Câu 1: ( 2.0 điểm )
Có phải tất cả các rễ cây đều có miền hút không? Tại sao? Hãy trình bày cấu tạo và chức năng các bộ phận của miền hút ?
Câu 2: ( 2.0 điểm )
a) Quang hợp là gì ? Hô hấp là gì ?
b) Vì sao quá trình quang hợp và hô hấp trái ngược nhau nhưng lại co quan hệ chặt chẽ với nhau ?
Câu 3: ( 2.0 điểm )
Hạt nảy mầm cần những điều kiện gì ? Trong trồng trọt muốn hạt nảy mầm tốt cần phải làm gì ?
Câu 4: ( 2.0 điểm )
Có mấy loại thân biến dạng? Hãy sắp xếp các đại diện sâu vào các loại thân tương ứng đó? Củ su hào; Củ khoai tây; Củ gừng; Củ dong ta (Hoàng tinh)?
Các đại diện này giống và khác nhau ở những đặc điểm nào?
Phòng giáo dục và đào tạo huyện đoan hùng Đề thi chọn học sinh năng khiếu sinh học 6 Năm học 2008-2009 Ngày thi: 28 tháng 04 năm 2008 (Thời gian làm bài:90 phút – Không kể thời gian giao đề) Câu 1: ( 2.0 điểm ) Có phải tất cả các rễ cây đều có miền hút không? Tại sao? Hãy trình bày cấu tạo và chức năng các bộ phận của miền hút ? Câu 2: ( 2.0 điểm ) a) Quang hợp là gì ? Hô hấp là gì ? b) Vì sao quá trình quang hợp và hô hấp trái ngược nhau nhưng lại co quan hệ chặt chẽ với nhau ? Câu 3: ( 2.0 điểm ) Hạt nảy mầm cần những điều kiện gì ? Trong trồng trọt muốn hạt nảy mầm tốt cần phải làm gì ? Câu 4: ( 2.0 điểm ) Có mấy loại thân biến dạng? Hãy sắp xếp các đại diện sâu vào các loại thân tương ứng đó? Củ su hào; Củ khoai tây; Củ gừng; Củ dong ta (Hoàng tinh)? Các đại diện này giống và khác nhau ở những đặc điểm nào? Câu 5: ( 2.0 điểm ) Hãy trình bày các đặc điểm cây thuộc lớp 2 lá mầm và cây thuộc lớp 1 lá mầm ? Để nhận biết cây thuộc lớp 2 lá mầm và cây thuộc lớp 1 lá mầm nhờ những đặc điểm nào? Trong các đặc điểm đó đặc điểm nào chủ yếu để phân biệt chúng ? Họ và tên thí sinh: ..SBD:.. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Phòng giáo dục và đào tạo huyện đoan hùng Hướng dẫn chấm học sinh năng khiếu sinh học 6 Năm học 2008-2009 A. Một số chú ý khi chấm bài: ã Giám khảo cần bám sát yêu cầu giữa phần tính và phần lí luận của bài giải của thí sinh để cho điểm. ã Tổ chấm nên chia điểm nhỏ đến 0, 25. Điểm bài thi là tổng các điểm thành phần không làm tròn. B. Đáp án và biểu điểm Câu 1: ( 2.0 điểm ) Có phải tất cả các rễ cây đều có miền hút không? Tại sao? Hãy trình bày cấu tạo và chức năng các bộ phận của miền hút ? Đáp án Thang điểm Không phải tất cả các rễ cây đều có lông hút 0.5 Giải thích: Những cây ngập trong nước không có lông hút vì nước và muối khoáng hoà tan trong nước ngấm trực tiếp qua các tế bào biểu bì của rễ. 0.5 Các bộ phận Cấu tạo từng bộ phận Chức năng chính của từng bộ phận. Vỏ Biểu bì - Gồm 1 lớp tế bào hình đa giác xếp sát sau - Bảo vệ các bộ phận bên trong của rễ. 0.25 - Lông hút là tế bào biểu bì kéo dài - Hút nước và muối khoáng hoà tan. Thịt vỏ - Gồm nhiều lớp tế bào có độ lớn khác nhau. - Chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa. 0.25 Trụ giữa Bó mạch Mạch rây - Mạch rây: Gồm những tế bào có vách mỏng. - Chuyển chất hữu cơ đi nuôi cây. 0.25 - Mạch gỗ: Gồm những tế bào có vách hoá gỗ dầy, không có chất tế bào. - Chuyển nước và muối khoảng từ rễ -> thân, lá. Ruột - Gồm những tế bào có vách mỏng. - Chứa chất dự trữ. 0.25 Câu 2: ( 2.0 điểm ) a) Quang hợp là gì ? Hô hấp là gì ? b) Vì sao quá trình quang hợp và hô hấp trái ngược nhau nhưng lại co quan hệ chặt chẽ với nhau ? Đáp án Thang điểm a) Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước, khí cácbonic và năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả khí Oxi. Hô hấp là quá trình cây lấy khí Oxi để phân giải các chất hữu cơ, sản ra năng lượng cần cho các hoạt động sống, đồng thời thải ra khi Cácbonic và hơi nước. 0.25 0.25 ánh sáng Diệp lục b) Sơ đồ quá trình quang hợp và hô hấp: Quá trình quang hợp: Nước + khí Cácbonic tinh bột + khí Ôxi Quá trình hô hấp: tinh bột + khí Ôxi Năng lượng + khí CO2 + H2O 0.25 0.25 Phân tích những đặc điểm trái ngược nhau của hai quá trình: - Quang hợp thu năng lượng để chế tạo chất hữu cơ, trái lại hô hấp lại phân giải chất hữu cơ để giải phóng năng lượng. - Quang hợp nhả khi ôxi dùng cho hô hấp, ngược lại hô hấp thải ra Cácbonic cần cho quang hợp. Từ những ý trên thấy được mối quan hệ giữa 2 quá trình đó 0.5 0.5 Câu 3: ( 2.0 điểm ) Hạt nảy mầm cần những điều kiện gì ? Trong trồng trọt muốn hạt nảy mầm tốt cần phải làm gì ? Đáp án Thang điểm +) Các điều kiện cần cho hạt nảy mầm: - Phải có đủ không khí vì hạt nảy mầm vẫn hô hấp, nếu thiếu không khí hạt sẽ chết. - Phải có đủ nước vì hạt có hút được nước, trương lên tạo điều kiện cho hạt chuyển hoá, nảy mầm được. - Phải có nhiệt độ thích hợp. Nhiệt độ quá thấp, quá cao thì hạt cũng không nảy mầm được. - Hạt giống phải tốt, không bị mối mọt hay sâu bệnh. 0.25 0.25 0.25 0.25 +) Các biện pháp kỹ thuật đảm bảo cho hạt nảy mới gieo nảy mầm tốt: - Làm đất tơi xốp, thoáng như cày cuốc, xếp ải. - Tưới đủ nước cho đất hoặc ngâm hạt giống trước khi gieo, nếu bị ngập nước phải tháo hết nước. - Gieo hạt đúng thời vụ, khi trời quá rét phải phủ rơm, dạ lên hạt mới gieo - Chọn hạt giống và bảo quản tốt. 0.25 0.25 0.25 0.25 Câu 4: ( 2.0 điểm ) Có mấy loại thân biến dạng? Hãy sắp xếp các đại diện sâu vào các loại thân tương ứng đó? Củ su hào; Củ khoai tây; Củ gừng; Củ dong ta (Hoàng tinh)? Các đại diện này giống và khác nhau ở những đặc điểm nào? Đáp án Thang điểm +) Có 2 loại thân biến dạng Thân củ: - Trên mặt đất: Su hào - Dưới mặt đất: Khoai tây. Thân rễ: Củ gừng, củ dong ta. 0.5 0.5 +) Những đặc điểm giống và khác nhau của các đại diện Giống nhau: - Có chồi ngọn, chồi nách, lá -> lá thân - Phình to chứa chất dự trữ. Khác nhau: - Củ dong ta, củ gừng: Hình dạng giống rễ - Củ su hào, khoai tây: hình dạng to, tròn không giống rễ 0.5 0.5 Câu 5: ( 2.0 điểm ) Hãy trình bày các đặc điểm cây thuộc lớp 2 lá mầm và cây thuộc lớp 1 lá mầm ? Để nhận biết cây thuộc lớp 2 lá mầm và cây thuộc lớp 1 lá mầm nhờ những đặc điểm nào? Trong các đặc điểm đó đặc điểm nào chủ yếu để phân biệt chúng ? Đáp án Thang điểm +) Trình bày các đặc điểm * Cây 2 lá mầm: Rễ cọc, gân lá hình mạng, hoa 5 cánh (1 vài loài cây khác hoa có thể 4 cánh) thân cỏ, gỗ, leo, phôi có 2 lá mầm. * Cây 1 lá mầm: Rễ chùm, gân lá song song, thân cỏ, cột, phôi có 1 lá mầm, hoa thường là 3 hoặc 6 cánh. 0.5 0.5 +) Để nhận biết cây thuộc lớp 2 lá mầm và cây thuộc lớp 1 lá mầm người ta dựa vào một số đặc điểm sau : - Số lá mầm của phôi; - Kiểu rễ - Kiểu gân lá; - Thân. - Số cánh hoa Trong các đặc điểm đó thì đặc điểm số lá mầm của phôi là đặc điểm chủ yếu. 0.5 0.5 Phòng giáo dục và đào tạo huyện đoan hùng Đề thi chọn học sinh năng khiếu sinh học 7 Năm học 2008-2009 Ngày thi: 28 tháng 04 năm 2008 (Thời gian làm bài:90 phút – Không kể thời gian giao đề) Câu 1: ( 2.25 điểm ) Cho một số đại diện động vật sau:cá ngựa, cá cóc Tam Đảo, giun kim, sán lá gan, cái ghẻ, cá sấu, cá voi, chẫu chàng, ốc sên, đồi mồi, dơi, lươn, vịt, cú mèo, rận nước, bạch tuộc, sán lông, giun móc câu, ve sầu. Hãy sắp xếp chúng vào các ngành hoặc các lớp động vật cho phù hợp. Câu 2: ( 1.75 điểm ) Hãy so sánh cấu tạo bộ máy hô hấp và hoạt động hô hấp của thằn lằn và ếch đồng? Câu 3: ( 2.0 điểm ) Trình bày đặc điểm của bộ máy tiêu hoá, bộ máy hô hấp và hệ sinh dục của chim thích nghi với sự bay? Câu 4: ( 2.0 điểm ) a) Hãy cho biết ếch có bị chết ngạt không nếu ta cho ếch vào một lọ đầy nước, đầu chúc xuống dưới? Từ kết quả thí nghiệm, em có thể rút ra kết luận gì về sự hô hấp của ếch? b) So sánh hệ tuần hoàn của Bò sát và Chim? Câu 5: ( 2.0 điểm ) Trình bày những đặc cấu tạo ngoài của chim Bồ câu thích nghi với bay, trong đó nêu bật những đặc điểm cấu tạo thuận lợi cho sự bay những đặc điểm có vai trò làm động lực cho sự cất cánh và hạ cánh ? Họ và tên thí sinh: ..SBD:.. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Phòng giáo dục và đào tạo huyện đoan hùng Hướng dẫn chấm học sinh năng khiếu sinh học 7 Năm học 2008-2009 A. Một số chú ý khi chấm bài: ã Giám khảo cần bám sát yêu cầu giữa phần tính và phần lí luận của bài giải của thí sinh để cho điểm. ã Tổ chấm nên chia điểm nhỏ đến 0, 25. Điểm bài thi là tổng các điểm thành phần không làm tròn. Đáp án và biểu điểm Câu 1: ( 2.25 điểm ) Cho một số đại diện động vật sau:cá ngựa, cá cóc Tam Đảo, giun kim, sán lá gan, cái ghẻ, cá sấu, cá voi, chẫu chàng, ốc sên, đồi mồi, dơi, lươn, vịt, cú mèo, rận nước, bạch tuộc, sán lông, giun móc câu, ve sầu. Hãy sắp xếp chúng vào các ngành hoặc các lớp động vật cho phù hợp. Đáp án Thang điểm - Ngành Giun dẹp: sán lá gan, sán lông - Ngành Giun tròn: giun kim, giun móc câu. - Ngành Thân mềm: ốc sên, bạch tuộc. - Ngành Chân khớp: cái ghẻ, rận nước, ve sầu. - Lớp Cá: cá ngựa, lươn. - Lớp ếch: cá cóc Tam đảo, chẫu chàng. - Lớp Bò sát: cá sấu, đồi mồi. - Lớp Chim: cú mèo, vịt - Lớp Thú: cá voi, dơi 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 Câu 2: ( 1.75 điểm ) Hãy so sánh cấu tạo bộ máy hô hấp và hoạt động hô hấp của thằn lằn và ếch đồng? Đáp án Thang điểm Đặc điểm so sánh ếch đồng Thằn lằn Cấu tạo - Khí quản ngắn - Thiếu phế quản - Phổi ít vách ngăn - Khí quản dài - 2 phế quản ngắn - Phổi nhiều vách ngăn 1.0 Hoạt động hô hấp - Hô hấp = da và phổi - Hô hấp = thềm miệng do thiếu lồng ngực - Hô hấp = phổi - Hô hấp = ngực và bụng 0,25 0,5 Câu 3: ( 2.0 điểm ) Trình bày đặc điểm của bộ máy tiêu hoá, bộ máy hô hấp và hệ sinh dục của chim thích nghi với sự bay? Đáp án Thang điểm Hệ cơ quan Đặc điểm Giải thích sự thích nghi Tiêu hoá - Hàm thiếu răng - Ruột ngắn - Thiếu ruột thẳng Cơ thể nhẹ Thải phân nhanh Cơ thể nhẹ Thiếu nơi trữ phân khi bay 0.5 Hô hấp - Có 9 túi khí đi vào giữa các nội quang và đi vào các xoang rỗng của xương - Cơ thể nhẹ, cách nhiệt - Giảm ma sát. - Tận dụng nguồn oxi trong không khí - Tăng nhịp hô hấp khi bay mà không thiếu khí. 1.0 Hệ sinh dục Chim mái chỉ có 1 buồng trứng và 1 ống dẫn trứng bên trái - Góp phần làm giảm trọng lượng cơ thể 0.5 Câu 4: ( 2.0 điểm ) a) Hãy cho biết ếch có bị chết ngạt không nếu ta cho ếch vào một lọ đầy nước, đầu chúc xuống dưới? Từ kết quả thí nghiệm, em có thể rút ra kết luận gì về sự hô hấp của ếch? b) So sánh hệ tuần hoàn của Bò sát và Chim? Đáp án Thang điểm a) * Nếu ta cho ếch vào 1 lọ đầy nước, đầu chúc xuống dưới, ếch sẽ không bị chết ngạt. * Từ kết quả trên, ta có thể rút ra kết luận: ếch hô hấp bằng da là chủ yếu. b) So sánh hệ tuần hoàn của Bò Sát và Chim: * Giống: - Đều gồm tim và các mạch máu ( động mạch, tĩnh mạch, mao mạch) - Đều gồm hai vòng tuần hoàn máu * Khác nhau Bò sát Chim - Tim 3 ngăn ( 2 tâm nhĩ, 1 tâm thất), tâm thất có vách ngăn hụt - Máu nuôi cơ thể là máu pha - Tim 4 ngăn ( 2 tâm nhĩ, 2 tâm thất) - Máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi 0.5 0.5 0.5 0.25 0.25 Câu 5: ( 2.0 điểm ) Trình bày những đặc cấu tạo ngoài của chim Bồ câu thích nghi với bay, trong đó nêu bật những đặc điểm cấu tạo thuận lợi cho sự bay những đặc điểm có vai trò làm động lực cho sự cất cánh và hạ cánh ? Đáp án Thang điểm Đặc điểm Giải thích 1. Thân ngắn, hình thoi Làm giảm sức cản của không khí 0.25 2. Đầu nhỏ, hàm thiếu răng Làm cơ thể nhẹ. 0.25 3. Cổ dài linh hoạt Phát huy khả năng quan sát khi chim bay. 0.25 4. Bộ lông vũ với lông tơ mọc sát cơ thể Có tác dụng bảo vệ, giữ nhiệt, chống rét khi chim bay ở độ cao. 0.25 +) Động lực cho sự cất cánh và hà cánh 1. Hai cánh với những lông vũ có phiến rộng. Đảm bảo diện tích rộng khi chim xoè cánh, với các động tác đạp cánh, nâng cơ thể chim lên và đẩy cơ thể chim về phia trước. Khi không bay cánh được gập vào sat thân. 0.25 2. Lông đuôi với phiến rộng cử động được nhờ xương phao câu. Giúp chim giữ thăng bằng làm bánh lái khi bay. 0.25 3. Chân chim với xương bàn dài, khớp gắn thẳng góc với các xương ngón chân ( 3 ngón phía trước, 1 ngón phía sau ) Phối hợp với cánh và đuôi, khi cất cánh chim nhảy bật mạnh chân, còn khi hạ cánh, khi đến gần mặt đất cjhim duỗi chân, xoè các ngón ra để giảm và chạm đất. Khi chim bay chân duỗi thẳng, áp sát vào thân. 0.5 Phòng giáo dục và đào tạo huyện đoan hùng Đề thi chọn học sinh năng khiếu sinh học 8 Năm học 2008-2009 Ngày thi: 28 tháng 04 năm 2008 (Thời gian làm bài:90 phút – Không kể thời gian giao đề) Câu 1: ( 2.0 điểm ) Vì sao gọi là thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên ? Nêu sự khác nhau giữa hai bộ phận này? Câu 2: (3.0 điểm): Nêu khái niệm về cung phản xạ và vòng phản xạ. Vẽ và so sánh cung phản xạ với vòng phản xạ? Câu 2: (2.5 điểm): Hãy chứng minh ruột non là bộ phận quan trọng nhất trong hoạt động tiêu hoá thức ăn của cơ thể? Trình bày vai trò của gan sau quá trình hấp thu chất dinh dưỡng? Câu 4: (2.5 điểm) Giải thích hai cấp độ của quá trình trao đổi chất và qua đó nêu mối quan hệ của chúng? Họ và tên thí sinh: ..SBD:.. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Phòng giáo dục và đào tạo huyện đoan hùng Hướng dẫn chấm học sinh năng khiếu sinh học 8 Năm học 2008-2009 Một số chú ý khi chấm bài: ã Giám khảo cần bám sát yêu cầu giữa phần tính và phần lí luận của bài giải của thí sinh để cho điểm. ã Tổ chấm nên chia điểm nhỏ đến 0, 25. Điểm bài thi là tổng các điểm thành phần không làm tròn. Đáp án và biểu điểm Câu 1: ( 2.0 điểm ) Vì sao gọi là thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên ? Nêu sự khác nhau giữa hai bộ phận này? Đáp án Thang điểm * Trung ương thần kinh và phần ngoại biên: - Gọi là trung ương thần kinh vì đây là nơi đóng vai trò điều khiển, thành phần chủ yếu gồm não và tuỷ sống. - Gọi là phần ngoại biên vì đây là nơi nằm ngoài trung ương thực hiện chức năng dẫn truyền, tập trung chủ yếu bởi các dây thần kinh và một số hạch thần kinh 0,5 0,5 * Sự khác nhau giữa trung ương thần kinh và phần ngoại biên: Trung ương thần kinh Phần ngoại biên - Cấu tạo bởi não và tuỷ sống - Được bảo vệ trong khoang xương (như hộp sọ chứa não ống xương sống chứa tuỷ sống) - Chức năng đều khiển các hoạt động - Cấu tạo bởi các dây thần kinh và các hạch thần kinh. - Nằm bên ngoài bộ phận trung ương. - Chức năng dẫn truyền các xung thần kinh 1,0 Câu 2: (3.0 điểm): Nêu khái niệm về cung phản xạ và vòng phản xạ. Vẽ và so sánh cung phản xạ với vòng phản xạ? Đáp án Thang điểm +) Cung phản xạ: Là con đường lan truyền của xung thần kinh từ cơ quan thụ cảm qua Trung ương Thần kinh đến cơ quan phản ứng. + Vòng phản xạ: Là tập hợp các cung phản xạ nối tiếp nhau, nhằm để chính xác hoá phản ứng của cơ thể trước một kích thích nào đó. 0,5 0,5 Vẽ sơ đồ cung phản xạ và vòng phản xạ: a) Cung phản xạ: Trung ương TK Cơ quan phản ứng Cơ quan thụ cảm (1) (2) (1) Xung thần kinh hướng tâm (2) Xung thần kinh li tâm. Trung ương TK b) Vòng phản xạ: Cơ quan phản ứng Cơ quan thụ cảm (1) (3) (4) (2) (1) Xung thần kinh hướng tâm (2) Xung thần kinh li tâm (3) Xung thần kinh thông báo ngược (4) Xung thần kinh li tâm điều chỉnh 0.5 0.5 So sánh cung phản xạ với vòng phản xạ: a) Giống nhau: - Đều là đường lan truyền xung thần kinh có kích thích tác động lên cơ thể. - Đều có chức năng giúp cơ thể phản ứng lại kích thích b) Khác nhau: Cung phản xạ Vòng phản xạ - Chi phối 1 phản ứng - Mang nhiều tính bản năng hơn. - Thời gian ngắn - Chi phối nhiều phản ứng - Có thể có sự tham gia của ý thức - Thời gian kéo dài. 0.5 0.5 Câu 3: (2.5 điểm): Hãy chứng minh ruột non là bộ phận quan trọng nhất trong hoạt động tiêu hoá thức ăn của cơ thể? Trình bày vai trò của gan sau quá trình hấp thu chất dinh dưỡng? Đáp án Thang điểm Ruột non là bộ phận quan trọng nhất trong hoạt động tiêu hoá thức ăn của cơ thể, thể hiện ở hai hoạt động sau: * Ruột non là nơi xảy ra quá trình tiêu hoá thức ăn triệt để nhất: Về mặt hoá học, sự tiêu hoá thức ăn tại miệng và dạ dày rất yếu và nhất là không tạo ra các sản phẩm đơn giản nhất. Sang đến ruột non, toàn bộ các chất dinh dưỡng trong thức ăn đều được Enzim tiêu hoá của dịch tụy, dịch ruột và dịch mật biến đổi mạnh và tạo ra các chất đơn giản nhất: Gluxit tạo thành các đường đơn Prôtêin tạo thành các axit amin Lipit tạo thành axit béo và glixêrin * Ruột non là nơi xảy ra hấp thu chất dinh dưỡng: Do trong cấu tạo có lớp niêm mạc rất nhiều nếp gấp chứa hệ thống các lông ruột dày đặc, cùng kích thước rất dài của ruột non, ruột non còn có hoạt động hấp thu dưỡng chất tiêu hoá để nuôi cơ thể 0.5 0.5 0.5 * Vai trò của Gan sau quá trình hấp thu chất dinh dưỡng: Gan là nơi tiếp nhận các chất dinh dưỡng sau khi được hấp thu qua đường máu trước khi về tim ( bao gồm khoảng 30% sản phẩm của tiêu hoá lipit, các vitamin tan trong nước và toàn bộ các chất dinh dưỡng khác kể các chất độc được đưa sang từ ống tiêu hoá). Tại đây Gan thực hiện 2 vai trò: Tiến hành khử các chất độc. Điều hoà nồng độ các chất dinh dưỡng (đường glucô, axit béo) trong máu ở mức ổn định; phần chất dinh dưỡng còn thừa, Gan chuyển sang dạng dự trữ. 1.0 Câu 4: (2.5 điểm) Giải thích hai cấp độ của quá trình trao đổi chất và qua đó nêu mối quan hệ của chúng? Đáp án Thang điểm * Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể: Quá trình này thể hiện ở chỗ môi trường ngoài cung cấp thức ăn, nước, muối khoáng và ôxi qua hệ tiêu hoá, hệ hô hấp; đồng thời tiếp nhận chất bã, sản phẩm phân huỷ và khí CO2 từ cơ thể thải ra. Trong cơ thể thức ăn được biến đổi thành các hợp chất đơn giản có thể hấp thu vào máu 0.75 * Trao đổi chất ở cấp độ tế bào: Quá trình này thể hiện ở chỗ các chất dinh dưỡng và ôxi tiếp nhận từ máu và nước mô được tế bào sử dụng cho các hoạt động sống, đồng thời các sản phẩm phân huỷ được thải vào môi trường trong để đưa tới cơ quan bài tiết, còn khí CO2 được đưa tới phổi để thải ra ngoài. 0.75 * Mối quan hệ giữa trao đổi chất cấp độ cơ thể và trao đổi chất cấp độ tế bào: - Hai cấp độ trao đổi chất nói trên quan hệ rất chặt chẽ với nhau, hoạt động ở cấp độ này thúc đẩy cho hoạt động ở cấp độ kia xảy ra. - Hai quá trình tồn tại song song và thúc đẩy nhau trong mỗi cơ thể và cơ thể sẽ chết nếu có bất kỳ một quá trình trao đổi nào ngừng lại. 1.0
Tài liệu đính kèm: