Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Sóc Trăng năm học 2010-2011 môn: Giáo dục công dân - lớp 9

Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Sóc Trăng năm học 2010-2011 môn: Giáo dục công dân - lớp 9

Câu 2. (3,5 điểm)

 Đặt vấn đề:

Hiến pháp năm 1992.

 Điều 65. Trẻ em được gia đình, nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục.

Điều 146. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất.

a. Trên cơ sở quyền trẻ em đã học, em hãy nêu một điều trong Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em, mà theo em đó là cụ thể hoá điều 65 của Hiến pháp 1992?

 b. Từ điều 65 và 146 của Hiến pháp và các điều luật mà các em đã được học, em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa Hiến pháp với Luật bảo vệ, Chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật Hôn nhân và gia đình?

 

doc 2 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 880Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Sóc Trăng năm học 2010-2011 môn: Giáo dục công dân - lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO	 KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
 SÓC TRĂNG	 Năm học 2010-2011
 Đề chính thức
Môn: GD Công Dân - Lớp 9
(Thời gian làm bài 150 phút, không kể phát đề)
________________
Đề thi này có 02 trang
Câu 1.( 4,0 điểm)
Các bác sĩ Việt Nam và Hoa Kỳ hợp tác tiến hành ca mổ “ phẫu thuật nụ cười” cho các trẻ em tại bệnh viện Đà Nẵng
(Ảnh : Công Điều – Thông tấn xã Việt Nam)
Cầu Mĩ Thuận, biểu tượng của sự hợp tác 
Việt Nam – Ô-xtrây-li-a.
(Ảnh : Thế Thuần – Thông tấn xã Việt Nam)
a. Qua các ảnh và thông tin trên, em có nhận xét gì về quan hệ hợp tác giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới?
b. Sự hợp tác với các nước khác đã mang lại lợi ích gì cho nước ta và các nước khác?
c. Theo em, để hợp tác có hiệu quả cần dựa trên những nguyên tắc nào?
Câu 2. (3,5 điểm) 
 Đặt vấn đề:
Hiến pháp năm 1992.
	Điều 65. Trẻ em được gia đình, nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục.
Điều 146. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất.
a. Trên cơ sở quyền trẻ em đã học, em hãy nêu một điều trong Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em, mà theo em đó là cụ thể hoá điều 65 của Hiến pháp 1992?
 b. Từ điều 65 và 146 của Hiến pháp và các điều luật mà các em đã được học, em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa Hiến pháp với Luật bảo vệ, Chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật Hôn nhân và gia đình?
Câu 3. (3,5 điểm) 
 	Có quan điểm cho rằng: Chỉ có thể rèn luyện được tính tự giác vì đó là phẩm chất đạo đức, còn sự sáng tạo không cần rèn luyện vì đó là tố chất trí tuệ do bẩm sinh di truyền mà có.
a. Em có đồng ý với quan điểm đó không?
b. Theo em, Học sinh THCS hiện nay có cần chuẩn bị rèn luyện lao động tự giác, lao động sáng tạo không?
Câu 4. (2,5 điểm) 
Tình huống: Mai là một nữ sinh lớp 8. Một lần, Mai nhận lời đi chơi xa với một nhóm bạn cùng lớp. Bố mẹ Mai biết chuyện đó can ngăn và không cho Mai đi với lý do nhà trường không tổ chức và cô giáo chủ nhiệm không đi cùng. Mai vùng vằng, giận dỗi và cho rằng cha mẹ đã xâm phạm quyền tự do của Mai. Theo em, trong trường hợp này ai đúng, ai sai? Vì sao? Nếu em là Mai em sẽ ứng xử như thế nào?
Câu 5. (2,5 điểm) 
Tình huống: Ông Phong gửi đơn tới Chủ tịch Uỷ ban nhân huyện, tố cáo một cán bộ của Văn phòng Uỷ ban nhân dân huyện đã có hành vi nhận hối lộ. Trong đơn tố cáo có ghi rõ tên mình và cung cấp các chứng cứ liên quan tới việc nhận hối lộ này.
Ông Phong tố cáo là đúng hay sai theo quy định của pháp luật?
Đơn tố cáo trên có gửi đúng người có thẩm quyền xét tố cáo hay chưa?
Câu 6. (4,0 điểm) 
Đặt vấn đề:
Tại một số nơi ở nước ta vẫn còn tục lệ tảo hôn. Cha mẹ dựng vợ gả chồng sớm cho con để có người làm. Các em phải xa gia đình, cha mẹ để đến làm cho nhà chồng, nhà vợ, thậm chí có em không được đi học. Nhiều cặp vợ chồng trẻ con ấy đã phải bỏ nhau và cuộc đời các em dang dở. Tục lệ tảo hôn và việc sinh đẻ không có kế hoạch là một trong những nguyên nhân sinh ra đói nghèo.
Một số nơi, khi có người ốm hoặc gia súc chết hàng loạt, đồng bào lại mời thầy mo, thầy cúng về cúng bái, phù phép để trừ ma. Người nào bị coi là có ma thì bị dân làng căm ghét, xua đuổi. Những người bất hạnh này sẽ phải chết vì bị đối xử tàn tệ hoặc phải chấp nhận cuộc sống cô độc, khốn khổ.
Ở một vài địa phương, còn có hiện tượng tụ tập uống say, đánh bạc vào ngày lễ, ngày tết, hoặc tổ chức đám ma có ăn uống linh đình. Cá biệt, có nơi để người chết trong nhà nhiều ngày mới đem chôn.
a. Theo em, những hiện tượng nêu trên có ảnh hưởng gì tới cuộc sống của người dân?
b. Từ những nội dung trên với sự hiểu biết của mình hãy nêu những biểu hiện của nếp sống văn hoá và thiếu văn hoá ở khu dân cư nơi em đang sinh sống?
---HẾT---

Tài liệu đính kèm:

  • docdeHSG tinh gd 9.doc