câu thơ trên.
b. Viết đoạn văn ngắn khoảng 10 câu bình về giá trị nghệ thuật của hình ảnh thơ ấy.
câu2: ( 4 điểm ).
Có ý kiến cho rằng: “ Từ hình thức đấu lý chuyển sang đấu lực giữa Chị Dậu và 2 tên tay sai, trong “ Tức nước vỡ bờ” – Tắt đèn của Ngô Tất Tố là một quá trình phát triển rất lô gíc, vừa mang giá trị nhân văn lớn lại có sức tố cáo cao”.
Em có đồng ý với ý kiến ấy không? Qua văn bản “ Tức nước vỡ bờ” trình bày ý kiến của em.
Câu3: ( 4 điểm ). Chân dung Hồ Chí Minh qua: “ Tức cảnh Pác bó”, “ Ngắm trăng”, “ Đi đường” – Ngữ văn lớp 8 – tập 2.
Phần III: Đáp án:
Câu 1( 4 điểm ) 
* Xác định biện pháp tu từ: ẩn dụ – hình ảnh “mặt trời” ở câu thứ 2 là Bác Hồ (1 điểm).
* Viết đoạn văn (3 điểm).
- Cần đạt yêu cầu sau: 
a. Hình thức:
- Đảm bảo yêu cầu của một đoạn văn: Không quá dài, quá ngắn ( 0,5).
- Xác định được câu chủ đề ( quy nạp – diễn dịch ) ( 0,5).
- Chú ý diễn đạt, lỗi chính tả, hành văn,.
b, Nội dung:
* ý nghĩa hình ảnh mặt trời: Đem lại ánh sáng cho con người, cho muôn loài -> Cuộc sống không thể thiếu( 0,5).
- Hai câu có 2 hình ảnh mặt trời: 
+ Câu 1: Mặt trời của thiên nhiên ( hình ảnh mặt trời thực).
+ Câu2: Mặt trời biểu tượng – Chủ tịch Hồ Chí Minh => Sử dụng hình ảnh ẩn dụ. đối với dân tộc VN Bác chính là mặt trời – Người đem lại độc lập tự do , cuộc sống ấm no cho nhân dân VN(0,5).
- Viễn Phương liên tưởng hình ảnh mặt trời của tự nhiên so sánh với vị lãnh tụ dân tộc VN -> Nói đến sự vĩ đại của Bác trong lòng nhân dân VN.
=> Dù Bác mất nhưng tư tưởng của Bác “ vẫn là kim chỉ nam” dẫn đường cho dân tộc VN ( 0,5).
Câu 2: ( 8 điểm ).
Đảm bảo yêu cầu sau:
a. Hình thức:
- Đầy đủ bố cục 3 phần ( 0, 5)
- cách diễn đạt hành văn, trình bày ( 0,5).
b. Nội dung:
* Mở bài: Giới thiệu về tác giả - tác phẩm“ Tắt đèn” và “ Chị Dậu” ( 0,5).
-> Khẳng định ý kiến trên hoàn toàn hợp lý.
* Thân bài:
A. Giải thích:
+ Đấu lý: Hình thức sử dụng ngôn ngữ - lời nói.
+ Đấu lực: Hình thức hành động.
=> Quá trình phát triển hoàn toàn lôgíc phù hợp với quá trình phát triển tâm lý của con người ( 0,5).
1. Hoàn cảnh đời sống của nhân dân VN trước Cách mạng ( 0,5).
2. Hoàn cảnh cụ thể của gia đình Chị Dậu: Nghèo nhất trong những bậc cùng đinh ở làng Đông Xá ( 0,5).
- Không đủ tiền nạp sưu -> bán cả con -> vẫn thiếu -> Anh Dậu bị bắt. 
3. Cuộc đối thoại giữa chị Dậu – Cai lệ – Bọn người nhà lý Trưởng ( 0,5).
+ Phân tích cuộc đối thoại ( từ ngữ xưng hô)-> hành động bọn cai lệ -> không có chút tình người.
+ Mới đầu van xin, nhún nhường -> bùng phát.
+ Cai lệ – người nhà lý trưởng đến trói, đánh, bắt anh Dậu đang trong tình trạng ốm đau vì đòn roi, tra tấn, ngất đi - tỉnh lại -> Chị Dậu chuyển thành hành động.
-> Đó là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hành động chị Dậu.
=> Quy luật: “Tức nước vỡ bờ”- “có áp bức có đấu tranh”
4. ý nghĩa: ( 1 điểm ).
* Giá trị hiện thực: (0.5)
- Phơi bầy hoàn toàn xã hội .
- Lột trần bộ mặt giả nhân của chính quyền thực dân.
* Giá trị nhân đạo:(1điểm)( mỗi ý đúng 0.2đ)
- ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của Chị Dậu.
+ Một người phụ nữ thông minh sắc sảo.
+ yêu thương chồng con tha thiết.
+ Là một người đảm đang, tháo vát.
+ Một người hành động theo lý lẽ phải trái.
+ Bênh vực số phận người nông dân nghèo.
* Giá trị tố cáo:(0. 5)
- thực trạng cuộc sống của người nông dân VN bị đẩy đến bước đường cùng ( liên hệ với lão Hạc, Anh Pha ( Bước đường cùng )).
Hành động vô nhân đạo không chút tình người của bọn tay sai.
=> xã hội “ Chó đểu”. ( Vũ Trọng Phụng ).
=> Chứng minh cho quy luật phát triển tự nhiên của con người: “ Con Giun xéo mãi cũng phải oằn”.
5. Mở rộng nâng cao vấn đề ( 0,5 ).
- Liên hệ số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến .
- Số phận của người nông dân trong các tác phẩm cùng giai đoạn.
- Hành động của chị Dậu là bước mở đường cho sự tiếp bước của người phụ nữ VN nói riêng, nông dân VN nói chung khi có ánh sáng cách mạng dẫn đường ( Mị – Vợ chồng A Phủ) .
* Kết bài:(0.5)
- Khẳng định quy luật phát triển hoàn toàn tự nhiên -> đúng với sự phát triển tâm lý của con người.
- Cảm nghĩ của bản thân em.
Câu 3: ( 8 điểm ) 
a. Nội dung: 
* Mở bài: Giới thiệu về Hồ Chí Minh (1.0) .
* Thân bài: 
1. Hoàn cảnh sáng tác 3 bài thơ ( 1.0).
2. Giới thiệu chân dung Hồ Chí Minh ( 4 điểm ).
* Đại nhân:(1.5đ) 
+ yêu tổ quốc.
+ yêu thiên nhiên.
+ yêu thương con người.
-> “Bác ơi! Tim Bác mênh mông thế .
 Ôm cả non sông mọi kiếp người”
 ( Tố Hữu )
* Đại trí:(1đ) 
+ bài học đánh cờ, thể hiện chiến lược quân sự , lãnh đạo.
“ lạc nước hai xe đành bỏ phí
Gặp thời một nước cũng thành công”.
 ( Nhật kí trong tù).
* Đại dũng:(1.5đ) Tinh thần thép: Ung dung, lạc quan, tự tại. Trong một số bài của bác). Bác chỉ nhắc đến một từ thép trong bài đề từ của “Nhật kí trong tù”. Nhưng bài nào, dòng nào, câu nào củng ánh lên tinh thần thép:
- Đi đường – Rèn luyện ý trí nghị lực.
- Ngắm trăng: Vượt lên hoàn cảnh.
- Tức cảnh Pác Bó: lạc quan , tin tưởng cuộc sống.
3. Mở rộng nâng cao vấn đề: Liên hệ thú lâm tuyền Bác khác với người xưa (1.0).
- Người xưa: Nguyễn Trãi – Nguyễn Khuyến: Sống ẩn mình, gửi tâm sự với cảnh, quay về với thiên nhiên.
- Hồ Chí Minh: Tình yêu thiên nhiên gắn liền với hoạt động yêu nước, cứu nước.
-> Chất cộng sản trong con người Hồ Chí Minh.
- Hình ảnh, tư tưởng Bác gắn với hành động của bản thân em và thế hệ trẻ hôm nay.
Kết bài: (1.0)
- Cảm nghĩ về chân dung Hồ Chí Minh ( 0.5).
- Hình ảnh về người chiến sĩ cộng sản.(0.5)

Tài liệu đính kèm:

  • docde thi hoc sinh gioi van 8 tam duoc.doc