Đề tài Dạy học định lý hình học lớp 7 theo hướng đổi mới

Đề tài Dạy học định lý hình học lớp 7 theo hướng đổi mới

I-LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Toán học có vai trò rất quan trọng đối với đời sống và đối với các ngành khoa học. Việc dạy học môn toán có khả năng đóng góp tích cực vào việc giáo dục học sinh , nắm được một cách chính xác, vững chắc và có hệ thống những kiến thức và kĩ năng toán học phổ thông cơ bản, hiện đại sát với thực tiễn Việt Nam và có khả năng vận dụng những tri thức đó vào những tình huống cụ thể khác nhau như: vào đời sống, vào lao động sản xuất và vào việc học tập các bộ môn khác. Vì môn toán có tính trừu tượng cao, suy diễn rộng, suy luận chặt chẽ nên không phải học sinh nào cũng học tốt môn toán, cũng yêu môn toán, nhất là khi học và chứng minh các định lí toán học, các em thường nhàm chán, khó khăn và không biết áp dụng các định lí để làm bài tập.

Từ những vấn đề đó mà các em thấy sợ môn toán, học toán yếu dẫn đến kết quả và lĩnh hội kiến thức môn toán còn nhiều hạn chế. Qua nghiên cứu sách vở và tình hình thực tế tôi và nhiều đồng nghiệp thường trăn trở, băn khoăn tìm các phương pháp dạy cho các em dễ tiếp thu các kiến thức về các định lí toán học nói riêng và môn toán nói chung nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn toán theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học. Riêng đối với học sinh lớp 7, đây là năm học có nhiều kiến thức hình học vừa mới vừa lạ. Đặc biệt cũng trong năm học này, các em học sinh bước đầu làm quen với các định lí hình học, chứng minh chúng và áp dụng chúng vào các bài tập. Do đó, tôi đặc biệt quan tâm và đến các định lí hình học lớp 7. Chính vì thế, tôi chọn đề tài “Dạy học định lý hình học lớp7 theo hướng đổi mới” nhằm nâng cao chất lượng dạy và học các định lí hình học lớp 7.

 

doc 11 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 3563Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Dạy học định lý hình học lớp 7 theo hướng đổi mới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DẠY HỌC ĐỊNH LÝ HÌNH HỌC LỚP 7 
THEO HƯỚNG ĐỔI MỚI
I-LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Toán học có vai trò rất quan trọng đối với đời sống và đối với các ngành khoa học. Việc dạy học môn toán có khả năng đóng góp tích cực vào việc giáo dục học sinh , nắm được một cách chính xác, vững chắc và có hệ thống những kiến thức và kĩ năng toán học phổ thông cơ bản, hiện đại sát với thực tiễn Việt Nam và có khả năng vận dụng những tri thức đó vào những tình huống cụ thể khác nhau như: vào đời sống, vào lao động sản xuất và vào việc học tập các bộ môn khác. Vì môn toán có tính trừu tượng cao, suy diễn rộng, suy luận chặt chẽ nên không phải học sinh nào cũng học tốt môn toán, cũng yêu môn toán, nhất là khi học và chứng minh các định lí toán học, các em thường nhàm chán, khó khăn và không biết áp dụng các định lí để làm bài tập.
Từ những vấn đề đó mà các em thấy sợ môn toán, học toán yếu dẫn đến kết quả và lĩnh hội kiến thức môn toán còn nhiều hạn chế. Qua nghiên cứu sách vở và tình hình thực tế tôi và nhiều đồng nghiệp thường trăn trở, băn khoăn tìm các phương pháp dạy cho các em dễ tiếp thu các kiến thức về các định lí toán học nói riêng và môn toán nói chung nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn toán theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học. Riêng đối với học sinh lớp 7, đây là năm học có nhiều kiến thức hình học vừa mới vừa lạ. Đặc biệt cũng trong năm học này, các em học sinh bước đầu làm quen với các định lí hình học, chứng minh chúng và áp dụng chúng vào các bài tập. Do đó, tôi đặc biệt quan tâm và đến các định lí hình học lớp 7. Chính vì thế, tôi chọn đề tài “Dạy học định lý hình học lớp7 theo hướng đổi mới” nhằm nâng cao chất lượng dạy và học các định lí hình học lớp 7.
II-NỘI DUNG CHÍNH:
1-Cơ sở lý luận: 
 Định lý đóng vai trò như một bài toán tổng quát, qua việc học định lý học sinh sẽ được cung cấp những vốn kiến thức cơ bản của bộ môn.
 Học định lý là cơ hội rất thuận lợi để phát triển ở học sinh khã năng suy luận và chứng minh, góp phần phát triển năng lực trí tuệ, đây là một điều không thể thiếu khi học toán.
 Học sinh bậc học THCS là đối tượng thích tìm hiểu, khám phá, thích thể hiện mình, chính vì vậy quá trình thực hiện của giáo viên có thêm một số thuận lợi.
2-Cơ sở thực tiễn:
 Khác với các môn học khác như vật lý, sinh họcthì một kết luận (định lý) ở môn toán không phải qua thực nghiệm mà qua các bước suy luận chính xác. Nhưng vì lý do sư phạm một số định lý ở lớp 7 được thừa nhận mà không qua chứng minh nếu không lưu ý học sinh sẽ nhầm hiểu sự thiếu chính xác của môn toán.
 Ở lớp 7 bước đầu tiếp cận định lý, việc đưa một khái niệm mới (định lý) vào giảng dạy cho học sinh nếu quá trình giảng dạy không đúng sẽ làm cho học sinh không thấy rõ mục đích, ý nghĩa của việc học một định lý. Học sinh chưa thấy được sự cần thiết phải chứng minh chặt chẽ và suy luận chính xác (ở mức độ thích hợp với chương trình lớp 7).
 Do chương trình và sách giáo khoa mới đòi hỏi trong một tiết học học sinh phải tiếp thu một lượng kiến thức rộng, việc vận dụng để làm để làm nhiều bài tập trên lớp là một điều cần thiết, do đó trong quá trình dạy một định lý giáo viên không có điều kiện để đi sâu vào định lý.
3-Thực trạng: 
Qua thực tế nhiều năm dạy môn toán ở trường TH-THCS Ba Sao, tôi nhận thấy rằng đa số các em học sinh tiếp thu môn toán còn chậm, nhiều em yếu kém môn toán. Nhất là khi học các định lí toán học, các em thường thu nhận các định lí một cách hình thức. Hầu hết các em chỉ học thuộc lòng nguyên vẹn định lí theo kiểu học vẹt mà không rõ định lí nói gì? Áp dụng vào làm bài tập ra sao? Chính vì những điều mà ta cảm thấy không cần thiết đó đã một phần nào làm cho các em học sinh học yếu môn toán dẫn đến chất lượng môn toán thấp. 
Qua khảo sát chất lượng làm bài kiểm tra hình học của các em hoc sinh của khối 7 trong niên học 2011 – 2012 tỉ lệ yếu kém còn quá nhiều. Thực tế cho thấy nếu chúng ta không thay đổi phương pháp giảng dạy môn toán, đặc biệt là phương pháp dạy môn hình học thì chất lượng môn toán ngày càng thấp. Điều này dẫn đến việc tiếp thu các bộ môn khoa học khác gặp nhiều khó khăn trở ngại và các em khó đạt được hiệu quả cao trong các lĩnh vực khác. 
Đối với học sinh thì: Nắm nội dung định lý và mối liên hệ giữa chúng là vấn đề
 khó khăn đối với học sinh, học sinh chưa nhận ra được điều bài toán cho và điều bài toán cần giải quyết.
 + Không nắm được các định lý đã học, học trước quên sau, cuối năm không nhớ được 1/3 số định lý đã học. Kỹ năng vận dụng định lý vào các hoạt động giải toán còn yếu.
 + Đối với học sinh môn hình học thường được đánh giá là khó hơn đại số, mặt khác định lý thường tập trung ở hình học do đó vấn đề khó lại thêm khó đối với cả thầy và trò.
 + Khi giải quyết một bài toán cụ thể học sinh thiếu sự sáng tạo, không biết cách tìm ra hướng giải quyết vì các em thiếu kỹ năng giải quyết vấn đề.
4- Giới hạn nghiên cứu:
-Sách giáo khoa, Sách giáo viên môn toán 7
-Dạy học toán THCS theo phương pháp đổi mới của NXB Giáo dục
-Đối tượng nghiên cứu : học sinh khối 7
5-Biện pháp giải quyết:
a-Các con đường dạy học định lý:
 Việc dạy và học các định lý có thể thực hiện bằng con đường suy diễn hoặc bằng khâu suy đoán. Đối với mỗi định lý cụ thể, việc đi theo con đường nào không phải là tuỳ tiện mà theo nội dung định lý và điều kiện cụ thể về học sinh. Nếu định lý là hình học thông thường việc phát hiện định lý có thể được tiến hành theo nhiều cách: Vẽ hình, đo đạc, gấp hình, tính toán đơn giản (dưới sự hướng dẫn của giáo viên).
Ví dụ: + Khi dạy định lí Pitago (Toán 7 tập 1).
 Sách giáo khoa đã dẫn dắt bằng hai phép sau :
 * Đo đạc: Hãy vẽ tam giác vuông có các cạnh góc vuông bằng 3 cm và 4 cm. Đo độ dài cạnh huyền?
 * Và ghép hình.
+ Khi dạy định lý về tính chất ba đường trung tuyến của tam giác (Toán7 tập 2) học sinh phải qua hai bước thực hành
 Thực hành 1: Xác định ba trung tuyến bằng cách gấp hình
 Thực hành 2: Kẻ 3 trung tuyến trên giấy kẻ ôrô. Và hoạt động tính toán tỉ số
 + Khi dạy bài tổng ba góc của một tam giác: Để có được “Tổng ba góc của một tam giác bằng 1800” học sinh phải thực hiện 2 hoạt động để phát hịên định lý thông qua 2 bài tập như sau:
?1 Vẽ hai tam giác bất kỳ, dùng thước đo góc đo ba góc của tam giác rồi tính tổng số đo ba góc của tam giác. Có nhận xét gì về kết quả trên?
 .Thực hành: Cắt một tấm bìa hình tam giác ABC. Cắt rời góc B ra rồi đặt nó kề với góc A, cắt rời góc C ra rồi đặt nó kề với góc A (như hình vẽ bên).Hãy dự đoán về tổng số đo ba góc A, B, C của tam giác. 
b.Học sinh tự phát hiện kiến thức mới thông qua sự dẫn dắt của giáo viên:
	Từ sự phân tích và dẫn dắt của giáo viên, học sinh là người tự mình phát hiện ra kiến thức mới thông qua sự hiểu biết của mình. Tuy nhiên cũng không lọai trừ trường hợp học sinh nhìn vào sách giáo khoa để đọc nguyên văn định nghĩa hoặc tính chất trong sách giáo khoa. Nhưng lúc đó học sinh cũng phải theo dõi sự dẫn dắt của giáo viên mới biết là học tới phần nào. Và từ đó học sinh cũng nắm được một phần kiến thức giáo viên muốn truyền đạt ( dù là phần nhỏ). Cũng phải nhìn nhận rằng với trình độ của mình và với quĩ thời gian ít ỏi trong một tiết học, học sinh chỉ có thể phát hiện, lĩnh hội một phần kiến thức đặt ra. Vì vậy giáo viên cần phải đưa ra các câu hỏi gợi mở một cách rõ ràng, hợp lí. 
	Ví dụ1:Khi dạy bài định lí Pytago, giáo viên có thể đặt ra cho học sinh vấn đề cần giải quyết là tính diện tích của phần không bị che khuất bởi các tam giác vuông bằng nhau trong các hình sau và thông qua các câu hỏi gợi mở của giáo viên để hình thành định lí: 
-Gv: cho học sinh quan sát cách ghép hình như sách giáo khoa trang 129.
-GV: phần không bị che khuất bởi các tam giác vuông của hình 1, 2 là hình gì?
a
a
a
a
b
b
b
b
b
a
c
c
c
c
-GV: cho học sinh tính diện tích của hình không bị che khuất bởi các tam giác vuông ở cả hai hình vuông.
	Hình 1 	 Hình 2
-HS: Hình 1: S = c.c = c2
	Hình 2: S = a.a + b.b = a2 + b2
-Gv: Diện tích của hình không bị che khuất của cả hai hình vuông trên như thế nào với nhau?
-HS: bằng nhau
-Gv: Cho học sinh ghi công thức liên hệ
-HS: ghi c2 = a2 + b2
-GV: c ,a,b là độ dài các cạnh nào trong tam giác vuông?
-HS: c là cạnh huyền; a,b là cạnh góc vuông
-GV: gọi học sinh phát biểu mối quan hệ giữa cạnh huyền và 2 cạnh góc vuông trong tam giác vuông và giới thiệu định lí Pytago
-HS: phát biểu
Ví dụ 2:
Để chứng minh định lí: “Tổng ba góc của một tam giác bằng 1800”
Yêu cầu mỗi học sinh vẽ một tam giác bất kì rồi đo các góc của tam giác đó và cộng các góc lại. 
Sau đó so sánh các kết quả của các học sinh và rút ra nhận xét.
Vì sẽ có nhiều kết quả khác nhau do cách đo và cách làm tròn số đo của học không chính xác nên yêu cầu học sinh làm tiếp việc sau : cắt tam giác đó ra, rồi cắt rời 3 góc ở đỉnh và ghép lại cho ba góc nằm kế nhau, sau đó quan sát và nhận xét .
Học sinh sẽ dự đoán rằng ba góc này có tổng số đo là góc bẹt tức là bằng 180o.
Để khẳng định điều này cần làm cho học sinh hiểu sự cần thiết phải chứng minh định lí “Tổng ba góc của tam giác bằng 1800” để có một kết quả chính xác, tổng quát thay thế cho đo đạc, trực giác bằng cách sau:
Hướng dẫn các em vẽ một góc bằng tổng ba góc bằng cách:
+Qua điểm A vẽ đường thẳng xy song song với BC
A1 = B ( so le trong)
A2 = C ( so le trong)
	 B + BAC+ C =A1 + BAC+A2 = 1800
Ví dụ 3:
Để giới thiệu định lí : “Trong một tam giác cân, hai góc đáy bằng nhau”
Trước tiên, hướng dẫn học sinh gấp giấy (học sinh cắt sẵn một tam giác cân trước): gấp tam giác lại sao cho hai cạnh bên trùng lên nhau, từ đó rút ra nhận xét về hai góc đáy.
Học sinh sẽ phát hiện được hai góc đáy nằm chồng khít lên nhau (tức là chúng bằng nhau.)
Từ đó học sinh rút ra định lí “Trong một tam giác cân hai góc đáy bằng nhau”
Để hướng dẫn phần chứng minh, giáo viên gợi mở bằng câu hỏi:
Em có nhận xét gì về hai tam giác có được sau khi có nếp gấp?
 Từ đó hình thành cho học sinh chứng minh định lí bằng cách như sau:
 - Vẽ tia phân giác của góc A cắt BC tại M.
- Chứng minh êAMB = êAMC theo trường hợp c – g – c
Ví dụ 4:
Trong hình học THCS thì định lí về tính chất ba đường trung tuyến của tam giác là một định lí khó hình dung và rất ít học sinh biết áp dụng nó vào bài tập.
Vì thế trước khi đưa định lí (sách giáo khoa) ra thì giáo viên cần cho học sinh tiến hành các thao tác thực hành trước:
Cắt một tam giác bằng giấy.
Gấp lại để xác định trung điểm một cạnh của nó.
Kẻ đoạn thẳng nối trung điểm này với đỉnh đối diện.
Bằng cách tương tự hãy vẽ tiếp hai đường trung tuyến còn lại.
Sau đó, giáo viên yêu cầu học sinh đo độ dài mỗi đường trung tuyến và đo khoảng cách từ giao điểm đến đỉnh rồi tính tỉ số giữa khoảng cách đó với đường trung tuyến tương ứng.
Sau khi lấy một vài kết quả, giáo viên đưa ra ngay kết quả các tỉ số ấy bằn ... vào chứng minh một định lý điều không thể thiếu đó là tạo động cơ chứng minh, bởi lẽ nếu có động cơ chứng minh sẽ giúp học sinh phát huy tính tích cực tự giác trong hoạt động, tạo sự thuận lợi trong tiếp thu định lý.
 Ở lớp 7, thời gian đầu khi mới học định lý học sinh chưa thấy rõ sự cần thiết phải chứng minh một mệnh đề toán học, các em thường băn khoăn không biết vì sao phải mất công chứng minh bởi lẽ sau một vài phép đo đạc, một vài ví dụ học sinh đã suy đoán ra được một kết luận và các em vội xem đó là đúng (tức là một định lý). Như vậy để khắc phục tình trạng này người giáo viên cần tận dụng những cơ hội khác nhau để cho học sinh nhận rõ những điều thấy hiển nhiên như vậy chẳng qua là chỉ ở trên một hình vẽ, nếu thử thì củng chỉ đúng trên nhiều hình vẽ mà số lần thử là hữu hạn mà thôi, giáo viên phải cho học sinh biết rằng định lý thì phải đúng trên vô số trường hợp, chính vì vậy bắt buộc chúng ta phải chứng minh định lý.
 * Minh hoạ:
 Trong phần “có thể em chưa biết”: Khoảng một ngàn năm trước Công nguyên, người Ai cập đã biết căng dây gồm các đoạn có độ dài 3, 4, 5 (đơn vị) để tạo ra một góc vuông. Vì thế, tam giác có độ dài 3, 4, 5 đơn vị được gọi là tam giác Ai cập 
 Từ đây GV đặt vấn đề: Liệu điều này có đúng với mọi trường hợp
 a : b : c = 3 : 4 : 5 ? => Hình thành động cơ ở học sinh chứng minh đúng với mọi trường hợp.
 Khi đưa ra một định lý với các ví dụ suy đoán giáo viên cần làm cho các em tránh sự kết luận vội do biểu hiện từ ví dụ hoặc từ hình vẽ. Những ví dụ hoặc hình vẽ không phù hợp sẽ làm cho học sinh chưa nhận ra sự cần thiết phải chứng minh.
 Ví dụ: Khi dạy định lý về góc ngoài của tam giác “Mỗi góc ngoài của tam giác lớn hơn góc trong không kề với nó”
 Hình 1	 Hình 2
 Với hình 1 ở trên cho ta ba góc A, B, C đều nhọn tức góc ngoài ACx tù, thì học sinh có thể cho rằng chẳng cần phải chứng minh vì góc tù bao giờ cũng lớn hơn góc nhọn A và B. Nhưng nếu vẽ hình mà góc ngoài ACx nhọn (hình 2) thì việc góc ngoài ACx lớn hơn góc A và B không còn là điều hiển nhiên nữa.
* Rèn luyện cho học sinh những hoạt động thành phần trong chứng minh:
 Rèn luyện những hoạt động thành phần như phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát vv trong chứng minh là điều cần thiết đối với học sinh và cần được coi trọng đối với người thầy khi giảng dạy bởi lẽ đó là các hoạt động có tác dụng mỗ xẻ bài toán, nó có tác dụng rèn luyện tư duy của học sinh, đặc biệt có tác dụng sâu sắc đối với đối tượng học sinh bị hỏng kiến thức (những kiến thức đơn giản vẫn không nắm), đây là những đối tượng tồn đọng lại do hệ quả của bệnh thành tích trong giáo dục.
*Truyền thụ những tri thức phương pháp:
Cái đúng ở đây được hiểu là đúng bằng suy luận. Trong một hệ tiên đề nào đó, xuất phát từ các tiên đề được coi là đúng ta suy ra các định lý. Vì thế có thể hiểu: “Một định lý là một khẳng định được suy ra từ những khẳng định được coi là đúng”
 Phải cho học sinh thấy rằng dù định lý được đưa về dạng “Nếuthì...” hay không thì chúng cũng luôn tồn tại hai phần là giả thiết và kết luận. Việc có được một kết luận đúng phải là sự gắn kết bằng phép suy luận logic của giả thiết, giả thiết nói ở đây không chỉ là giả thiết nằm trong định lý mà còn là những khẳng định được coi là đúng khác.
 Trong quá trình dạy học chứng minh định lý, ta cũng cần truyền thụ cho học sinh những tri thức phương pháp về chiến lược chứng minh (có tính chất tìm đoán) theo con đường tập luyện những hoạt động ăn khớp với những tri thức này. Chiến lược này kết tinh lại ở học sinh như một bộ phận kinh nghiệm mà họ tích luỹ được trong quá trình học các chứng minh định lý, cũng như giải các bài toán chứng minh. Đương nhiên, sự kết tinh này không nên để diễn ra một cách tự phát mà cần phải thực hiện một cách có chủ định, có ý thức của thấy giáo. Chặng hạn, thầy luôn luôn lặp đi lặp lại một cách có dụng ý những chỉ dãn hoặc câu hỏi như:
-Giả thiết nói gì? giả thiết còn có thể biến đổi như thế nào?
-Hãy vẽ một hình theo dữ kiện của bài toán. Những khã năng có thể xãy ra
-Từ giả thiết suy ra được điều gì? Những định lý nào có giả thiết giống hoặc gần giống với giả thiết này?
-Kết luận nói gì ? Điều đó còn có thể phát biểu như thế nào?
-Những định lý nào có kết luận giống hoặc gần giống với kết luận của bài toán?
 * Phân bậc hoạt động chứng minh:
 Trong dạy học với từng định lý giáo viên cần phân bậc hoạt động chứng minh một cách đúng tư tưởng chủ đạo sao cho sự điều khiển quá trình học tập đạt yêu cầu và vừa sức đối với học sinh. Có thể phân bậc hoạt động học tập của học sinh khi chứng minh một định lý như sau:
d-Dạy học củng cố định lý:
 Một bước không thể thiếu khi dạy một định lý đó là củng cố định lý. Ta cần giúp học sinh củng có kiến thức bằng cách cho họ luyện tập những hoạt động sau:
 * Nhận dạng và thể hiện khái niệm:
-Nhận dạng là xem xét một tình huống cho trước có ăn khớp với định lý vừa học không
	-Thể hiện là tạo ra tình huống phù hợp với định lý cho trước. 
	Ta có thể minh hoạ bằng 2 ví dụ sau:
Ví dụ 1: Nhận dạng định lý (Bài tập 32 trang 94 - SGK tập 1)
 Trong các phát biểu sau, phát biểu nào diễn đạt đúng nội dung của tiên đề Ơ-clit.
a/Nếu qua điểm M nằm ngoài đường thẳng a có hai đường thẳng song song với a thì chúng trùng nhau
b/Cho điểm M nằm ngoài đường thẳng a. Đường thẳng đi qua M và song song với đường thẳng a là duy nhất
c/Có duy nhất một đường thẳng song song với một đườn thẳng cho trước
d/Qua điểm M nằm ngoài đường thẳng a có ít nhất một đườ ng thẳng song song với a
 Ví dụ 2: Thể hiện định lý (Bài tập 24 trang 66 SGK tập 2)
-Công nhận định lý, có minh hoạ để hiểu ý nghĩa của định lý nhưng không chứng minh
-Định lý có chứng minh, yêu cầu học sinh hiểu chứng minh nhưng không yêu cầu học sinh nhớ chứng minh
	-Định lý có yêu cầu học sinh chứng minh lại
 Cần lưu ý rằng mức độ khó khăn của một hoạt động chứng minh không chỉ phụ thuộc cách phân bậc trên mà còn quan hệ với từng nội dung bài toán. Hiểu chứng minh ở một bài toán khó có thể khó khăn hơn là độc lập chứng minh ở một bài toán dễ.
Cho hình vẽ trên, hãy điền số thích hợp vào chỗ trống trong các khẳng định sau:
a) MG =  MG b) NS =  NG
 GR =  MR NS =  GS
 GR =  MG NG =  GS
 * Hoạt động ngôn ngữ:
 Về mặt ngôn ngữ lôgic, cần chú trọng phân tích cấu trúc lôgic cũng như phân tích nội dung định lý, khuyến khích học sinh thay đổi hình thức phát biểu định lý nhằm phát triển năng lực diễn đạt độc lập ý nghĩ của mình
 Ví dụ: Từ định lý về góc ngoài của tam giác “Mỗi góc ngoài của tam bằng tổng hai góc trong không kề với nó”. Ta có thể phát biểu lại như sau:
-Góc ngoài của tam giác và tổng hai góc trong không kề với nó có số đo bằng nhau
-Hoặc: Tổng số đo hai góc trong của tam giác bằng số đo góc ngoài không kề với nó 
 Cùng với các hoạt động trên còn tập luyện cho học sinh những hoạt động củng cố khác như đặc biệt hoá, khái quát hoá, hệ thống hoá và vận dụng những định lý trong giải toán, đặc biệt là trong chứng minh toán học.
 Trong việc dạy học các định lý toán học, cũng như dạy học các khái niệm, cần phải làm cho học sinh hiểu và nắm vững một hệ thống kiến thức. Sau mỗi phần, cần tiến hành hệ thống hoá các định lý, chú ý nêu rõ mối liên hệ giữa chúng
 Mối liên hệ giữa các định lý có thể là mối liên hệ chung riêng: một định lý có thể là trường hợp mở rộng hay đặc biệt của một định lý đã biết nào đó. Chẳng hạn, từ định lý “Tổng ba góc của tam giác bằng 1800” ta có thể suy ra định lý sau: “Trong một tam giác vuông, hai góc nhọn phụ nhau”
 Tóm lại, khi thực hiện dạy định lý chúng ta cần thực hiện những điều đã được nói ở trên, song không phải với định lý nào củng thể hiện đủ các bước đã nghiên cứu, việc nên nhấn mạnh phần nào trong một định lý cụ thể còn tuỳ thuộc vào nhiều hoàn cảnh và điều kiện khác nhau, điều đó tuỳ thuộc vào sự nhìn nhận, phát hiện của mỗi người thầy giáo. 
 Mặc dù đối tượng nghiên cứu chính là lớp 7 nhưng các hoạt động đưa ra tôi thử nghiệm ở các lớp khác để khi thực hiện ở lớp 7có một cách nhìn bao quát hơn. Sau bài học với các bài kiểm tra nhỏ, kết quả tốt của các em đã làm cho tôi thêm tự tin khi thực hiện kế hoạch của mình.
III-BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Các giải pháp đưa ra trên đây đã một phần nào giúp học sinh hiểu được nội dung các định lí hình học và dễ dàng chứng minh các định lí đó. Đồng thời, các em biết vận dụng các định lí vào làm các bài tập liên quan. Qua một năm thực hiện tôi thấy các em đã hiểu rõ thế nào là định lí, tại sao phải chứng minh định lí? 
Mặc dù việc dạy học các định lí toán học chỉ là phần nhỏ trong bộ môn toán học nhưng rất quan trọng, nó tạo tiền đề giúp học sinh biết cách phát hiện định lí, biết dự đoán một định lí sắp học trước khi chứng minh nó. Giúp học sinh bước đầu biết chứng minh định lí và vận dụng định lí vào giải bài tập toán một cách có hệ thống.
IV-KẾT LUẬN CHUNG
	Tóm lại quá trình dạy học định lý theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh là từ các ví dụ , bài toán , các phép đo đạc , các định lý đã biết để đi đến định lý mới. Qua việc phân tích chứng minh định lý giúp học sinh nắm được bản chất cấu trúc của định lý do đó cần chú trọng luyện tập cho học sinh có thói quen nắm vững các định lý và vận dụng định lý, khắc sâu định lý .
 	Với đặc điểm riêng của từng môn học, chương, bài, mục khác nhau có thể sử dụng các phương pháp khác nhau song việc dạy định lý bằng phương pháp giải quyết vấn đề là một trong phương pháp có hiệu quả nhất.Dạy theo phương pháp này không những giáo viên cung cấp được kiến thức mà còn giúp học sinh tự chứng minh được lại được các định lý, nhớ định lý mà không phải học thuộc lòng một cách máy móc nhưng không hiểu bản chất không vận dụng được định lý vào giải các bài tập chứng minh hình học. Tuy nhiên muốn thực hiện được thì giáo viên phải đầu tư rất nhiều thời gian vào việc chuẩn bị và còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như đối tượng học sinh, thời gian,nội dung bài, đồ dùng giảng dạy Song đây cũng là một trong những định hướng đổi mới phương pháp dạy học của ngành do vậy bản thân tôi cũng không ngừng học tập phương pháp dạy học, tham khảo tài liệu sách báo, học hỏi đồng nghiệp, tham gia học tập thay sách,ôn tập các kiến thức bồi dưỡng giáo viên với một mong muốn chất lượng giảng dạy ngày càng được nâng cao, học sinh nắm đuợc nội dung kiến thức cơ bản và biết vận dụng giải các bài tập chứng minh hình trong sách giao khoa . 
 	Với bài viết này là quá trình học tập và vận dụng phương pháp dạy học vào giảng dạy định lý trong các năm học qua từ năm học 2009 – 2010 đến năm 2011-2012 với bộ môn toán 7 .Tôi mạnh dạn trình bày rất mong được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp, hội đồng khoa học nhà trường, ban giám khảo để bản thân tôi ngày một hoàn thiện hơn chất lượng giảng ngày càng được nâng cao, chất lượng học tập của học sinh ngày một hiệu quả hơn . 

Tài liệu đính kèm:

  • docDay hoc dinh ly hinh hoc lop7 theo huong doimoi.doc