Đề thi & Đề cương giữa kì II môn: Ngữ văn 8

Đề thi & Đề cương giữa kì II môn: Ngữ văn 8

I. TRẮC NGHIỆM: (2đ)

Câu 1: Trong bài “ Quê hương”, Tế Hanh đã so sánh “ cánh buồm” với hình ảnh nào?

A. Con tuấn mã B. Mảnh hồn làng C. Dân làng D. Quê hương

Câu 2: Ý nào nói đúng nhất hoàn cảnh sáng tác bài “ Khi con tu hú”?

A. Khi tác giả mới bị thực dân Pháp bắt và giam ở nhà lao Thừa Phủ.

B. Khi tác giả mới giác ngộ cách mạng.

C. Khi tác giả đang bị giải từ nhà lao này sang nhà lao khác.

D. Khi tác giả đã vượt ngục để trở về với cuộc sôngs tự do.

Câu 3: Câu nào dưới đây không phải là câu cảm thán?

A. Thế thì con biết làm thế nào đươc! B. Thảm hại thay cho nó!

C. Lúc bấy giờ ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!

D. Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu!

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 762Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi & Đề cương giữa kì II môn: Ngữ văn 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: THI GIỮA KÌ II
Lớp: . MÔN: NGỮ VĂN 8
I. TRẮC NGHIỆM: (2đ)
Câu 1: Trong bài “ Quê hương”, Tế Hanh đã so sánh “ cánh buồm” với hình ảnh nào?
A. Con tuấn mã B. Mảnh hồn làng C. Dân làng D. Quê hương
Câu 2: Ý nào nói đúng nhất hoàn cảnh sáng tác bài “ Khi con tu hú”?
Khi tác giả mới bị thực dân Pháp bắt và giam ở nhà lao Thừa Phủ.
Khi tác giả mới giác ngộ cách mạng.
Khi tác giả đang bị giải từ nhà lao này sang nhà lao khác.
Khi tác giả đã vượt ngục để trở về với cuộc sôngs tự do.
Câu 3: Câu nào dưới đây không phải là câu cảm thán?
A. Thế thì con biết làm thế nào đươc! B. Thảm hại thay cho nó!
C. Lúc bấy giờ ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!
D. Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu!
Câu 4: Ai là người thường dùng thể chiếu?
A. Nhà sư B. Nhà vua C. Nhà nho D. Tất cả đều đúng.
Câu 5: Dòng nào nói đúng nhất dấu hiệu nhận biết câu phủ định?
Là câu có những từ cảm thán như: biết bao, ôi, thay
Là câu có sử dụng dấu chấm than khi viết.
Là câu có từ ngữ phủ định: không, chưa, chẳng.
Là câu có ngữ điệu phủ định.
Câu 6: Trần Quốc Tuấn đã sử dụng biện pháp tu từ nào để lột tả sự ngang nhiên, láo xược của quân giặc xâm lược?
A. Vật hoá B. Nhân hóa C. So sánh D. Ẩn dụ
Câu 7: Câu : “ Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô - Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã” biểu thị hành động nói nào?
A. Trình bày B. Bộc lộ cảm xúc C. Hỏi D. Điều khiển
Câu 8: Luận điểm là..?
Vấn đề được đưa ra giải quyết trong bài văn nghị luận
Một phần của vấn đề được đưa ra giải quyết trong bài văn nghị luận.
Tư tưởng, quan điểm cơ bản nêu ra trong bài văn nghị luận.
Hệ thống lí lẽ và dẫn chứng trong bài văn nghị luận.
II. PHẦN TỰ LUẬN (8đ).
Câu 1: (3đ) Cho câu thơ: “ Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,”
Chép 6 câu thơ tiếp sau câu trên.
Nêu cảm nhận của mình về hình ảnh dũng mãnh, oai vệ và quyền uy tuyệt đối của hổ chốn rừng xanh qua các câu thơ trên bằng đoạn văn khoảng 8 câu. Trong đoạn văn có sử dụng câu cảm thán.
Riêng lớp 8A, đoạn văn có sử dụng thêm 1 câu nghi vấn không dùng để hỏi.
Câu 2: (5đ) Viết bài văn. HS chọn 1 trong 2 đề sau:
Đề 1: Hiện nay, học sinh sử dụng điện thoại di động rất phổ biến. Có bạn cho rằng việc đó là cần thiết. Nhưng có bạn lại cho rằngkhông cần vì nó có thể gây nhiều hậu quả xấu. Em hãy viết 1 bài văn nghị luận chứng minh thuyết phục bạn theo ý kiến của mình.
Đề 2: Nhân dân ta có câu: “ Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau.” Em hiểu câu đó như thế nào? Viết bài văn trình bày ý kiến của mình về câu tục ngữ trên.
CHÚC CÁC EM LÀM BÀI TÔT !
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI GIỮA KÌ II NGỮ VĂN 8
I. PHẦN VĂN BẢN:
1. Nội dung: Các VB đã học, trừ VB thơ của Hồ Chí Minh.
2. Yêu cầu: - Học thuộc các bài thơ đã học.
- Nhớ những nội dung chính của các VB , tên tác giả, tác phẩm.
- Làm thêm sách bài tập trắc nghiệm.
- Viết đoạn văn cảm thụ ( có chứa kiến thức TV): VD:
+ Hình ảnh con hổ trong khổ 2, 3 bài “Nhớ rừng”.
+ Hình ảnh con thuyền, người dân chài bài “ Quê hương”.
+ Tấm lòng vị chủ tướng Trần Quốc Tuấn qua bài “ Hịch tướng sĩ”.
II. PHẦN TIẾNG VIỆT:
1. Nội dung: Phần kiến thức tiếng việt đã học từ HK II đến tuần 27.
2. Yêu cầu: - Học thuộc các khái niệm liên quan đến kiến thức đã học. Biết lấy VD.
- Làm thêm sách bài tập trắc nghiệm.
III. PHẦN TẬP LÀM VĂN
1. Nội dung: phần văn nghị luận, thuyết minh.
2. Yêu cầu: - Học thuộc các khái niệm : luận điểm, luận cứ, lập luận.
- Thực hành viết 1 số đoạn văn, bài văn làm sáng rõ luận điểm hoặc thuyết minh.
VD: - Thuyết minh về 1 tác giả, tác phẩm mà em thích trong chương trình ngữ văn 8.
Nghị luận về :
+ Việc sử dụng điện thoại trong học sinh hiện nay.
+ Chơi điện tử.
+ Tư tưởng đạo lí trong 1 số câu tục ngữ như : “ Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau” , “ Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học”
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI GIỮA KÌ II NGỮ VĂN 8
I. PHẦN VĂN BẢN:
1. Nội dung: Các VB đã học, trừ VB thơ của Hồ Chí Minh.
2. Yêu cầu: - Học thuộc các bài thơ đã học.
- Nhớ những nội dung chính của các VB , tên tác giả, tác phẩm.
- Làm thêm sách bài tập trắc nghiệm.
- Viết đoạn văn cảm thụ ( có chứa kiến thức TV): VD:
+ Hình ảnh con hổ trong khổ 2, 3 bài “Nhớ rừng”.
+ Hình ảnh con thuyền, người dân chài bài “ Quê hương”.
+ Tấm lòng vị chủ tướng Trần Quốc Tuấn qua bài “ Hịch tướng sĩ”.
II. PHẦN TIẾNG VIỆT:
1. Nội dung: Phần kiến thức tiếng việt đã học từ HK II đến tuần 27.
2. Yêu cầu: - Học thuộc các khái niệm liên quan đến kiến thức đã học. Biết lấy VD.
- Làm thêm sách bài tập trắc nghiệm.
III. PHẦN TẬP LÀM VĂN
1. Nội dung: phần văn nghị luận, thuyết minh.
2. Yêu cầu: - Học thuộc các khái niệm : luận điểm, luận cứ, lập luận.
- Thực hành viết 1 số đoạn văn, bài văn làm sáng rõ luận điểm hoặc thuyết minh.
VD: - Thuyết minh về 1 tác giả, tác phẩm mà em thích trong chương trình ngữ văn 8.
Nghị luận về :
+ Việc sử dụng điện thoại trong học sinh hiện nay.
+ Chơi điện tử.
+ Tư tưởng đạo lí trong 1 số câu tục ngữ như : “ Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau” , “ Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học”

Tài liệu đính kèm:

  • docde thi va de cuong giua ki 2 ngu van 8.doc