Đề tài Một số kinh nghiệm khi vận dụng phương pháp dạy học lịch sử trong trường THCS

Đề tài Một số kinh nghiệm khi vận dụng phương pháp dạy học lịch sử trong trường THCS

 Cũng như những môn khoa học khác,bộ môn lịch sử ở trường THCS là vô cùng quan trọng.Lịch sử sẽ giúp các em hiểu rõ về cội nguồn dân tộc,sự hình thành và phát triển của xã hội loài người.Đất nước ta đang bước vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hoá, với mục tiêu đến năm 2020 trở thành nước công nghiệp, hội nhập với cộng đồng quốc tế. Trong bối cảnh đó, đặt ra những yêu cầu mới đối với phẩm chất và năng lực của người lao động, đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện. Để đáp ứng được yêu cầu này, cần phải nâng cao chất lượng giáo dục, tăng cường bồi dưỡng cho thế hệ trẻ lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu quê hương gia đình, lòng biết ơn, lòng nhân ái, tinh thần hiếu học, biết kế thừa, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

 Mục tiêu của bộ môn Lịch sử ở Trường TH nhằm góp phần vào việc đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện. Trong quá trình hội nhập, môn Lịch sử, đặc biệt là lịch sử dân tộc rất cần được coi trọng để giúp thế hệ trẻ hình thành nhân cách, bản lĩnh con người, để giữ gìn bản sắc dân tộc. Nhưng thực trạng việc dạy và học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay đang ở mức “ báo động đỏ ”, kiến thức của học sinh về môn lịch sử quá kém, dư luận xã hội đang rất quan tâm vấn đề này.

 Trong thư gửi cuộc Hội thảo “Thực trạng việc dạy và học lịch sử trong trường phổ thông, nguyên nhân và giải pháp” do Hội khoa học lịch sử Việt Nam và Bộ Giáo dục đào tạo phối hợp tổ chức, đại tướng Võ Nguyên Giáp cho rằng “ cứ trượt dốc theo đà này thì chúng ta chưa thể lường hết những hậu quả đối với nhiệm vụ giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ ”.

 Muốn giờ học lịch sử trở nên sinh động hấp dẫn,lôi cuốn các em,gây hứng thú học tập cho các em,và điều quan trọng là người giáo viên phải phát huy được tính tích cực chủ động ,sáng tạo của học sinh.Muốn vậy người giáo viên phải biết vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học lịch sử theo đúng đặc trưng bộ môn như: phương pháp vấn đáp, đàm thoại,phương pháp phát hiện và giải quyết tình huống,phương pháp thảo luận nhóm.Quá trình hoạt động chung, thống nhất giữa thầy và trò nhịp nhàng sẽ làm cho học sinh nắm vững hơn những tri thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo và bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, hình thành nhân cách cho các em.

 Mặt khác nhằm giảm bớt số lượng học sinh yếu kém trong nhà trường và phát huy hết năng lực của các em khá giỏi nắm chắc được kiến thức bài học và hiểu sâu hơn các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử.

 

doc 17 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1276Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một số kinh nghiệm khi vận dụng phương pháp dạy học lịch sử trong trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
 I.Đặt vấn đề
 02
II.Nội dng
II.1.Cơ sở khoa học
II.2.Cơ sở thực tiễn
II.3.Thực trạng
II.4.Giải pháp
II.5. Kết quả đạt được
 03
 03
 03
 04
 06
 14
III.Kết luận
 15
Tài liệu tham khảo
 16
I.ĐẶT VẤN ĐỀ. 
 Cũng như những môn khoa học khác,bộ môn lịch sử ở trường THCS là vô cùng quan trọng.Lịch sử sẽ giúp các em hiểu rõ về cội nguồn dân tộc,sự hình thành và phát triển của xã hội loài người...Đất nước ta đang bước vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hoá, với mục tiêu đến năm 2020 trở thành nước công nghiệp, hội nhập với cộng đồng quốc tế. Trong bối cảnh đó, đặt ra những yêu cầu mới đối với phẩm chất và năng lực của người lao động, đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện. Để đáp ứng được yêu cầu này, cần phải nâng cao chất lượng giáo dục, tăng cường bồi dưỡng cho thế hệ trẻ lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu quê hương gia đình, lòng biết ơn, lòng nhân ái, tinh thần hiếu học, biết kế thừa, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 
 Mục tiêu của bộ môn Lịch sử ở Trường TH nhằm góp phần vào việc đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện. Trong quá trình hội nhập, môn Lịch sử, đặc biệt là lịch sử dân tộc rất cần được coi trọng để giúp thế hệ trẻ hình thành nhân cách, bản lĩnh con người, để giữ gìn bản sắc dân tộc. Nhưng thực trạng việc dạy và học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay đang ở mức “ báo động đỏ ”, kiến thức của học sinh về môn lịch sử quá kém, dư luận xã hội đang rất quan tâm vấn đề này.
 Trong thư gửi cuộc Hội thảo “Thực trạng việc dạy và học lịch sử trong trường phổ thông, nguyên nhân và giải pháp” do Hội khoa học lịch sử Việt Nam và Bộ Giáo dục đào tạo phối hợp tổ chức, đại tướng Võ Nguyên Giáp cho rằng “ cứ trượt dốc theo đà này thì chúng ta chưa thể lường hết những hậu quả đối với nhiệm vụ giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ ”.
 Muốn giờ học lịch sử trở nên sinh động hấp dẫn,lôi cuốn các em,gây hứng thú học tập cho các em,và điều quan trọng là người giáo viên phải phát huy được tính tích cực chủ động ,sáng tạo của học sinh.Muốn vậy người giáo viên phải biết vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học lịch sử theo đúng đặc trưng bộ môn như: phương pháp vấn đáp, đàm thoại,phương pháp phát hiện và giải quyết tình huống,phương pháp thảo luận nhóm...Quá trình hoạt động chung, thống nhất giữa thầy và trò nhịp nhàng sẽ làm cho học sinh nắm vững hơn những tri thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo và bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, hình thành nhân cách cho các em.
 Mặt khác nhằm giảm bớt số lượng học sinh yếu kém trong nhà trường và phát huy hết năng lực của các em khá giỏi nắm chắc được kiến thức bài học và hiểu sâu hơn các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử...
 Để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng, tôi xin mạnh dạn trình bày đề tài:“Một số kinh nghiệm khi vận dụng phương pháp dạy học lịch sử trong trường THCS” 
 	Qua đề tài này, tôi mong muốn sẽ đóng góp một phần nhỏ trong việc giúp giáo viên tiến hành một giờ dạy học hiệu quả tốt hơn, học sinh tích cực chủ động trong việc tiếp thu lĩnh hội kiến thức của bài học. Đây cũng là lí do tôi chọn đề tài này.
 Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn lịch sử, tôi rất trăn trở về vấn đề này, nên mạnh dạn nêu lên những kinh nghiệm đúc kết được trong quá trình giảng dạy bộ môn lịch sử, mong góp phần công sức trong việc khắc phục sự sa sút về chất lượng giáo dục môn lịch sử trong nhà trường hiện nay. 
II.NỘI DUNG.
II.1.Cơ sở khoa học 
 Đai-ri - nhà giáo dục Liên Xô cũ đã từng nói:  Dạy lịch sử cũng như bất cứ dạy cái gì đòi hỏi người thầy phải khêu gợi cái thông minh chứ không phải là bắt buộc các trí nhớ làm việc, bắt nó ghi chép rồi trả lại . Như vậy mục đích của việc dạy học Lịch sử ở trường là người giáo viên không chỉ giúp cho học sinh hình dung được những kết quả của quá khứ biết và ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng của Lịch sử mà quan trọng hơn là hiểu được lịch sử tức là phải nắm được bản chất của sự kiện.Trong phát triển tư duy của học sinh việc sử dụng các thao tác lô gic có ý nghĩa rất quan trọng. Thông thường giáo viên sử dụng các thao tác chủ yếu như so sánh để tìm ra sự giống nhau và khác nhau về bản chất các sự kiện ), Phân tích và tổng hợp ( giúp học sinh khái quát các sự kiện ), quy nạp, diễn dịch... Để thực hiện những thao thao tác như vậy có thể dùng nhiều cách, nhiều phương tiện khác nhau( đồ dùng trực quan, tài liệu giải thích ....) song việc hỏi và trả lời phù hợp với trình độ yêu cầu của học sinh,đưa lại kết quả tốt. Hỏi và trả lời chính là đặt tình huống có vấn đề rồi tìm cách giải quyết vấn đề. Hỏi và trả lời không phải là sự đánh đố mà là giúp nhau hiểu sâu sắc lịch sử hơn. Việc hỏi và trả lời câu hỏi có ý nghĩa giáo dưỡng giáo dục và phát triển lớn. Vì vậy việc đặt câu hỏi có vai trò rất quan trọng trong giờ dạy học lịch sử nói riêng và các môn học khác nó phát huy được tính tích cực của học sinh
II.2.Cơ sở thực tiễn :
 Ở trường THCS đa số học sinh còn lười học và chưa có sự say mê môn học Lịch sử, cho nên việc ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử .....còn yếu. Đa số các em chưa độc lập suy nghĩ để trả lời một câu hỏi mà phải đọc nguyên xi trong sách giáo khoa hay chỉ nêu được mốc thời gian mà không diễn tả được thời gian đó nói lên sự kiện gì ... Bởi vậy bản thân các em nên có một phương pháp học như thế nào để chiếm lĩnh kiến thức từ bài giảng của giáo viên. Mặt khác giáo viên giảng dạy bộ môn lịch sử ở trường một phần nào đó chưa đưa ra được hệ thông câu hỏi và sử dụng câu hỏi đó như thế nào cho phù hợp, cho nên chất lượng kiểm tra một số em ở một số lớp còn thấp và tỉ lệ yếu kém còn nhiều. Nhằm giảm bớt số lượng học sinh yếu kém và nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường, bản thân tôi đã thấy được điều đó và cố gắng đưa ra các phương pháp học tập tích cực nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn lịch sử.Và tôi đã đúc kết được các giải pháp hiệu quả qua đề tài ‘’Một số kinh nghiệm khi vận dụng các phương pháp dạy học lịch sử trong trường THCS.’’
II.3. Thực trạng dạy và học môn lịch sử ở trường:
1.Ưu điểm :
 *. Về phía giáo viên :
 - Giáo viên cũng đã cố gắng thay đổi phương pháp giảng dạy của mình theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh thông qua các phương pháp dạy học như phương pháp trực quan, phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp trường hợp(phương pháp tình huống ), phương pháp vấn đáp thông qua sự trình bày sinh động giàu hình ảnh của giáo viên trong tường thuật, miêu tả, kể chuyện, hoặc nêu đặc điểm của nhân vật lịch sử....
- Giáo viên đã tích cực hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm, hổ trợ kiến thức cho nhau và thông qua hoạt động này những bạn yếu kém được hoạt động một cách tích cực dưới sự hướng dẫn của giáo viên và các bạn học sinh khá giỏi và học sinh nắm chắc kiến thức và hiểu sâu hơn về bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch sử......
- Trong quá trình giảng dạy đã kết hợp nhuần nhuyễn các đồ dùng dạy học, khai thác một cách triệt để các đồ dùng và phương tiên dạy học như tranh ảnh, bản đồ, sa bàn, mô hình, phim vi deo....và từng bước ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp trong dạy học lịch sử.....
 *. Về phía học sinh :
 - Học sinh đa số chú ý nghe giảng, tập trung suy nghĩ trả lời các câu hỏi mà giáo viên đặt ra như các em đã chuẩn bị bài mới ở nhà, trả lời các câu hỏi cuối mục trong bài cho nên khi học các em luôn chú ý để nắm chắc bài hơn.
 - Đa số học sinh đều tích cực thảo luận nhóm và đã đưa lại hiêụ quả cao trong quá trình lĩnh hội kiến thức .
 - Học sinh yếu kém đã và đang cố gắng nắm bắt các kiến thức trọng tâm cơ bản thông qua các hoạt động học như thảo luận nhóm, vấn đáp, đọc sách giáo khoa..các em đã mạnh dạn khi trả lời các câu hỏi hay ghi nhớ các sự kiện, nhân vật, một quá trình cách mạng trong việc chiếm lĩnh kiến thức của mình.
 2. Hạn chế :
 * Về phía giáo viên :
- Giáo viên chưa thực sự thay đổi hoàn toàn phương pháp dạy học cho phù hợp với từng tiết dạy, chưa tích cực hoá hoạt động của học sinh tạo điều kiện cho các em suy nghĩ , chiếm lĩnh và nắm vững kiến thức như vẫn còn sử dụng phương pháp dạy học “thầy nói, trò nghe ”, “thầy đọc, trò chép ”. Do đó nhiều học sinh chưa nắm vững được kiến thức mà chỉ học thuộc một cách máy móc, trả lời câu hỏi thì nhìn vào sách giáo khoa hoàn toàn ...
- Giáo viên chưa nêu câu hỏi nhận thức đầu giờ học tức là sau khi kiểm tra bài cũ giáo viên vào bài luôn mà không giới thiệu bài qua việc nêu câu hỏi nhận thức, điều này làm giảm bớt sự tập trung, chú ý bài học của học sinh ngay từ hoạt động đầu tiên.
- Giáo viên đặt ra hơi khó ,học sinh không trả lơì được nhưng lại không có hệ thống câu hỏi gợi mở nên nhiều khi phải trả lời thay cho học sinh .Vấn đề này được thể hiện rất rõ trong hoạt động thảo luận nhóm, giáo viên chỉ biết nêu ra câu hỏi nhưng lại không hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi đó như thế nào vì không có hệ thống câu hỏi gợi mở vấn đề .
- Một số tiết học giáo viên chỉ nêu vài ba câu hỏi và huy động một số học sinh khá, giỏi trả lời, chưa có câu hỏi giành cho đối tượng học sinh yếu kém .Cho nên đối tượng học sinh yếu kém ít được chú ý và không được tham gia hoạt động, điều này làm cho các em thêm tự ti về năng lực của mình và các em cảm thấy chán nản môn học của mình.
 * Về phía học sinh :
- Học sinh thường trả lời câu hỏi giáo viên đặt ra thông qua việc nhìn sách giáo khoa và nhắc lại, chưa có sự độc lập tư duy . Một số học sinh còn đọc nguyên xi sách giáo khoa để trả lời câu hỏi. 
-Học sinh còn lười học và chưa có sự say mê môn học, một số bộ phận học sinh không chuẩn bị bài mới ở nhà, không làm bài tập đầy đủ , trên lớp các em thiếu tập trung suy nghĩ. Cho nên việc ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử ....còn yếu.
- Học sinh chỉ có trả lời được những câu hỏi dễ, đơn giản (như trình bày), còn một số câu hỏi tổng hợp, phân tích, giải thích, so sánh...thì học sinh còn rất lúng túng khi trả lời hoặc trả lời thì mang tính chất chung chung .....
 Nguyên nhân dẫn đến những yếu kém về chất lượng môn lịch sử là do đâu? Theo tôi:
 Thứ nhất: Sách giáo khoa (SGK) nặng về kiến thức, sự kiện, chưa nâng cao về trình độ lý thuyết trong học tập lịch sử, chưa gắn liền học với hành. Tài liệu tham khảo nhiều, nhưng trùng lặp về nội dung, chỉ mang tính khái quát, đại cương, chưa sâu sắc, chưa tập trung đi sâu vào một giai đoạn, một khóa trình, hay một chuyên đề cụ thể,thậm chí không thống nhất về số liệu ...
 Thứ hai: số tiết học của môn Lịch sử trong tuần đôí với các khối lớp vẫn còn ít so nội dung và mục tiêu đề ra của môn học. 
 Thứ ba: Tôi không phủ nhận vấn đề là do cách dạy của người thầy thiếu chiều sâu, chưa hấp dẫn, vẫn mang tính nhồi nhét,và người thầy cũng chưa đủ sức vượt qua “rào cản” môn phụ, nên tâm lý chán nản, không muốn đầu tư nhiều cho một tiết dạy, nhưng không có n ... chân dung các nhà cachs mạng,các anh hùng dân tộc,các vị lánh tụ,các nhà phát minh khao học...Các em không chỉ chú ý miêu tả bề ngoài mà còn chú ý phân tích nội dung,tính cách,hành vi thể hiện ở tranh ảnh.
 Vì vậy khi sử dụng chân dung nhân vật lịch sử,nhất thiết người GV phải làm nổi bật được tính cách nhân vật để gây hứng thú cho HS ,kích thích trí tò mò,phát triển năng lực nhận thức.Từ đó gieo vào lòng các em tình cảm khâm phục,yêu mến,để rồi học tập đạo đức ,tài năng của họ.
 Tuy nhiên phải biết chọn thời gian phù hợp để đưa chân dung của nhân vật lịch sử ra.Khi sử dụng GV phải phân tích,định hướng cho HS ,tự mìmh đánh giá vai trò,tính cách của nhân vật.
 Ví dụ: Khi dạy bài “ Đảng cộng sản Việt Nam ra đời ,khi dạy đến mục: Luận cương chính trị tháng 10-1930,GV cho HS quan sát bức ảnh Trần Phú .Sau đó cho HS phát biểu nêu lên sự hiểu biết của mình về nhân vật lịch sử này,giáo viên cung cấp tiểu sử,quá trình hoạt động cách mạng và khí tiết của người chiến sĩ cộng sản Trần Phú- Tổng bí thư đầu tiên của đảng ta.
 II.4.3.3. Sử dụng bản đồ trong dạy học lịch sử. 
Bản đồ là phương tiện trực quan rất quan trọng và sinh động trong dạy học lịch sử.Trên bản đồ lịch sử,các sự kiện lịch sử luôn được thể hiện một không gian,thời gian ,địa điểm cùng một số yếu tố địa lý nhất định.
 Ví dụ: Nếu chỉ dùng lời GV thì khó có thể toạ cho HS biểu tượng về tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ mà thực dân Pháp và can thiệp Mỹ cho là “một pháo đài bất khả xâm phạm” “ một cối xay thịt Việt Minh” .Nếu GV biết kết hợp sử dụng bản đồ chiến trường Đông Dương 1953-1954,bản đồ chiến dịch Điện Biên Phủ và một số hình ảnh khác thì HS có thể hiểu được khá rõ về vấn đề này.Điện Biên Phủ có núi cao bao bọc,hiểm trở ,là vị trí chiến lược có thể kiểm soát cả chiến trường Lào và Bắc Bộ.
Thông qua quan sát bản đồ ,đọc kí hiệu,nội dung lịch dử được biểu diễn trên bản đồ ,việc sử dụng bản đồ lịch sử còn góp phần khả năng quan sát ,trí tưởng tượng ,tư duy và ngôn ngữ,đặc biệt kĩ năng đọc bản đồ,củng cố thêm kiến thức về địa lý.
Chú ý: Khi sử dụng bảư đồ nhất thiết phải giới thiệu cụ thể cho các em kí hiệu ghi trên bản đồ ,đồng thời tập cho các em quan sát ,đọc bản đồ,và tìm hiểu nội dung lịch sử đư\ợc thể hiện trên bả đồ.
II.4.3.4.Sử dụng giáo án điện tử 
Đây là phương pháp dạy học hiện đại nhất hiện nay,việc sử dụng các thiết bị dạy học này cũng không phải là điều dể dàng.Hiện nay hầu hết các trường THCS trong huyện Nghi Lộc đều đả triển khai cho GV soạn giáo án trên máy vi tính ,đồng thời tiến hành dạy máy chiếu.Tuy nhiên đây mới chỉ là bước thể nghiệm.Máy chiếu mới chỉ sử dụng trong các tiết dự giờ thăm lớp,còn tiết học thường ngày thì rất hi hữu.Cũng phải nói rằng ,đây là phương pháp và phương tiện dạy học vô cùng hữu ích,học sinh thì thích thú vô cùng,và hiệu quả đạt được là rất cao.Song để dạy được một giờ máy chiếu thành công ,đòi hổi người giáo viên phải chuẩn bị công phu,phải biết kết nối,sử dụng linh hoạt các phương tiện hiện đại để phục vụ bài giảng thât tốt,tránh tình trạng thông tin máy chiếu không “ kết nối”được với người day.
 II.4. 4.Người thầy phải đóng vai trò chủ đạo:
 Người thầy tìm cách vượt ra khỏi tâm lí môn phụ, không cho phép “ngồi chờ” có đủ điều kiện mới tiến hành mà cần phải làm ngay với mức độ phù hợp, phải biết tạo sự cuốn hút môn học bằng cách đầu tư thời gian cho việc nghiên cứu một tiết dạy, luôn tạo mới mẽ cho mỗi tiết học, quyết tâm từ bỏ thói quen dạy học theo kiểu truyền đạt kiến thức một chiều, chỉ nói lại những nội dung có sẵn trong sách giáo khoa. Đồng thời trong cách diễn đạt của giáo viên, ngôn ngữ phải rõ ràng, giàu hình ảnh, sinh động, hấp dẫn, gây xúc cảm cho học sinh, tạo cho học sinh hình thành biểu tượng.
II.4.4.1Tạo tính chiều sâu trong tiết dạy:
 Trong một tiết dạy Lịch sử, giáo viên cần phải chuẩn bị công phu, tạo ra nhiều phương án, toàn diện về ngôn ngữ cũng như nghệ thuật trình bày, lời nói rõ ràng, trong sáng. Mặt khác, người thầy cần nắm vững kiến thức để khai thác bài học tốt, cần đa dạng và phong phú các tài liệu tham khảo về lịch sử, văn học, địa lí, triết học, nghệ thuật, để có khả năng liên môn tốt.
 Khi dạy về cuộc Cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai (Bài 12, SGK lớp 9), giáo viên cần sự hiểu biết và có khả năng vận dụng tốt nhiều môn học khác, như: Toán, Lí, Hóa, Sinh,kiến thức về khoa học vũ trụ, nông nghiệp, công nghiệp, giao thông, thông tin,thì mới tạo được chiều sâu của bài giảng. 
 Hoặc khi dạy Bài 22: Sự phát triển văn hoá,khoa học ,kĩ thuật thế giới nửa đầu thế kỷ XX (SGK lớp 8), giáo viên phải biết kết hợp các môn học có liên quan, như văn học, nghệ thuật, tư tưởng, âm nhạc, hội họa, ở thời cận đại và những ảnh hưởng, tác động của nó đối với xã hội. Giáo viên có thể kể một vài mẫu chuyện về danh họa nổi tiếng Pi-cát-xo (mẫu đàn ông trong mắt của nhiều phụ nữ đương thời vì tài vẽ tranh của ông), hay những bản giao hưởng của thiên tài âm nhạc Mô-da, kể về tác phẩm văn học AQ chính truyện,hay giáo viên yêu cầu học sinh nói lên những gì mình biết về hai nhà triết học: Hê-ghen, Phơi-ơ-bách (học ở môn GDCD),
 Hoặc khi dạy Bài 16: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài (1919-1925) (SGK lớp 9), để giảng về hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc giáo viên có thể liên hệ bài thơ Người đi tìm hình của nước (Chế Lan Viên): 
“Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi
Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác
Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ
Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương”
Hay cảm xúc của Bác khi đọc Luận cương của Lênin (7/1920) về vấn đề dân tộc và thuộc địa:
“Luận cương đến Bác Hồ. Và Người đã khóc,
Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin
Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp
Tưởng bên ngoài đất nước đợi mong tin.
Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc
“Cơm áo là đây! Hạnh phúc đây rồi””
Nói chung, người thầy phải đa dạng hoá phương pháp giảng dạy, thông qua việc trình bày các sự kiện lịch sử nên có hình ảnh tái tạo quá khứ để tạo biểu tượng và khơi dậy những cảm xúc sâu sắc về lịch sử.
II.4.4.2.Tạo môi trường gần gũi, thân thiện trong giờ dạy:
 Trong mỗi tiết dạy giáo viên cần tạo môi trường thân thiện, bằng nhiều cách, tuỳ theo đặc thù của từng địa phương, có thể thông qua việc tổ chức cho học sinh tham quan học tập ở bảo tàng, các di tích lịch sử phù hợp với chương trình, các trò chơi, đố vui, hoạt động nhóm hay kiểm tra bài tập, sách giáo khoa, cho các em sưu tầm tranh, ảnh, tài liệu, kèm theo đó là những lời dặn dò, nhắc nhỡ, động viên, khích lệ, bởi thông qua việc dạy chữ còn dạy người, giúp các em hình thành nhân cách, tác phong làm việc, không “ngồi chờ”, không còn nhút nhát mỗi khi muốn phát biểu hay hỏi về một nội dung nào, phải tạo một môi trường mà tất cả mọi người đều phải có sự đóng góp, nếu học sinh chỉ nghe một chiều thì sẽ nhanh chóng quên đi những gì mình đã nghe, còn khi tự các em làm thì các em sẽ nhớ và hiểu sâu sắc hơn về vấn đề đó. Đây là một lợi thế rất lớn đối với các em khi bước vào đời, một môi trường mới lạ, các em phải tự đi trên đôi chân của mình, không có cha, mẹ hay thầy, cô bên cạnh để dìu dắt.trong công tác giảng dạy của mình ,trong hoạt động nọi khoá cũng như ngoại khoá .Tuy nhiên để làm tốt việc này cần có sự chuyển biến mạnh mẽ mang tính cách mạng trong phương pháp dạy -học lịch sử và phải có thời gian kiểm nghiệm sự đúng đắn của nó so với kiểu dạy truyền thống.Mỗi GV sau khi vận dngj các phương pháp dạy học vào từng bài phải có sự nhận xét ,đánh giá ,rút kinh nghiệm,trao đổi phổ biến với đồng nghiệp để khẳng định những biện pháp sư phạm trong việc nâng cao chất lượng bộ môn.Cần tránh khuynh hướng “tách lý thuyế với thực tế”.
II.5.KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
 	Trải qua 09 năm thực hiện chương trình mới và 3 năm học đúc rút nghiên cứu, 01 năm triển khai ứng dụng, thể nghiệm đề tài, học sinh những lớp tôi dạy rất hứng thú khi học môn Lịch sử, từ đó xác định được động cơ, mục tiêu, phương pháp học tập. Kết quả được nâng dần nên theo từng năm học ở cả chất lượng giáo dục đại trà và chất lượng mũi nhọn. 
*Chất lượng bộ môn lớp 9 ( 9A, 9B, 9C) .
2010-2011
Tổng số HS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Đầu năm
92
05=5%
25=27%
55=60%
7=8%
Cuối năm
92
15=16%
34=37%
39=43%
4=4%
 * Chất lượng mũi nhọn: Năm học 2010-2011
- Học sinh giỏi huyện: Tham dự: 4 ; Đậu : 4
- Học sinh giỏi Tỉnh : Tham dự: 2 ; Đậu : 2( 1 giải ba,1 giải - khuyến khích). 
 III.KÕt luËn
III.1. Kết luận
 Qua việc áp dụng đề tài này vào giảng dạy môn lịch sử, tôi thấy rằng để nâng cao chất lượng trong mỗi giờ lên lớp ,trước hết GV phải thực sự tâm huyết với bộ môn,thực sự đầu tư thời gian ,kiến thức cho bài dạy .Lên lớp GV phải có sự sáng tạo trong việc tổ chức hướng dẫn các em lĩnh hội tri thức.Các em phải được làm việc nhiều trên lớp.Như vậy ngoài việc thu nhận kiến thức còn rèn luyện được khả năng tư duy,tổng hợp,tìm ra kết luận .Đây là yếu tố quan trọng giúp HS phát triển tư duy và hình thành khả năng tự học.Chính sự hứng thú của HS trong mỗi giờ học và chất lượng học tập của các em được nâng lên sau mỗi bài kiểm tra phần nào khẳng định tác dụng của đề tài và động lực giúp tôi vượt lên khó khăn để đầu tư hơn nữa cho bộ môn mà tôi yêu thích . 
 Như vậy, để chuẩn bị cho một tiết dạy thật không đơn giản chút nào! Người thầy phải có sự linh hoạt trong tổ chức thảo luận, tranh luận trên lớp học để vừa đảm bảo thời gian tiết học vừa có thể phát huy tối đa tính tích cực, sự sáng tạo của học sinh. Yêu cầu học sinh làm việc cũng có nghĩa là tạo cho các em tác phong làm việc trong thời đại của nền kinh tế tri thức, kinh tế hội nhập, để các em sẵn sàng hoà nhập khi bước vào đời. 
 Con đường phía trước còn rất nhiều khó khăn, thử thách, nhưng tôi tin rằng với sự tận tuỵ, lòng yêu nghề, mến trẻ, người thầy sẽ luôn tìm tòi những điều lý thú để đưa thế hệ trẻ trở về quá khứ một cách sống động và hướng đến tương lai là những con người toàn diện
 III.2.Những kiến nghị đề xuất
 Việc nâng cao chất lượng học tập của HS không chỉ ở bộ môn lịch sử mà cần được tiến hành đồng bộ ở tất cả các môn học ,ở tất cả các GV và các địa bàn dân cư.
 Để có được kết quả cao trong việc dạy và học ,địa phương cần có sự quan tâm hơn nữa về cơ sở vật chất ,xây phòng chức năng để thuận tiện trong việc dạy và học của GV và HS.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để hoàn thành đề tài, nhưng chắc hẳn vẫn còn không ít thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc, để chúng ta cùng nâng cao chất lượng của môn học Lịch sử.
 	Xin chân thành cảm ơn!
 Nghi Mỹ,ngày 20 tháng 5 năm 2011
 Người viết:
 Hoàng Thị Chinh
 Tµi liÖu tham kh¶o
 1. S¸ch gi¸o viªn lÞch sö 6,7 ,8 ,9
 2. S¸ch gi¸o khoa lÞch sö 6,7,8,9
 3. C©u hái vµ bµi tËp lÞch sö 6,7,8,9
 4. Bµi tËp vµ c©u hái tr¾c nghiÖm lÞch sö 6,7,8,9
 5 Tư liệu Lịch sử 6,7,8,9
 6.Hỏi – đáp lịch sử 8,9

Tài liệu đính kèm:

  • docskls-chinh 01-11.doc