Đề thi học kì I môn Vật lí Lớp 7 - Triệu Thị Trang - Trường THCS Nội Thôn

Đề thi học kì I môn Vật lí Lớp 7 - Triệu Thị Trang - Trường THCS Nội Thôn

. Mối quan hệ giữa góc tới và góc phản xạ khi ánh sáng gặp gương phẳng như thế nào?

A. góc tới gấp đôi góc phản xạ. B. góc tới lớn hơn góc phản xạ.

C. góc phản xạ bằng góc tới. D. góc phản xạ lớn hơn góc tới.

5. ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng:

A. lớn hơn vật B. bằng vật C. nhỏ hơn vật D. gấp đôi vật.

6. ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi:

A. nhỏ hơn vật B. bằng vật C. lớn hơn vật D. gấp đôi vật.

7. ảnh của một vật tạo bởi gương lõm:

A. lớn hơn vật B. bằng vật C. nhỏ hơn vật D. gấp đôi vật.

 

doc 8 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 704Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì I môn Vật lí Lớp 7 - Triệu Thị Trang - Trường THCS Nội Thôn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Đề thi học kì I
Môn: Vật lý Lớp: 7 
Thời gian: 45 phút(không kể thời gian giao đề)
Người ra đề: Triệu Thị Trang
 Đơn vị: Trường THCS Nội Thôn
Đề 1
Ma trận
Nội dung
Các cấp độ tư duy
Tổng cộng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
1. ánh sáng:
- Nguồn sáng
- Vật sáng
- Định luật.
1(0,25đ)
11(0,25đ)
2(0,25đ)
3(0,25đ)
4(0,25đ)
11(2đ)
6 câu(3,25 đ)
2. ảnh tạo bởi:
- Gương phẳng
- Gương cầu lồi
- Gương cầu lõm.
6(0,25đ)
5(0,25đ)
7(0,25đ)
(0,25đ)
12(3 đ)
5 câu(4đ)
3. Âm học
8(0,25đ)
9(0,25đ)
10(0,25đ)
13(2 đ)
4 câu (2,75đ)
Tổng
TNKQ
(0,75đ)
TNKQ
(2đ)
TNKQ(0,25đ) + TL (7đ)
15 câu
(10đ)
Đề bài
I. Phần trắc nghiệm khách quan.(3 điểm)
Khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Vì sao ta nhìn thấy một vật?
A. Vì ta mở mắt về phía vật đó. B. Vì mắt ta phát ra các tia sáng chiếu lên vật.
C. Vì ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta. D. Vì vật được chiếu sáng.
2. Hãy chỉ ra vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng?
A. Ngọn nến đang cháy B. Vỏ chai sáng chói dưới trời nắng.
C. Mặt trời D. Đèn ống đang sáng.
3. Đứng trên mặt đất, trường hợp nào dưới đây ta thấy có nhật thực?
A. Ban đêm, khi mặt trời nửa kia của Trái Đất che khuất nên ánh sáng mặt trời không đến được nơi ta đứng.
B. Ban ngày, khi Mặt Trăng không nhận được ánh sáng Mặt Trời vì bị Trái Đất che khuất.
C. Khi Mặt Trời che khuất Mặt Trăng, không cho ánh sáng từ Mặt Trăng tới Trái Đất.
D. ý A và C đúng.
4. Chiếu một tia sáng lên một gương phẳng ta thu được một tia phản xạ tạo bởi tia với tia tới một góc 400. Tìm giá trị góc tới:
A. 200 B. 800 C. 400 D. 600
5. Nói về tính chất của một vật tạo bởi gương phẳng, câu phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Hứng được trên màn và lớn bằng vật. 
 B. Không hứng được trên màn và bé hơn vật
C. Không hứng được trên màn và lớn hơn vật
D. Hứng được trên màn và bé hơn vật.
6. ảnh ảo của vật nhìn qua gương cầu lõm bao giờ cũng.....
A. bé hơn vật B. lớn hơn vật
C.bằng vật D. bé hơn hoặc bằng vật.
7. Một gương có tính chất sau đây: Điểm sáng luôn luôn cho ảnh ảo. Đó là gương:
A. Gương cầu lồi B. Gương cầu lõm
C. Gương phẳng D. a và c đều đúng.
8. Âm không thể truyền qua được môi trường:
A. Chất khí B. Chân không C. Chất lỏng D. Chất rắn.
9. Vận tốc truyền âm trong các môi trường giảm theo thứ tự:
A. Rắn, lỏng và khí B. Rắn, khí và lỏng
C. Khí, rắn và lỏng D. Khí, lỏng và rắn.
10. Để chống ô nhiễm tiếng ồn cần:
A. Làm giảm độ to của tiếng ồn phát ra.
B. Ngăn chặn đường truyền của tiếng ồn.
C. Làm cho tiếng ồn bị phản xạ theo hướng khác.
D. Cả 3 biện pháp trên.
11. Phát biểu sau đây không chính xác:
A. Góc phản xạ bằng góc tới.
B. Góc tới bằng góc phản xạ.
C. Góc tới là góc hợp bởi tia tới và pháp tuyến của mặt gương tại điểm tới.
D. Góc phản xạ là góc hợp bởi tia phản xạ và pháp tuyến của mặt gương tại điểm tới.
12. Khi một vật sáng đặt song song với gương câu lồi(vuông góc với đường thẳng qua tâm gương và điểm giữa của gương), ảnh quan sát được qua gương là:
A. song song, cùng chiều và lớn hơn vật.
B. song song, ngược chiều và lớn hơn vật.
C. song song, cùng chiều và nhỏ hơn vật.
D. song song, ngược chiều và nhỏ hơn vật.
II. Tự luận (7 điểm)
11. Chiếu một tia sáng SI lên một gương phẳng:
a) Vẽ tia phản xạ
b) Vẽ một vị trí đặt gương để thu được tia phản xạ theo phương nằm ngang từ trái sang phải.
 S
 I
12. Hãy chọn từ mô tả bề mặt của vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém trong các từ sau: mềm, ấm, nhẵn, mấp mô, xốp, phẳng, đen, lạnh, ghồ ghề, cứng.
13. Hãy dùng lập luận để chứng tỏ rằng ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lồi luôn luôn bé hơn ảnh ảo của vật đó tạo bởi gương cầu lõm.
Đáp án và biểu điểm vật lý 7 (đề 1)
I. Trắc nghiệm khách quan(3 điểm)
Mỗi ý đúng 0,25 điểm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
C
B
B
C
A
A
D
B
A
D
B
C
II. Tự luận( 7 điểm)
11.
a) Vẽ đúng tia phản xạ (1 điểm)
b) (1 điểm)
Pháp tuyến IN chia đôi góc SIR thành hai góc i và i' với i = i'.
Vẽ mặt gương vuông góc với pháp tuyến IN.
12. Ta biết ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lồi bé hơn ảnh của vật đó tạo bởi gương phẳng:
 A1B1< AB (1) (0,5 điểm)
Mặt khác ta lại biết ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm lại lớn hơn ảnh tạo bởi gương phẳng:
 A2B2>AB (2) (0,5 điểm)
So sánh (1) với (2) suy ra:
 A2B2>AB > A1B1 (1 điểm)
Nghĩa là: A2B2 > A1B1 (1 điểm)
13. - Từ mô tả bề mặt của vật phản xạ âm tốt các từ sau: nhẵn, phẳng, cứng. (1 điểm)
- Từ mô tả bề mặt của vật phản xạ âm kém trong các từ sau: mềm, ấm, mấp mô, xốp, đen, lạnh, ghồ ghề. (1 điểm)
Đề thi học kì I
Môn: Vật lý Lớp: 7 
 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Người ra đề: Triệu Thị Trang
 Đơn vị: Trường THCS Nội Thôn
Đề 2
Ma trận
Nội dung
Các cấp độ tư duy
Tổng cộng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
1. ánh sáng:
- Nguồn sáng
- Vật sáng
- Định luật.
1(0,25đ)
2(0,25đ)
3(0,25đ)
13(2đ)
4(0,25đ)
5 câu(3 đ)
2. ảnh tạo bởi:
- Gương phẳng
- Gương cầu lồi
- Gương cầu lõm.
5(0,25đ)
6(0,25đ)
7(0,25đ)
8(0,25đ)
9(0,25đ)
14(3đ)
6 câu(4,25 đ)
3. Âm học
10(0,25đ)
11(0,25đ)
12(0,25đ)
15(2đ)
4 câu (2,75đ)
Tổng
TNKQ
(1,25đ)
TNKQ(1,5đ)
+ TL(2đ)
TNKQ(0,25đ) + TL (5đ)
15 câu
(10đ)
Đề bài
I. Phần trắc nghiệm khách quan(3 điểm)
Khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng
 1. Vì sao ta nhìn thấy một vật?
A. Vì ta mở mắt về phía vật đó. B. Vì mắt ta phát ra các tia sáng chiếu lên vật.
C. Vì ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta. D. Vì vật được chiếu sáng.
2. Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền theo đường nào?
A. theo nhiều đường khác nhau. B. theo đường gấp khúc.
C. theo đường thẳng. D. theo đường cong.
3. Tia phản xạ trên gương phẳng nằm trong cùng mặt phẳng với:
A. tia tới và đường vuông góc với tia tới.
B. tia tới và đường pháp tuyến với gương.
C. đường pháp tuyến với gương và đường vuông góc với tia tới.
D. tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới.
4. Mối quan hệ giữa góc tới và góc phản xạ khi ánh sáng gặp gương phẳng như thế nào?
A. góc tới gấp đôi góc phản xạ. B. góc tới lớn hơn góc phản xạ.
C. góc phản xạ bằng góc tới. D. góc phản xạ lớn hơn góc tới.
5. ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng:
A. lớn hơn vật B. bằng vật C. nhỏ hơn vật D. gấp đôi vật.
6. ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi:
A. nhỏ hơn vật B. bằng vật C. lớn hơn vật D. gấp đôi vật.
7. ảnh của một vật tạo bởi gương lõm:
A. lớn hơn vật B. bằng vật C. nhỏ hơn vật D. gấp đôi vật.
8. Vì sao người lái xe ôtô lại không dùng gương cầu lõm đặt phía trước để quan sát ảnh của các vật ở trên đường, phía sau xe?
A. vì gương cầu lõm chỉ cho ảnh thật, phải hứng trên màn mới thấy được.
B. vì ảnh ảo quan sát được trên gương cầu lõm rất lớn nên chỉ nhìn thấy một phần.
C. vì trong gương cầu lõm ta chỉ nhìn thấy ảnh ảo của những vật ở gần gương( không quan sát được các vật ở xa).
D. vì vùng nhìm thấy của gương cầu lõm quá bé.
9. Lần lượt đặt mắt trước một gương cầu lồi, một gương phẳng(cùng chiều rộng), cách hai gương một khoảng bằng nhau. So sánh vùng nhìn thấy của hai gương:
A. vùng nhìn thấy của gương phẳng lớn hơn gương cầu lồi.
B. vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn gương phẳng.
C. vùng nhìn thấy cảu hai gương bằng nhau.
D. không so sánh được.
10. Âm phát ra càng to khi:
A. nguồn âm có kích thước càng lớn. B. nguồn âm dao động càng mạnh.
C. nguồn âm dao động càng nhanh. D. nguồn âm có khối lượng càng lớn.
11. Ta có thể nghe thấy tiếng vang khi:
A. âm phản xạ đến tai ta trước âm phát ra.
B. âm phát ra và âm phản xạ đến tai ta cùng một lúc.
C. âm phát ra đến tai ta trước âm phản xạ.
D. âm phản xạ gặp vật cản.
12. Vật phản xạ âm tốt là những vật có bề mặt:
A. phẳng và sáng. B. nhẵn và cứng.
C. gồ ghề và mềm. D. mấp mô và cứng.
II. Tự luận (7 điểm)
13. Hãy giải thích vì sao có thể dùng gương cầu lõm để tập trung ánh sáng mặt trời?
14. Cho một mũi tên AB đặt vuông góc với mặt của một gương phẳng.
a) Vẽ ảnh của mũi tên tạo bởi gương phẳng?
b) Vẽ một tia tới AI trên gương và tia phản xạ IR tương ứng.
c) Đặt vật AB như thế nào tì có ảnh AB song song, cùng chiều với vật.
15. Một công trường xây dựng nằm giữa khu dân cư nhà em đang sống. Hãy đề ra bốn biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn do công trường gây ra?
Đáp án và biểu điểm
I. Phần trắc nghiệm khách quan(3 điểm)
Khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng
Mỗi ý đúng 0,25 điểm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
C
C
D
C
B
A
A
C
B
B
C
B
II. Tự luận (7 điểm)
13. (2 điểm)
Vì mặt trời ở rất xa nên các tia sáng mặt trời tới gương coi như những tia sáng song song, sau khi phản xạ lên gương sẽ cho chùm tia phản xạ tập chung ở một điểm, nghĩa là toàn bộ ánh sáng từ Mặt Trời đến gương đều tập trung ở điểm đó.
14.a) (1 điểm)
b) (1 điểm)
c) (1 điểm)
15. Chỉ ra bốn biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn: ( mỗi ý 0,25 điểm)
VD:- Yêu cầu công trường không được làm việc vào giờ nghỉ ngơi.
- Quy định mức độ to của âm phát ra từ công trường không được quá 80dB.
- Xây tường bao quanh công trường để chặn đường truyền tiếng ồn từ công trường.
- treo rèm.
- Đóng cửa.
- ....

Tài liệu đính kèm:

  • docDe thi HKI71011HOT.doc