Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng môn toán ở lớp 6A2 thông qua phương pháp trò chơi

Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng môn toán ở lớp 6A2 thông qua phương pháp trò chơi

I. TÓM TẮT:

Dạy học Toán học không chỉ nhằm mục tiêu duy nhất là giúp học sinh nhận thức một số kiến thức, kỹ năng cụ thể mà bằng cách dạy nào đó giúp các em phát huy tính tích cực, chủ động, phát triển năng lực sáng tạo. Với những môn học tự nhiên như Toán rất khô khan nên học sinh không hứng thú học dẫn đến chất lượng bộ môn thấp. Như vậy để học sinh học tốt môn Toán, đòi hỏi người giáo viên phải chú trọng đến phương pháp dạy học, phải tìm tòi, sáng tạo ra những hình thức dạy học sinh động, để học sinh say mê thật sự. Vì vậy, tôi nghiên cứu tìm ra giải pháp: “ sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học môn Toán” giúp các em yêu thích và hứng thú môn học này. Tôi tiến hành nghiên cứu từ sau khi có kết quả điểm khảo sát. Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương ở hai lớp 6 của trường THCS Phương Thịnh. Lớp 6A2 là thực nghiệm, lớp 6A3 là kiểm chứng. Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế là áp dụng các trò chơi tích cực trong học tập môn Toán. Kết quả cho thấy: Tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến sự hứng thú, thái độ và kết quả học tập của học sinh. Lớp thực nghiệm đã đạt kết quả học tập cao hơn so với lớp đối chứng.

 

doc 25 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 8933Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng môn toán ở lớp 6A2 thông qua phương pháp trò chơi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI:
“GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN TOÁN
Ở LỚP 6A2 THÔNG QUA PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI”
Người thực hiện: Phan Thị Thanh Hiền.
Đơn vị: Trường THCS Phương Thịnh.
I. TÓM TẮT:
Dạy học Toán học không chỉ nhằm mục tiêu duy nhất là giúp học sinh nhận thức một số kiến thức, kỹ năng cụ thể mà bằng cách dạy nào đó giúp các em phát huy tính tích cực, chủ động, phát triển năng lực sáng tạo. Với những môn học tự nhiên như Toán rất khô khan nên học sinh không hứng thú học dẫn đến chất lượng bộ môn thấp. Như vậy để học sinh học tốt môn Toán, đòi hỏi người giáo viên phải chú trọng đến phương pháp dạy học, phải tìm tòi, sáng tạo ra những hình thức dạy học sinh động, để học sinh say mê thật sự. Vì vậy, tôi nghiên cứu tìm ra giải pháp: “ sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học môn Toán” giúp các em yêu thích và hứng thú môn học này. Tôi tiến hành nghiên cứu từ sau khi có kết quả điểm khảo sát. Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương ở hai lớp 6 của trường THCS Phương Thịnh. Lớp 6A2 là thực nghiệm, lớp 6A3 là kiểm chứng. Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế là áp dụng các trò chơi tích cực trong học tập môn Toán. Kết quả cho thấy: Tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến sự hứng thú, thái độ và kết quả học tập của học sinh. Lớp thực nghiệm đã đạt kết quả học tập cao hơn so với lớp đối chứng.
II. GIỚI THIỆU: 
Môn Toán trung học cơ sở có hai phân môn: phân môn Đại Số và phân môn Hình Học. Ở mỗi phân môn lại được chia ra thành hai nội dung: Lí Thuyết và Bài Tập. Cùng với mỗi phân môn lại có những nét đặc trưng riêng biệt, cho nên việc sử dụng các phương pháp dạy học cũng đòi hỏi phải linh hoạt theo từng phân môn và nội dung của từng bài học cụ thể.
Toán là môn học với những hình và số rất khô khan, nhàm chán. Do đó ở trường THCS thì không phải em nào cũng có khả năng học tốt môn Toán. Trong nhà trường cũng có một số ít các em thích học môn Toán. Tuy nhiên thích là một lẽ, nhưng học thì lại khác. Đa số học sinh chưa thật sự quan tâm đến việc học vì vậy ảnh hưởng không ít đến việc tiếp thu bài của các em. Để thay đổi hiện trạng trên đòi hỏi người giáo viên phải tìm ra những phương pháp dạy học hợp lí đối với từng phân môn cụ thể trong giảng dạy Toán nhưng phải đáp ứng được yêu cầu vừa thu hút học sinh vừa nâng cao được hiệu quả, chất lượng giáo dục. Với học sinh THCS nói chung, các em học sinh khối 6 nói riêng thường có tâm lí thích chơi hơn thích học. Do vậy, nhằm tạo không khí sinh động, thu hút 
học sinh, giúp học sinh thoải mái trong học tập mà ta có thể trong quá trình học lồng ghép vào một số trò chơi mang tính chất học mà chơi, chơi mà học, vừa chơi vừa tiếp thu kiến thức thông qua các trò chơi. Đó là lí do tôi thực hiện nghiên cứu“ Giải pháp nâng cao chất lượng môn Toán ở lớp 6A2 thông qua phương pháp trò chơi trong học dạy học”.
* Giải pháp thay thế:
Trong quá trình dạy học, tôi sử dung các trò chơi tích cực để giúp các em nhận thức các kiến thức, kỹ năng; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo. 
* Vấn đề nghiên cứu:
Việc sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học môn Toán có làm tăng hứng thú, kết quả học tập học tập của học sinh không?
* Giả thuyết nghiên cứu:
	Việc sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học môn Toán sẽ làm tăng hứng thú, kết quả học tập học tập của học sinh .
Minh họa bằng sơ đồ:
PPDH chưa thu hút; phát huy tính tích cực, chủ động của HS
HS ham chơi, lười học
Phụ huynh chưa quan tâm
Đồ dùng, điều kiện lớp học chưa đáp ứng
Lớp học đông
HS không có khả năng
HS học chưa tốt môn Toán
Hiện trạng
Chọn nguyên nhân
Sơ đồ 1: Tìm và chọn nguyên nhân
Học thông qua trò chơi
Trực quan sinh động (ĐDDH trực quan, minh hoạ trực quan)
Thực hành, luyện tập
Học theo nhóm
Nêu và giải quyết vấn đề
Thuyết trình vấn đáp
Một số PPDH tích cực áp dụng trong môn Toán
Giải pháp
Chọn giải pháp
Sơ đồ 2: Tìm và chọn giải pháp
Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học trong đó có sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học, đã có nhiều bài viết trong các hội thảo liên quan. Ví dụ:
Sáng kiến kinh nghiệm: ” Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thông qua các trò chơi trong các tiết dạy học môn Toán của cô giáo Phan Thị Thu Ba, trường THCS Ấn Tây. 
III. PHƯƠNG PHÁP: 
1. Khách thể nghiên cứu:
Tôi lựa chọn trường THCS Phương Thịnh , vì đây là nơi tôi đang công tác, là nơi có điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện nghiên cứu của mình. Trường gồm 11 lớp. Và tôi được phân công trực tiếp giảng dạy môn Toán các lớp 6A2, 6A3, 9A1.
Tôi chọn nghiên cứu trên hai lớp 6 của trường do hai lớp này có tương đồng về sĩ số, tỉ lệ giới tính.
Bảng 1: Sĩ số học sinh, tỉ lệ giới tính:
Lớp
Số học sinh
Giới tính
Nam
Nữ
Lớp 6A2
40
21
19
Lớp 6A3
38
20
18
Về ý thức học tập: Tất cả học sinh ở hai lớp này đều tích cực, chủ động.
Về kết quả học tập: năm học trước hai lớp tương đương nhau về điểm số của môn Toán.
2. Thiết kế nghiên cứu:
Chọn hai lớp nguyên vẹn: Lớp 6A2 là nhóm thực nghiệm và lớp 6A3 là nhóm đối chứng. Tôi dùng bài kiểm tra khảo sát đầu năm làm bài kiểm tra trước tác động. Kết quả kiểm tra cho thấy: Điểm trung bình của hai nhóm có sự khác nhau. Do đó tôi dùng phép kiểm chứng T-test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của hai nhóm trước khi tác động. Có kết quả như sau:
Bảng 2: Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương:
Đối chứng(6A3)
Thực nghiệm(6A2)
Điểm trung bình cộng
4,95
4,9525
P =
0,992300178
P= 0,992300178 > 0,05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương.
Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương (được mô tả ở bảng 3).
Bảng 3: Thiết kế nghiên cứu:
Nhóm
Kiểm tra trước tác động
Tác động
Kiểm tra sau tác động
Thực nghiệm (6A2)
01
Dạy học có sử dụng các phương pháp trò chơi để truyền tải kiến thức.
03
Đối chứng (6A3)
02
Dạy học không sử dụng các phương pháp trò chơi để truyền tải kiến thức.
04
Ở thiết kế này, tôi sử dụng phét kiểm chứng T-Test độc lập.
3. Quy trình nghiên cứu:
- Tôi thực hiện tác động ở lớp thực nghiệm là trong các tiết học tùy theo từng phân môn mà áp dụng các trò chơi tích cực. Còn đối với lớp đối chứng tôi sử dụng các phương pháp dạy học như bình thường không áp dụng các phương pháp trò chơi. 
- Tác động được kéo dài trong suốt quá trình học. Cụ thể là bắt đầu từ tuần học thứ 4 , sau khi trường tôi cho khảo sát đầu năm ở 2 lớp đến kết thúc học kì I.
- Một số trò chơi điển hình trong tiết dạy học Toán như:
¯ Trò chơi “ Chung sức“.
	¯ Trò chơi “ Thử tài thông minh“.
	¯ Trò chơi “ Cùng nhau leo núi“.
	¯ Trò chơi “ Ai thấy sai chỉ giúp“.
	¯ Trò chơi “ Ai tìm được nhiều hơn?“.
	¯ Trò chơi “ Từ điển Hán Việt“.
	¯ Trò chơi “ Nhà sáng tạo trẻ“.
	¯ Trò chơi “ Ai cao điểm hơn?“.
	¯ Trò chơi “ Thử tài trí nhớ“.
	¯ trò chơi “ Ai nhanh hơn“.
4. Các phương pháp sử dụng trong đề tài: 
Trong quá trình nghiên cứu tôi sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp quan sát : Sử dụng phương pháp này để nghiên cứu, quan sát các hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh.
- Phương pháp đối thoại : Trực tiếp trò chuyện với học sinh để cập nhật những thơng tin phản hồi từ học sinh cho phương pháp điều tra.
- Phương pháp điều tra: Đây là phương pháp chủ đạo nhằm thu thập những số liệu, hiện tượng từ đó phát hiện ra vấn đề cần giải quyết thực hiện phương pháp này dưới dạng câu hỏi đóng và câu hỏi mở trong phiếu điều tra để lấy ý kiến học sinh về việc hứng thú học Toán, của học sinh ở trường THCS trong quá trình dạy học.
 - Phương pháp nghiên cứu tài liệu : Để nghiên cứu tài liệu, sách báo có liên quan đến đề tài.
- Phương pháp đối chứng: Thông qua các bài kiểm tra để thấy được kết quả của một qúa trình nghiên cứu của học sinh ở trường THCS có hiệu quả hay không.
- Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phương pháp này để xử lí các số liệu đi đến kết luận phù hợp với giả thuyết khoa học.
5. Đo lường và thu thập dữ liệu:
Bài kiểm tra trước tác động: Tôi lấy điểm bài kiểm tra khảo sát đầu năm.
Bài kiểm tra sau tác động: Là kết quả trung bình môn Toán của học kì I năm học 2011- 2012.
Xây dựng thang đo hứng thú, thái độ trước và sau tác động với lớp thực nghiệm và lớp đối chứng nhằm đánh giá hứng thú, thái độ học tập môn Toán của hai lớp. Hình thức là phát phiếu thăm dò cho 2 lớp. Học sinh chọn đáp án nào thì gạch chéo vào đáp án mình chọn.
Bảng 4: Bảng câu hỏi đo hứng thú, thái độ trước và sau tác động của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng:
STT
Câu hỏi
Đồng
ý
Không
đồng ý
1
Tôi chắc chắn tôi có khả năng học tốt môn Toán
2
Các tiết học Toán luôn làm tôi thấy thú vị
3
Tôi luôn tham gia xây dựng bài trong tiết học
4
Toán không quan trọng trong việc học của tôi
5
Tôi tin mình có thể giải được bất kì bài Toán nào
6
Kiến thức Toán không liên quan đến các môn học khác
7
Kiến thức về Toán sẽ giúp tôi giải quyết được một số vấn đề trong cuộc sống
Chân thành cảm ơn sự hợp tác của các em! Chúc em mạnh khoẻ, học giỏi.
PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ:
Bảng 5: Phân tích kết qủa đạt được của nghiên cứu thông qua các bài kiểm tra sau tác động:
Nhóm đối chứng
Nhóm thực nghiệm
HS
Trước TĐ
Sau TĐ
Trước TĐ
Sau TĐ
Giá trị trung bình cộng
4,95
5,50526316
4,9525
6,602
Độ lệch chuẩn
1,146498783
1,13992588
1,13272702
1,134301999
Giá trị T-test độc lập, p=
0,00005624
Chêng lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD)
0,96474417
Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T-Test cho kết quả p = 0,00005624 < 0,05, cho thấy: sự chênh lệch giữa điểm trung bình nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả điểm trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động. 
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn:
SMD = . Điều đó cho thấy mức độ ảnh hưởng của dạy học có “sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học môn Toán” đến TBC học tập của nhóm thực nghiệm là rất lớn.
Hình 1. Biểu đồ so sánh ĐTB trước tác động và sau tác động
của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng
Từ đó: giả thuyết của đề tài: “sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học môn Toán“ sẽ làm tăng kết quả học tập của học sinh đã được kiểm chứng.
Bảng 6 : Tổng hợp kết quả đo lường về thái độ hứng thú học tập trong quá trình nghiên cứu.
TT
Câu hỏi
Lớp đối chứng
(6A3)
Lớp thực nghiệm
(6A2)
Trước
TĐ
Sau
TĐ
Trước
TĐ
Sau
TĐ
1
Tôi chắc chắn tôi có khả năng học tốt môn Toán
9/38
23,08%
11/38
28,2%
11/40
27,5%
25/40
62,5%
2
Các tiết học Toán luôn làm tôi thấy thú vị
15/38
38,49%
17/38
43,6%
15/40
37,5%
35/40
87,5%
3
Tôi luôn tham gia xây dựng bài trong tiết học
8/38
20,5%
12/38
30,8%
 ... 
82 + 92 =
22 + 33 =
23 =
92 =
32 =
	Đội A	Đội B
	d) Trò chơi “ Ai thấy sai chỉ giúp“:
Cách chơi:
Tuỳ lúc thích hợp trong tiết học giáo viên đưa bài toán có lời giải sai lên bảng.
Các đội hội ý trong 3 phút để truy tìm ra chỗ chưa chính xác của bài toán.
Đội chiến thắng là đội tìm ra trước chỗ sai của bài toán và sửa lại.
Ví dụ: 
Khi dạy bài: “ Thứ tự thực hiện các phép tính“, giáo viên đưa ra lời giải của bài toán thực hiên phép tính như sau: 
62 : 4 . 3 + 2 . 52 = 12 : 4 . 3 + 2 . 10 = 3 . 3 + 2 . 10 
	= 9 + 2 . 10 = 11 . 10 = 110.
Cho hoc sinh các đội bàn bạc trong 5 phút để đưa ra chỗ sai và sửa lại cho đúng.
	e) Trò chơi “ Ai tìm được nhiều hơn?“:
Cách chơi:
Giáo viên gắn bẳng phụ lên bảng, yêu cầu học sinh tìm và liệt kê những hình, hoặc những số, những vấn đề liên quan đến bài học.
Trong 3 phút, đội nào tìm được nhiều hình, hoặc nhiều số,...( ghi lên bảng nhóm) chính xác hơn thì đội đó chiến thắng.
Ví dụ:
Khi dạy các bài: “ Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5“, hoặc “ Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9“, hoặc “ Tính chất chia hết của một tổng“, hoặc “ Ước và bội,... giáo viên cho bài toán : Trong các số sau, số nào chia hết cho 2?: 328; 14737; 895; 1234; 652; 850; 1546; 785; 6321; 2141. 
	f) Trò chơi “ Từ điển Hán Việt“:
Cách chơi:
Khi dạy các bài toán có chứa các từ Hán Việt quan trọng cần làm rõ nghĩa, giáo viên đưa các từ Hán Việt đó lên bảng, yêu cầu các đội giải nghĩa từ ấy và ghi lên bảng nhóm.
Các đội chơi đưa bảng nhóm lên bảng chính, giáo viên lần lượt kiểm tra, sửa sai cho từng đội.
Đội nào làm rõ nghĩa, sát nghĩa hơn sẽ thắng.
Ví dụ: 
Khi dạy bài:“ Quy đồng mẫu nhiều phân số“, giáo viên yêu cầ các đội chơi làm rõ nghĩa thế nào là: “ Quy đồng mẫu“ (đưa về cùng mẫu). 
	g) Trò chơi “ Nhà sáng tạo trẻ“:
Cách chơi:
Để củng cố kiến thức bài dạy, giáo viên cho học sinh giải 1 số bài toán đơn giản liên quan. Sau đó yêu cầu các đội đặt 1 bài toán có nội dung tương tự
bài toán đã cho.
Giáo viên xem xét, kiểm định bài toán của các đội rồi đưa ra kết luận đôi nào thắng cuộc.
Ví dụ: 
Khi dạy bài: “ Cộng hai số nguyên khác dấu“, hoặc “ Cộng hai số nguyên cùng dấu“, hoặc “ Phép trừ hai số nguyên“, giáo viên cho học sinh giải bài toán sau: “Nhiệt độ ở Mát-xcơ-va vào một buổi trưa là -30C. Hỏi nhiệt độ buổi chiều cùng ngày là bao nhiêu độ C, biết nhiệt độ giảm 20C so với buổi trưa?“ sau đó yêu cầu các đội đặt 1 đề bài toán có cách giải tương tự. 
	h) Trò chơi “ Ai cao điểm hơn?“:
Cách chơi:
Sau khi học xong bài, giáo viên chọn ra 3 đội chơi: mỗi đội cử 1 học sinh khá giỏi và 1 học sinh thuộc diện còn lại lên bảng bốc thăm chọn bài toán theo sức học của học sinh đó, trình bày bài giải của mình.
Giáo viên xem xét và cho điểm từng học sinh.
Hai học sinh của đội nào mà có tổng số điểm cao nhất đội đó thắng cuộc.
Ví dụ:
Khi dạy bài:“ Phép trừ số nguyên“, giáo viên cho hai đội chơi như sau:
Hãy tính: -75 - (-37).
Hãy tính: -64 - (-29).
Hãy tính: -82 - (-48).
Hãy tính: -53 – (- 26).
Hãy tính: 7 - 8.
Hãy tính: 5 - 9.
Hãy tính: 4 - 10.
Hãy tính: 6 - 11.
	Câu hỏi cho học sinh khá – giỏi.	Câu hỏi cho học sinh trung bình – yếu – kém.
Trò chơi “ Thử tài trí nhớ“:
Cách chơi:
Giáo viên cho bốc thăm chọn hai đội chơi.
Mời cả hai đội lên bảng ( đứng hai góc hướng về bảng).
Giáo viên gắn nội dung cần nhớ lên bảng cho hai đội quan sát từ 30 giây đến 1 phút. Sau đó, giáo viên lấy bẳng phụ xuống, yêu cầu 2 đội ghi lại những nội dung mà mình đã nhìn thấy.
Đội có nội dung ghi lại đúng và nhiều nhất là đội chiến thắng.
Ví dụ:
Khi dạy bài: “ Phép cộng và phép nhân “, hoặc “ Tính chất của phép cộng các số nguyên“, hoặc “ Tính chất của phép nhân“, giáo viên cho 2 đội thử nhớ các tính chất sau: 
	¶ Tính chất kết hợp của phép cộng: (a + b) + c = a + (b + c).
	¶ Tính chất giao hoán của phép cộng: a + b = b + a.
	¶ Cộng với số 0: a + 0 = 0 + a = a.
	¶ Tính chất giao hoán của phép nhân: a.b = b.a.
	¶ Nhân với số 1: a.1 = 1.a = a.
	¶ Tính chất kết hợp của phép nhân: (a.b).c = a.(b.c).
	¶ Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng: a.(b + c) = a.b + a.c.
j) Trò chơi “ Ai nhanh hơn“:
	Cách chơi:
	Giáo viên đưa ra đề toán.
Thành viên các đội hợp tác giải nhanh, trình bày vào bảng nhóm, khẩn trương đưa lên bảng chính.
Giáo viên chọn ra 3 đôi lên bảng nhanh nhất, xem xét, chấm điểm và sắp xếp theo thứ tự 1, 2, 3 cho các đội chơi.
Ví dụ: 
Khi dạy bài: “ Trung điểm của đoạn thẳng”, giáo viên cho học sinh giải bài toán sau:
Trên tia Ox, vẽ hai điểm A, B sao cho OA = 2cm, OB = 4m. Điểm A có là trung điểm của đoạn thẳng OB không? Vì sao?
Đề kiểm tra khảo sát đầu năm:
a) Đề bài:
Câu 1: (1 điểm) Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a) 6kg 453g = 	kg;	b) 5 ha = 	m2;
c) dm3 = 	cm3; 	d) 4,9 dm3 = 	cm3.
Câu 2: (1 điểm) Tính:
a) 	
b) 	
Câu 3: (1 điểm) Tính bằng cách thuận tiện nhất:
a) 	
b) 	
Câu 4: (1 điểm) Tính diện tích của mảnh đất có kích thước theo hình vẽ
bên (được tạo bởi 1 hình chữ nhật và 1 hình vuông như hình vẽ)
7m
 3m
Câu 5: (2 điểm) Tìm x:
a. 
 4m
b. 
 Câu 6: (1 điểm) Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật có chiều dài 4 dm, chiều rộng 3 dm và chiều cao 2 dm.
Câu 7: (1 điểm) Có 30 quả cam được xếp vào các đĩa. Mỗi đĩa 5 quả. Hỏi xếp được vào mấy đĩa?
Câu 8; (1 điểm) Viết vào ô trống:
Viết số
Đọc số
716,4 dm2
 cm3
Không phẩy không trăm mười lăm mét vuông
Chín trăm bảy mươi mốt đề-xi-mét khối
Câu 9: (1 điểm) Cho hình thang ABCD có kích thước như hình bên. Tính diện tích hình thang ABCD?
b) Đáp án và thang điểm:
Câu 1:
a) 6kg 453g = 6,453 kg	(0,25đ);	b) 5 ha = 50000 m2 	(0,25đ);
c) dm3 = 500cm3	(0,25đ);	d) 4,9 dm3 = 4900cm3	(0,25đ).
Câu 2:
a) 	(0,25đ – 0,25đ)
b) 	(0,25đ – 0,25đ)
Câu 3:
a) 	(0,25đ – 0,25đ)
b) 	(0,25đ – 0,25đ)
Câu 4:
Diện tích mảnh đất hình chữ nhật:
7 x 3 = 21 (m2) (0,25đ)
Diện tích mảnh đất hình vuông:
4 x 4 = 16 (m2) (0,25đ)
Diện tích mảnh đất:
21 + 16 = 37 (m2) (0,25đ)
Đáp số: 37 (m2) (0,25đ)
Câu 5:
a. 
 (0,5đ)
 (0,25đ)
x = (0,25đ)
b. 
 (0,5đ)
 (0,5đ)
 Câu 6:
Diện tích xung quanh:
((4 + 3) x 2)) x 2 = 28 (dm2) (0,25đ)
Diện tích toàn phần:
28 + (4 x 3) x 2 = 52 (dm2) (0,25đ)
Đáp số: Diện tích xung quanh: 28 (dm2); Diện tích toàn phần: 52 (dm2). (0,25đ - 0,25đ)
Câu 7:
Số đĩa để xếp 30 quả cam:
30 : 5 = 6 (đĩa) (0,75đ)
Đáp số: 6 (đĩa) (0,25đ)
Câu 8: (1 điểm) Viết vào ô trống:
Viết số
Đọc số
716,4 dm2
Bảy trăm mười sáu phẩy bốn đề-xi-mét vuông (0,25đ)
 cm3
Sáu phần tám xen-ti-mét khối (0,25đ)
0,015 m2 (0,25đ)
Không phẩy không trăm mười lăm mét vuông
971 dm2 (0,25đ)
Chín trăm bảy mươi mốt đề-xi-mét khối
Câu 9:
Diện tích hình thang:
 = 26 (cm3) ( 0,5đ- 0,25đ)
Đáp số: 26 (cm3) (0,25đ)
TRƯỜNG THCS PHƯƠNG THỊNH
HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ ĐỀ TÀI NCKHSPƯD
NĂM HỌC 2011 - 2012
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
Tên đề tài: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN TOÁN Ở LỚP 6A2 THÔNG QUA PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC.
Họ và tên người viết: Phan Thị Thanh Hiền
Đơn vị: Trường THCS Phương Thịnh
Môn: Toán
TT
Tiêu chí đánh giá
Nhận xét
Điểm tối đa
Điểm chấm
1
Tên đề tài : - Thể hiện rõ nội dung, đối tượng và tác động; - Có ý nghĩa thực tiễn.
5
2
Hiện trạng: - Nêu được hiện trạng; - Xác định được nguyên nhân gây ra hiện trạng; - Chọn một nguyên nhân để tác động, giải quyết.
5
3
Giải pháp thay thế
- Mô tả rõ ràng giải pháp thay thế; - Giải pháp khả thi và hiệu quả; - Một số nghiên cứu gần đây liên quan đến đề tài.
20
4
Vấn đề nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu
- Trình bày rõ ràng vấn đề nghiên cứu dưới dạng câu hỏi.
- Xác định được giả thuyết nghiên cứu.
5
5
Thiết kế
- Lựa chọn thiết kế phù hợp, đảm bảo giá trị của nghiên cứu.
5
6
Đo lường: - Xây dựng được thang đo phù hợp để thu thập dữ liệu; - Dữ liệu thu được đảm bảo độ tin cậy và độ giá trị.
5
7
Phân tích dữ liệu và bàn luận
- Lựa chọn phép kiểm chứng thống kê phù hợp với thiết kế; - Trả lời rõ được vấn đề nghiên cứu.
5
8
Kết quả :
- Kết quả nghiên cứu: Đã giải quyết được các vấn đề đặt ra trong đề tài đầy đủ, rõ ràng, có tính thuyết phục; - Những đóng góp của đề tài nghiên cứu: Mang lại hiểu biết mới về thực trạng, phương pháp, chiến lược,(minh chứng) ...; - Áp dụng các kết quả: Triển vọng áp dụng tại địa phương, cả nước, quốc tế.
30
9
Minh chứng cho các hoạt động nghiên cứu của đề tài
Kế hoạch bài học, bài kiểm tra/ bảng kiểm, thang đo/ băng hình, dữ liệu thô ... (đầy đủ, khoa học, mang tính thuyết phục)
15
10
Trình bày báo cáo: - Văn bản viết cấu trúc khoa học, hợp lý, diễn đạt mạch lạc, hình thức đẹp. 
5
Tổng cộng
100
Xếp loại: 
 NGƯỜI ĐÁNH GIÁ
	Phan Thị Thanh Hiền
Nhận xét:	 
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN CAO LÃNH
HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ ĐỀ TÀI NCKHSPƯD
NĂM HỌC 2011 - 2012
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
Tên đề tài: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN TOÁN Ở LỚP 6A2 THÔNG QUA PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC.
Họ và tên người viết: Phan Thị Thanh Hiền
Đơn vị: Trường THCS Phương Thịnh
Môn: Toán
TT
Tiêu chí đánh giá
Nhận xét
Điểm tối đa
Điểm chấm
1
Tên đề tài : - Thể hiện rõ nội dung, đối tượng và tác động; - Có ý nghĩa thực tiễn.
5
2
Hiện trạng: - Nêu được hiện trạng; - Xác định được nguyên nhân gây ra hiện trạng; - Chọn một nguyên nhân để tác động, giải quyết.
5
3
Giải pháp thay thế
- Mô tả rõ ràng giải pháp thay thế; - Giải pháp khả thi và hiệu quả; - Một số nghiên cứu gần đây liên quan đến đề tài.
20
4
Vấn đề nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu
- Trình bày rõ ràng vấn đề nghiên cứu dưới dạng câu hỏi.
- Xác định được giả thuyết nghiên cứu.
5
5
Thiết kế
- Lựa chọn thiết kế phù hợp, đảm bảo giá trị của nghiên cứu.
5
6
Đo lường: - Xây dựng được thang đo phù hợp để thu thập dữ liệu; - Dữ liệu thu được đảm bảo độ tin cậy và độ giá trị.
5
7
Phân tích dữ liệu và bàn luận
- Lựa chọn phép kiểm chứng thống kê phù hợp với thiết kế; - Trả lời rõ được vấn đề nghiên cứu.
5
8
Kết quả :
- Kết quả nghiên cứu: Đã giải quyết được các vấn đề đặt ra trong đề tài đầy đủ, rõ ràng, có tính thuyết phục; - Những đóng góp của đề tài nghiên cứu: Mang lại hiểu biết mới về thực trạng, phương pháp, chiến lược,(minh chứng) ...; - Áp dụng các kết quả: Triển vọng áp dụng tại địa phương, cả nước, quốc tế.
30
9
Minh chứng cho các hoạt động nghiên cứu của đề tài
Kế hoạch bài học, bài kiểm tra/ bảng kiểm, thang đo/ băng hình, dữ liệu thô ... (đầy đủ, khoa học, mang tính thuyết phục)
15
10
Trình bày báo cáo: - Văn bản viết cấu trúc khoa học, hợp lý, diễn đạt mạch lạc, hình thức đẹp. 
5
Tổng cộng
100
Xếp loại: 
 NGƯỜI ĐÁNH GIÁ
	 Phan Thị Thanh Hiền
	Nhận xét:

Tài liệu đính kèm:

  • docBÁO CÁO-NCKHSPƯD.doc
  • docBIA NCKHSPƯD.doc