Đề thi chọn học sinh năng khiếu môn Vật lý cấp THCS - Phòng GD&ĐT huyện Đoan Hùng (Có đáp án)

Đề thi chọn học sinh năng khiếu môn Vật lý cấp THCS - Phòng GD&ĐT huyện Đoan Hùng (Có đáp án)

Câu 1: ( 2.5 điểm )

 Có 8 quả cầu cùng bằng 1 chất, có kích thước và hình dạng bên ngoài hoàn toàn giống nhau, trong đó 1 quả có lỗ rỗng. Dùng một cân Robecvan đúng ( không có quả cân ); hãy tìm ra quả cầu có lỗ rỗng với không quá 2 lần cân ?

Câu 2: ( 2.5 điểm )

Một bể nước hình hộp chữ nhật có kích thước: 3m x4m x 1,5m.

a) Một máy bơm nước đưa nước vào bể 4 lít trong một giây. Hỏi sau bao lâu bể đầy nước?

b) Nếu bơm vào 4lít trong một giây và hút ra 12 lít trong một phút thì sau bao lâu bể đầy nước?

 Câu 3: ( 2.5 điểm )

Ở 00c, 0,5 kg không khí chiếm thể tích 385 lít. ở 300c, 1kg không khí chiếm thể tích 855lít.

a) Tính khối lượng riêng của không khí ở hai nhiệt độ trên?

b) Tính trọng lượng riêng của không khí ở hai nhiệt độ trên?

c) Nếu trong một phòng có hai loại không khí trên thì không khí nào nằm ở dưới? Giải thích tại sao khi vào phòng thường thấy lạnh chân?

 

doc 11 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 870Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh năng khiếu môn Vật lý cấp THCS - Phòng GD&ĐT huyện Đoan Hùng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng giáo dục và đào tạo huyện đoan hùng
Đề thi chọn học sinh năng khiếu lý 6
Năm học 2008-2009
 Ngày thi: 29 tháng 04 năm 2008
(Thời gian làm bài:90 phút – Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: ( 2.5 điểm ) 
	Có 8 quả cầu cùng bằng 1 chất, có kích thước và hình dạng bên ngoài hoàn toàn giống nhau, trong đó 1 quả có lỗ rỗng. Dùng một cân Robecvan đúng ( không có quả cân ); hãy tìm ra quả cầu có lỗ rỗng với không quá 2 lần cân ? 
Câu 2: ( 2.5 điểm ) 
Một bể nước hình hộp chữ nhật có kích thước: 3m x4m x 1,5m.
a) Một máy bơm nước đưa nước vào bể 4 lít trong một giây. Hỏi sau bao lâu bể đầy nước?
b) Nếu bơm vào 4lít trong một giây và hút ra 12 lít trong một phút thì sau bao lâu bể đầy nước?
 Câu 3: ( 2.5 điểm ) 
ở 00c, 0,5 kg không khí chiếm thể tích 385 lít. ở 300c, 1kg không khí chiếm thể tích 855lít.
a) Tính khối lượng riêng của không khí ở hai nhiệt độ trên?
b) Tính trọng lượng riêng của không khí ở hai nhiệt độ trên?
c) Nếu trong một phòng có hai loại không khí trên thì không khí nào nằm ở dưới? Giải thích tại sao khi vào phòng thường thấy lạnh chân?
Câu 4 (2.5 điểm ).
20cm
Một vật bằng nhôm hình trụ có chiều cao 20 cm 
 và bán kính 2 cm .Tính khối lượng của khối trụ này cho.
 Biết khối lượng riêng của nhôm là 2,7 g/ cm3 .
b) Một vật khác có thể tích như thế , nhưng khi treo vào lực kế 
thì lực kế chỉ 19,6 N. Vậy vật ấy được làm bằng nguyên liệu gì ?
Họ và tên thí sinh: ..SBD:..
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Phòng giáo dục và đào tạo huyện đoan hùng
Hướng dẫn chấm chọn học sinh năng khiếu lý 6 
Năm học 2008-2009
A.Một số chú ý khi chấm bài:
ã Giám khảo cần bám sát yêu cầu giữa phần tính và phần lí luận của bài giải của thí sinh để cho điểm. 
ã Tổ chấm nên chia điểm nhỏ đến 0, 25. Điểm bài thi là tổng các điểm thành phần không làm tròn. 
Đáp án và biểu điểm
Câu 1: ( 2.5 điểm ) 
	Có 8 quả cầu cùng bằng 1 chất, có kích thước và hình dạng bên ngoài hoàn toàn giống nhau, trong đó 1 quả có lỗ rỗng. Dùng một cân Robecvan đúng ( không có quả cân ); hãy tìm ra quả cầu có lỗ rỗng với không quá 2 lần cân ? 
Đáp án
Thang điểm
 Lần cân thứ nhất, đặt lên mỗi đĩa cân 3 quả cầu còn 2 quả cầu để ngoài. Xảy ra 2 khả năng:
 a) Hai đĩa cân thăng bằng quả có lỗ rỗng là 1 trong 2 quả để ngoài. Trong lần cân 2 ta đặt mỗi quả đó lên 1 bên đĩa, cân không thăng bằng; quả có lỗ nằm bên đĩa cân được nâng lên.
 b) Hai đĩa cân không thăng bằng: Quả có lỗ là 1 trong 3 quả nằm ở bên đĩa cân được nâng lên.
 Trong lần cân thứ 2; Ta lấy 2 quả trong ba quả đó đặt vào 2 bên đĩa cân. Xảy ra 2 trường hợp.
Trường hợp 1: Cân thăng bằng thì quả có lỗ là quả không đặt lên đĩa.
Trường hợp 2: Cân không thăng bằng; quả có lỗ nằm bên đĩa cân được nâng lên.
1.0
0.5
0.25
0.25
0.25
0.25
Câu 2: ( 3 điểm ) 
Một bể nước hình hộp chữ nhật có kích thước 3m x4m x 1,5m.
a) Một máy bơm nước đưa nước vào bể 4 lít trong một giây. Hỏi sau bao lâu bể đầy nước?
b) Nếu bơm vào 4lít trong một giây và hút ra 12 lít trong một phút thì sau bao lâu bể đầy nước?
Đáp án
Thang điểm
Thể tích bể nước là: V= 3x4x1,5 = 18m3 = 18000dm3
0,5
đã biết 1dm3 = 1lít 
a, Thời gian bơm đầy bể nước là: t = 18000/4 = 4500s = 1giờ 15phút 
0,5
b, Lượng nước chảy ra trong một phút là: 12lít/60giây = 0,2lít /giây
0,5
Vậy lượng nước bơm vào bể trong mỗi giây là:4 – 0,2 = 3,8 lít
0,5
Thời gian để bơm đầy bể là: 18000/3,8 = 4736,8s = 1giờ 18phút 56giây
0,5
Câu 3: ( 2.5 điểm ) 
ở 00c, 0,5 kg không khí chiếm thể tích 385 lít. ở 300c, 1kg không khí chiếm thể tích 855lít.
a) Tính khối lượng riêng của không khí ở hai nhiệt độ trên?
b) Tính trọng lượng riêng của không khí ở hai nhiệt độ trên?
c) Nếu trong một phòng có hai loại không khí trên thì không khí nào nằm ở dưới? Giải thích tại sao khi vào phòng thường thấy lạnh chân?
Đáp án
Thang điểm
a) Khối lượng riêng của không khí ở 00c là: 0,5/385 = 1,298kg/m3
0.5
Khối lượng riêng của không khí ở 300c là: 1/855 = 1,169kg/ m3
0.5
b)Trọng lượng riêng của không khí ở 00c là: 10x1,298kg/ m3 =12,98N/ m3
0.5
Trọng lượng riêng của không khí ở 300c là: 10x1,169kg/ m3 = 11,69N/ m3
0.5
c) Không khí lạnh có trọng lượng riêng lớn hơn nên ở phía dưới, vì vậy khi ta bước chân vào trong phòng ta cảm thấy lạnh chân
0.5
Câu 4 ( 2.5 điểm ).
20cm
Một vật bằng nhôm hình trụ có chiều cao 20 cm 
 và bán kính 2 cm .Tính khối lượng của khối trụ này cho.
 Biết khối lượng riêng của nhôm là 2,7 g/ cm3 .
b) Một vật khác có thể tích như thế , nhưng khi treo vào lực kế 
thì lực kế chỉ 19,6 N. Vậy vật ấy được làm bằng nguyên liệu gì ?
Đáp án
Thang điểm
a) Thể tích khối trụ : V = S.h = R2 = 251,2 cm3 .
Khối lượng khối trụ bằng nhôm : m= D.V = 678,24 g = 0,67824kg.
b) Khối lượng của vật : m, = P/10 = 1,96 kg
 Khối lượng riêng của vật: D’ = m’ /V =7,8g/ cm3. Đó là sắt 
0.5
1.0
1.0
Phòng giáo dục và đào tạo huyện đoan hùng
Đề thi chọn học sinh năng khiếu lý 7 
Năm học 2008-2009
 Ngày thi: 29 tháng 04 năm 2008
(Thời gian làm bài:90 phút – Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: ( 2.5 điểm ) 
	Vào lúc tia sáng mặt trời chiếu rọi xiêu góc 570 xuống bề mặt trái đất. Hỏi phải đặt gương phẳng nghiêng một góc bao nhiêu độ so với phương ngang để tia nắng chiếu hướng xuống giếng sâu theo phương thẳng đứng ?
Câu 2: ( 2 điểm ) 
Cho các thiết bị sau: Đèn sợi đốt (5cái: Đ1, Đ2, Đ3, Đ4, Đ5)
 Khóa K (3 cái: K1 K2 và K3), nguồn điện một chiều 4pin, dây nối. Hãy thiết kế một mạch điện đảm bảo các yêu cầu sau:
Khi cả ba khóa đóng thì 5 đèn cùng sáng
Khi K1 và K2 đóng thì đèn Đ1, Đ3, Đ5 cùng sáng
Khi K1 và K3 đóng thì đèn Đ1, Đ2, Đ4 cùng sáng
Các khóa đều để mở thì 5 đèn không sáng.
Câu 3: ( 2.5 điểm ) 
Một người cao 1,7m mắt cách đỉnh đầu 10cm, đứng soi gương trước một gương phẳng có dạng hình chữ nhật đứng treo trên tường (phương treo vuông góc với mặt sàn). Hãy cho biết:
a) Mép trên của gương cách mặt sàn một khoảng bằng bao nhiêu để người đó nhìn thấy ảnh của toàn bộ cơ thể mình.
b) Chiều cao tối thiểu của gương là bao nhiêu ? A2
A1
A
Đ1
Đ2
Câu 4: ( 2 điểm ) 
 Cho mạch điện như hình vẽ. Biết ampe kế A1 chỉ 0,1A và 
ampe kế A2 chỉ 0,3A. Thay nguồn điện trên bằng nguồn khác
thì ampe kế A chỉ 1,2A. 
 Hỏi số chỉ của hai ampekế A1 và A2 bây giờ là bao nhiêu ?
Câu 5: ( 1.0 điểm ) 
ở vùng núi người ta thường nghe thấy hiện tượng tiếng vang do sự phản xạ âm trên vách núi. Đo thời gian giữa âm phát ra và khi nhận được tiếng vang là 1,2s
Tính khoảng cách giữa người quan sát và vách núi. Biết vận tốc truyến âm trong không khí là 340m/s.
 Họ và tên thí sinh: ..SBD:..
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Phòng giáo dục và đào tạo huyện đoan hùng
Hướng dẫn chấm chọn học sinh năng khiếu lý 7 
Năm học 2008-2009
Một số chú ý khi chấm bài:
ã Giám khảo cần bám sát yêu cầu giữa phần tính và phần lí luận của bài giải của thí sinh để cho điểm. 
ã Tổ chấm nên chia điểm nhỏ đến 0, 25. Điểm bài thi là tổng các điểm thành phần không làm tròn. 
Đáp án và biểu điểm
Câu 1: ( 2.5 điểm ) 
	Vào lúc tia sáng mặt trời chiếu rọi xiêu góc 570 xuống bề mặt trái đất. Hỏi phải đặt gương phẳng nghiêng một góc bao nhiêu độ so với phương ngang để tia nắng chiếu hướng xuống giếng sâu theo phương thẳng đứng ?
Đáp án
Thang điểm
M
G
S
I
R
N
P
Vì tia sáng mặt trời tạo phương ngang góc 570 
và tia phản xạ chiếu theo hướng thẳng đứng
xuống đáy giếng nên ta có:
góc SIR = 570 + 900 = 1470. 
SIG = RIM = .
góc GIP = 570 + 16,50 = 73,50
Vậy phải đặt gương một góc 73,50 với phương ngang
1.0
1.0
0.5
Câu 2: ( 2 điểm ) 
Cho các thiết bị sau: Đèn sợi đốt (5cái: Đ1, Đ2, Đ3, Đ4, Đ5)
 Khóa K (3 cái: K1 K2 và K3), nguồn điện một chiều 4pin, dây nối. Hãy thiết kế một mạch điện đảm bảo các yêu cầu sau:
Khi cả ba khóa đóng thì 5 đèn cùng sáng
Khi K1 và K2 đóng thì đèn Đ1, Đ3, Đ5 cùng sáng
Khi K1 và K3 đóng thì đèn Đ1, Đ2, Đ4 cùng sáng
Các khóa đều để mở thì 5 đèn không sáng.
Đ1
K1
K2
K3
Đ3
Đ5
Đ4
Đ2
Đáp án
Thang điểm
2.0
Câu 3: ( 2.5 điểm ) 
Một người cao 1,7m mắt cách đỉnh đầu 10cm, đứng soi gương trước một gương phẳng có dạng hình chữ nhật đứng treo trên tường (phương treo vuông góc với mặt sàn). Hãy cho biết:
a) Mép trên của gương cách mặt sàn một khoảng bằng bao nhiêu để người đó nhìn thấy ảnh của toàn bộ cơ thể mình.
b) Chiều cao tối thiểu của gương là bao nhiêu ? 
Đáp án
Thang điểm
Đ
M
C
Đ/
C/
P
H
Q
K
a) Giả sử ta có hình vẽ như sau:
0.5
Xét rMĐĐ/ có ĐQ=QĐ/
	QH//MD
=> QH là đường trung bình của rMĐĐ/ => QH=
Vậy mép trên của gương phải cách mặt đất một khoảng 170-5=165cm
b) Xét rMCC/ có CK=KC/
	KP//MC
=> KP là đường trung bình của rMCC/ => KP=
=> Chiều cao tối thiểu của gương là:
A2
A1
A
Đ1
Đ2
 HP = CĐ-KP-HQ = 170-80-5=85cm
0.5
0.5
0.5
0.5
Câu 4: ( 2 điểm ) 
Cho mạch điện như hình vẽ. Biết ampe kế A1 chỉ 0,1A và 
ampe kế A2 chỉ 0,3A. Thay nguồn điện trên bằng nguồn khác
thì ampe kế A chỉ 1,2A. 
Hỏi số chỉ của hai ampekế A1 và A2 bây giờ là bao nhiêu ?
Đáp án
Thang điểm
Theo đề bài ta có: I2 = 3I1 . Do đó I = I1 + I2 = 4I1 (1)
Khi thay bằng nguồn điện khác ta vẫn có: I2’ = 3I1’ và I’ = I1’ + I2’ = 3I1’
Hay I’ = 4I1’ = 1,.2A I1’ = 0,3A 
 I2’ = 0,9A
0.5
1.0
0.5
Câu 5: ( 1.0 điểm ) 
ở vùng núi người ta thường nghe thấy hiện tượng tiếng vang do sự phản xạ âm trên vách núi. Đo thời gian giữa âm phát ra và khi nhận được tiếng vang là 1,2s
Tính khoảng cách giữa người quan sát và vách núi. Biết vận tốc truyến âm trong không khí là 340m/s.
Đáp án
Thang điểm
 Khoảng cách từ người đến vách núi là: d = 
1.0
Phòng giáo dục và đào tạo huyện đoan hùng
Đề thi chọn học sinh năng khiếu lý 8
Năm học 2008-2009
 Ngày thi: 29 tháng 04 năm 2008
(Thời gian làm bài:90 phút – Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: ( 2.5 điểm ) 
	Một ca nô và 1 bè thả trôi trên sông cùng xuất phát xuôi dòng từ A đến B. Khi ca nô đến B, nó lập tức quay lại và gặp bè ở C cách A là 4km. Ca nô tiếp tục chuyển động về A và quay lại gặp bè ở D. Cho biết AB = 20km vận tốc của bè là V1 = 4km/h.
a) Tính khoảng cách AD ?
b) Giải bằng cách vẽ đồ thị xác định ca nô và bè gặp nhau bao nhiêu lần ? thời điểm và khoảng cách gặp nhau ?
Câu 2: ( 2.5 điểm)
	Một khối gỗ hình hộp chữ nhật, tiết diện đáy S = 100cm2, cao h=2cm, được thả nổi trong nước sao cho khối gỗ thẳng đứng. Cho trọng lượng riêng của gỗ d= d0 ( d0 là trọng lượng riêng của nước; d0 = 10.000N/m3 ) 
Tìm phần gỗ tìm trong nước ?
Tính công để nhấc khối gỗ ra khỏi nước ? bỏ qua sự thay đổi mức nước.
Tính công cần thực hiện để nhấn chìm hoàn toàn khối gỗ ?
Câu 3: ( 3.0 điểm)
a) Một khí cầu có thể tích 10m3 chứa khí hiđrô,có thể kéo lên trên không một vật nặng bằng bao nhiêu? Biết trọng lượng của vỏ khí cầu là 100N, trọng lượng riêng của không khí là 12,9N/m3, của khí hi đrô là 0,9N/m3 .
b) Muốn kéo một người nặng 60kg lên không trung thì khí cầu phải có thể tích tối thiểu là bao nhiêu? Nếu coi trọng lượng của vỏ khí cầu là không đổi.
Câu 4: ( 2 điểm)
Tại sao khi thay đổi thời tiết cơ thể chúng ta cảm thấy mệt mỏi đau nhức gân cơ hắt hơi sổ mũi. Hãy giải thích triệu chứng trên bằng kiến thức vật lí?
 Họ và tên thí sinh: ..SBD:..
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Phòng giáo dục và đào tạo huyện đoan hùng
Hướng dẫn chấm chọn học sinh năng khiếu lý 8
Năm học 2008-2009
A.Một số chú ý khi chấm bài:
ã Giám khảo cần bám sát yêu cầu giữa phần tính và phần lí luận của bài giải của thí sinh để cho điểm. 
ã Tổ chấm nên chia điểm nhỏ đến 0, 25. Điểm bài thi là tổng các điểm thành phần không làm tròn. 
Đáp án và biểu điểm
Câu 1: ( 2.5 điểm ) 
	Một ca nô và 1 bè thả trôi trên sông cùng xuất phát xuôi dòng từ A đến B. Khi ca nô đến B, nó lập tức quay lại và gặp bè ở C cách A là 4km. Ca nô tiếp tục chuyển động về A và quay lại gặp bè ở D. Cho biết AB = 20km vận tốc của bè là V1 = 4km/h.
a) Tính khoảng cách AD ?
b) Giải bằng cách vẽ đồ thị xác định ca nô và bè gặp nhau bao nhiêu lần ? thời điểm và khoảng cách gặp nhau ?
Đáp án
Thang điểm
A
B
C
D
4km
Thời gian bè trôi đến C là: t = = 1h.
Thời gian ca nô đi gặp bè tại C là: t = hay = 1
Giải có: VCN = 36 km/h.
Thời gian bè trôi từ CD là: t1 = 
Thời gian ca nô đi đến A và quay lại gặp bè ở D là: t1 = 
Hay ta có: = 
A
S
B
t
4
C
D
2
1
3
4
5
Giải pt có CD = 1 vậy quãng đường CD = 4 + 1 = 5km
0.25
0.5
0.25
0.5
0.5
Sau khi gặp nhau ở D 
ca nô và bè gặp nhau 6 lần
0.5
Câu 2: ( 2.5 điểm)
	Một khối gỗ hình hộp chữ nhật, tiết diện đáy S = 100cm2, cao h=2cm, được thả nổi trong nước sao cho khối gỗ thẳng đứng. Cho trọng lượng riêng của gỗ d= d0 ( d0 là trọng lượng riêng của nước; d0 = 10.000N/m3 ) 
a) Tìm phần gỗ tìm trong nước ?
b) Tính công để nhấc khối gỗ ra khỏi nước ? bỏ qua sự thay đổi mức nước.
c)Tính công cần thực hiện để nhấn chìm hoàn toàn khối gỗ ?
Đáp án
Thang điểm
a) Trọng lượng của vật
 P = d.V = d.S. h
Gọi x là phần chìm của vật trong nước, vật chịu tác dụng của lực đẩy Acsimet FA = d0. Vc = d0.S.x 
Vật nổi trong nước nên P = FA d.S. h = d0.S.x 
hay h = x x= 1,5cm
F
P
FA
x-y
b) Khi khối gỗ được nhấc ra khỏi nước 1 đoạn y 
( so với lúc đầu ) lực để kéo khối gỗ là: 
F = P – FA hay F = dSh ( x- y)
Kết hợp với điều kiện nổi ta suy ra: F = d0Sy
d0Sx
F
B
y
O
Lực này thay đổi từ O đến 
F = d0Sx và được biểu diễn trên hình.
Công của lực cần thực hiện là diện tích tam giác OBx.
A= d0Sx.x=
c) Tương tự phần b có: A = 
0.25
0.25
0.5
0.25
0.25
0.5
0.5
Câu 3: ( 3 điểm)
a) Một khí cầu có thể tích 10m3 chứa khí hiđrô,có thể kéo lên trên không một vật nặng bằng bao nhiêu? Biết trọng lượng của vỏ khí cầu là 100N, trọng lượng riêng của không khí là 12,9N/m3, của khí hi đrô là 0,9N/m3 .
b) Muốn kéo một người nặng 60kg lên không trung thì khí cầu phải có thể tích tối thiểu là bao nhiêu? Nếu coi trọng lượng của vỏ khí cầu là không đổi.
Đáp án
Thang điểm
a) Tổng trọng lượng của khí cầu là:
P = Pc+ PH =100 + dH.V = 100 + 0,9.10 = 109N 
0,5
Lực đẩy ác si mét tác dụng lên khí cầu
FA = dK.V = 12,9.10 = 129N
0,5
Trọng lượng vật tối đa của vật là: P = FA- P = 129 – 109 = 20N
0,25
b) Gọi thể tích khí cầu khi kéo người lên là VX
Tổng trọng lượng của khí cầu là:
P1 = Pc+ PH =100 + dH.VX + PN = 100 + dH.VX + 600
0,5
Lực đẩy ác si mét tác dụng lên khí cầu là:
FA1 = dK.VX 
0,25
Muốn bay lên được thì: P1 < FA1 
 100 + dH.VX + 600 VX(dK-dH) > 700
=> VX = 
1.0
Câu 4: ( 2 điểm)
Tại sao khi thay đổi thời tiết cơ thể chúng ta cảm thấy mệt mỏi đau nhức gân cơ hắt hơi sổ mũi. Hãy giải thích triệu chứng trên bằng kiến thức vật lí?
Đáp án
Thang điểm
 Bình thường áp suất khí quyển tác dụng lên cơ thể cân bằng với áp suất khí ( CO2, O2) ở trong cơ thể cho nên cơ thể cảm thấy bình thường khỏe mạnh.
Khi thời tiết thay đổi lượng hơi nước trong không khí thay đổi làm cho áp suất khí quyển thay đổi dẫn đến sự chênh lệch áp suất khí quyển tác dụng lên cơ thể với áp suất khí bên trong cơ thể làm cho cơ thể cảm thấy mệt mỏi đau nhức gân cơ hắt hơi sổ mũi.
1.0
1.0

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_nang_khieu_mon_vat_ly_cap_thcs_phong_gd.doc