Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn: Ngữ văn 9

Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn: Ngữ văn 9

ĐỀ:

 Câu 1: ( 4.0 điểm)

 Chỉ ra và phân tích giá trị của biện pháp tu từ ngữ âm trong câu thơ sau:

“ Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan

Đường Bạch Dương sương trắng nắng tràn”

 ( Tố Hữu)

 Câu 2: ( 6.0 điểm)

 Viết một văn bản ( không quá một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em được gợi ra từ hiện tượng sau:

 “Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp”

 Câu 3: ( 10.0 điểm)

 Phân tích giá trị nhân đạo của Truyện Kiều qua nhân vật Thúy Kiều.

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 781Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn: Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN 
NĂM HỌC: 2011- 2012
 MÔN : NGỮ VĂN 9
 Thời gian làm bài: 150 phút
 ( Không kể thời gian phát đề)
ĐỀ:
 Câu 1: ( 4.0 điểm)
 Chỉ ra và phân tích giá trị của biện pháp tu từ ngữ âm trong câu thơ sau:
“ Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan
Đường Bạch Dương sương trắng nắng tràn”
 ( Tố Hữu)
 Câu 2: ( 6.0 điểm)
 Viết một văn bản ( không quá một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em được gợi ra từ hiện tượng sau:
 “Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp”
 Câu 3: ( 10.0 điểm)
 Phân tích giá trị nhân đạo của Truyện Kiều qua nhân vật Thúy Kiều.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:
 Câu 1: 
Yêu cầu về nội dung: (3.0 điểm)
- Xác định được biện pháp tu từ ngữ âm được sử dụng trong hai câu thơ: Âm mở ( an, ang ,ơi), cách gieo thanh điệu ( chủ yếu là thanh bằng : có mười thanh bằng)
- Phân tích tác dụng:
+ Trong tiếng Việt âm mở là những âm sáng, gợi cảm giác tươi vui, rộng mở. Hai câu thơ mang âm hưởng chung như một tiếng reo vui trước cảnh thiên nhiên tươi đẹp, mới lạ nơi nước bạn xa xôi.
Đó là màu trắng của sương tuyết, màu của hàng cây bạch dương và màu của nắng. Sắc màu của sự sống như đang lan tỏa, tràn ngập khắp xung quanh, tràn vào trong lòng thi nhân, trong tiếng reo vui đầy hứng khởi.
+ Cách gieo thanh điệu, câu thơ chủ yếu là vần bằng nhưng không gợi cảm giác buồn như vẫn thường có mà kết hợp với các thanh trắc, cùng với âm mở khiến cho ta cảm nhận được niềm hân hoan trong cảm xúc của nhà thơ trước khung cảnh thiên nhiên đẹp và mới lạ của nước bạn. Tiếng reo vui hân hoan cũng là một lời san sẻ với người mình yêu thương, với quê hương, đất nước mình.
Yêu cầu về hình thức: (1.0 điểm)
- Nội dung bài phân tích phải được triển khai dưới dạng một bài văn ngắn.
- Học sinh phải bám sát vào từng hình ảnh trong câu thơ để phân tích tác dụng của biện pháp tu từ ngữ âm.
Câu 2:
2.1 Yêu cầu chung:
 - Thể loại: Nghị luận xã hội
 - Nội dung: Nghị lực của con người trong cuộc sống.
 - Cách thức triển khai nội dung vấn đề: Bài viết triển khai dưới dạng một bài văn ngắn, có bố cục hợp lí, nội dung triển khai mạch lạc.
2.2 Yêu cầu cụ thể:
Mỗi học sinh có thể triển khai nội dung vấn đề theo các hướng khác nhau nhưng cần đảm bảo những ý cơ bản sau:
* Mở bài: ( 0.5 điểm) Giới thiệu vấn đề nghị luận: Nghị lực của con người trong cuộc sống.
* Thân bài: ( 5.0 điểm) Triển khai các ý sau:
- Sỏi đá tượng cho những đường nét thô cứng, nét khô cằn trong tự nhiên. Nhắc đến nó người ta nghĩ đến môi trường sống khắc nghiệt, đầy khó khăn và thử thách
 - Những bông hoa của loài cây hoa dại khẳng định cái đẹp, sức sống mãnh liệt của loài cây, vượt lên cái khô cằn sỏi đá để tồn tại vaø góp những bông hoa cho đời.
 - Trong cuộc sống con người, vùng sỏi đá khô cằn làm người ta nghĩ đến hoàn cảnh sống khắc nghiệt,nơi đó con người để tồn tại được sẽ phải cố gắng rất nhiều với nghị lực phi thường. Đó là hoàn cảnh sống bên ngoài nhưng cũng có trường hợp là những khó khăn nằm trong chính bản thân con người.
 - Cây hoa dại nở ra những chùm hoa tuyệt đẹp giống như sự sống và cái đẹp vẫn nảy sinh và tự khẳng định. Liên hệ ta thấy có sự tương đồng với những người tuy sống trong hoàn cảnh thử thách khắc nghiệt nhưng không hề nhụt chí vươn lên mà vẫn đầy bản lĩnh để khẳng định mình 
( Liên hệ tấm gương nghị lực trong cuộc sống )
 - Cuộc sống đầy rẫy những khó khăn. Nó đặt con người vào những hoàn cảnh, môi trường nhiều khi rất bất lợi. Mặc dù vậy, nếu con người luôn biết vượt qua thì họ sẽ là người chiến thắng. cần phải biết khắc phục hoàn cảnh để làm được những điều có ích cho bản thân và cho xã hội
 - Hoàn cảnh tuy có tác dụng chi phối con người nhưng trong trường hợp cụ thể con người vẫn có thể tác động lại hoàn cảnh, làm thay đổi hoàn cảnh, biến đổi nó theo chiều hướng tốt đẹp hơn. Đó là hành động mang tính tích cực, đáng được khen ngợi.
* Kết bài : ( 0.5 điểm)
 - Bài học thu được từ thiên nhiên này có ý nghĩa lớn lao trong cuộc sống con người đặc biệt đối với những người trẻ tuổi. Không phải lúc nào chúng ta cũng được sống trong môi trường thuận lợi. và không phải lúc nào một môi trường thuận lợi cũng thật có ích đối với con người.
 - Mỗi người cần bồi dưỡng cho mình một nghị lực phi thường để có thể thích nghi và vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Người chiến thắng là người luôn biết vượt lên hoàn cảnh và vượt lên chính mình.
Câu 3:
3.1 Yêu cầu chung:
- Thể loại: Nghị luận văn học- Phân tích nhân vật Thúy Kiều để làm nổi bật một nội dung lớn của Truyện Kiều: giá trị nhân đạo
- Biết chọn và phân tích những dẫn chứng tiêu biểu về nhân vật Thúy Kiều để minh họa cho một nội dung đã được xác định
- Biết làm một bài văn nghị luận văn học, có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc.
3.2 Yêu cầu cụ thể:
* Mở bài: ( 1.0 điểm)
 - Truyện Kiều là câu chuyện về một tấm lòng trong cơn dâu bể. Giá trị nhân đạo của Truyện Kiều thể hiện ở tiếng nói đồng cảm với những bi kịch, đồng tình với những khát vọng chân chính của con người. Đó là sự cảm thương sâu sắc trước số phận bi kịch, là lời khẳng định, ngợi ca con người và những khát vọng chân chính của con người.
 - Tiếng nói nhân đạo ấy chủ yếu toát lên từ hình tượng Thúy Kiều.
 * Thân bài : ( 8.0 điểm)
 - Nhân vật Thúy Kiều là hiện thân những bi kịch của người phụ nữ. Hai bi kịch lớn nhất ở Kiều là bi kịch tình yêu tan vỡ và bi kịch bị chà đạp về nhân phẩm:
 + Tình yêu Kim- Kiều là một tình yêu lí tưởng với “người quốc sắc kẻ thiên tài” nhưng cuối cùng “giữa đường đứt gánh tương tư”. Tình yêu tan vỡ và không bao giờ hàn gắn lại được. Màn đoàn viên “có hậu” về cơ bản chỉ là “một cung gió thảm mưa sầu”(Đặng Thanh Lê)
 + Kiều là một người luôn ý thức về nhân phẩm nhưng cuối cùng bị chà đạp về nhân phẩm. Nàng trở thành món hàng để kẻ buôn người họ Mã “cò kè bớt một thêm hai.” Rồi nàng phải thất thân 
với những kẻ như Mã Giám Sinh, phải “thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”
- Thúy Kiều là hiện thân vẻ đẹp của nhan sắc, tài hoa, tâm hồn:
 + Sắc và tài của Kiều đã đạt đến mức lí tưởng. ( Dẫn chứng và phân tích)
 + Tâm hồn đẹp đẽ thể hiện ở tấm lòng vị tha nhân hậu ( dẫn chứng- phân tích)
- Thúy Kiều còn là hiện thân khát vọng tình yêu tự do, khát vọng hạnh phúc và khát vọng về quyền được sống:
 + Khát vọng tình yêu tự do đậm sắc lãng mạn được thể hiện qua mối quan hệ Thúy Kiều- Kim Trọng. Nguyễn Du đã dành tất cả tài năng và tâm huyết để viết lên một bản tình ca say đắm có một không hai trong lịch sử văn học Việt Nam. Mối tình Kim- Kiều vượt ra ngoài lễ giáo phong kiến bằng tình yêu tự do, chủ động của hai người. Khác với nhiều phụ nữ xưa chịu sự sắp đặt của cha mẹ, Kiều chủ động đến với tình yêu theo tiếng gọi của trái tim. Kiều táo bạo chủ động nhưng đồng thời cũng là người thủy chung như nhất trong tình yêu.
 + Khát vọng về hạnh phúc, về quyền sống đã đưa Kiều trở thành đại diện cho con người bị áp bức vùng lên làm chủ số phận mình trong tư thế chiến thắng, tư thế chính nghĩa. “ Nàng rằng: lồng lộng trời cao- Hại nhân, nhân hại, sự nào tại ta”
* Kết bài: (1.0 điểm)
 Với nhân vật Thúy Kiều, Nguyễn Du là nhà nhân đạo chủ nghĩa rất mực yêu thương, rất mực đề cao con người, đề cao những khát vọng chân chính của con người.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE CHON HSG VAN 9 MT.doc