Đề ôn tập môn: Ngữ văn 8

Đề ôn tập môn: Ngữ văn 8

I/ PhầnI: Trắc nghiệm: (3đ)

Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái ở câu trả lời đúng nhất.

 Biết bao hứng thú khác nhau ta tập hợp được nhờ cách ngao du thú vị ấy, không kể sức khỏe được tăng cường, tính khí trở nên vui vẻ. Tôi thừơng thấy những kẻ ngồi trong các cỗ xe tốt chạy rất êm nhưng mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh hoặc đau khổ; còn những người đi bộ lại luôn luôn vui vẻ, khoan khoái và hài lòng với tất cả. Ta hân hoan biết bao khi về gần đến nhà ! Một bữa cơm đạm bạc mà sao có vẻ ngon lành thế ! Ta thích thú biết bao khi lại ngồi vào bàn ăn !Ta ngủ ngon giấc biết bao trong một cái gường tồi tàn ! Khi ta chỉ muốn đến một nơi nào, ta có thể phóng bằng xe ngựa trạm; nhưng khi ta muốn ngao du, thì cần phải đi bộ.

1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào, Tác giả là ai ?

 A. Đi bộ ngao du của Nguyễn Trãi C. Thuế máu của Nguyễn Ai Quốc

 B. Đi bộ ngao du của Ru – Xô D. Chiếu dời đô của Ru – Xô

2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì ?

 A. Tự sự B. Miêu tả C. Thuyết minh D. Nghị luận

3. Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng phương tiện gì để bộc lộ cảm xúc của mình ?

 A. Câu nghi vấn dùng để bộc lộ cảm xúc C. Câu trần thuật

 B. Câu cảm thán D. Câu khẳng định

4. Những điều bổ ích của việc đi bộ ngao du được tác giả nhắc đến trong đoạn văn trên là gì ?

 A. Sức khỏe được tăng cường C. Tiết kiệm được tiền bạc

 B. Tính khí trở nên vui vẻ D. Gồm ý A và B

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 638Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập môn: Ngữ văn 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ ÔN TẬP 1
Môn: Ngữ Văn 8
Thời gian: 90 phút
I/ PhầnI: Trắc nghiệm: (3đ)
Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái ở câu trả lời đúng nhất.
	Biết bao hứng thú khác nhau ta tập hợp được nhờ cách ngao du thú vị ấy, không kể sức khỏe được tăng cường, tính khí trở nên vui vẻ. Tôi thừơng thấy những kẻ ngồi trong các cỗ xe tốt chạy rất êm nhưng mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh hoặc đau khổ; còn những người đi bộ lại luôn luôn vui vẻ, khoan khoái và hài lòng với tất cả. Ta hân hoan biết bao khi về gần đến nhà ! Một bữa cơm đạm bạc mà sao có vẻ ngon lành thế ! Ta thích thú biết bao khi lại ngồi vào bàn ăn !Ta ngủ ngon giấc biết bao trong một cái gường tồi tàn ! Khi ta chỉ muốn đến một nơi nào, ta có thể phóng bằng xe ngựa trạm; nhưng khi ta muốn ngao du, thì cần phải đi bộ.
1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào, Tác giả là ai ?
	A. Đi bộ ngao du của Nguyễn Trãi	C. Thuế máu của Nguyễn Aùi Quốc
	B. Đi bộ ngao du của Ru – Xô	D. Chiếu dời đô của Ru – Xô
2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì ?
	A. Tự sự	B. Miêu tả	C. Thuyết minh	D. Nghị luận
3. Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng phương tiện gì để bộc lộ cảm xúc của mình ?
	A. Câu nghi vấn dùng để bộc lộ cảm xúc	C. Câu trần thuật
	B. Câu cảm thán	D. Câu khẳng định
4. Những điều bổ ích của việc đi bộ ngao du được tác giả nhắc đến trong đoạn văn trên là gì ?
	A. Sức khỏe được tăng cường	C. Tiết kiệm được tiền bạc
	B. Tính khí trở nên vui vẻ	D. Gồm ý A và B
5. Nghĩa của từ “đạm bạc” trong câu “Một bữa cơm đạm bạc mà sao có vẻ ngon lành thế !” là gì ?
	A. Chỉ sự ăn uống không chuộng nhiều, không thô tục.
	B. Chỉ sự ăn uống chỉ có những thức ăn cần thiết, không có những thức ăn ngon đắt tiền.
	C. Chỉ sự ăn uống cầu kì, yêu cầu cao.
	D. Chỉ sự ăn uống không kín đáo, không lịch sự.
6. Có thể thay thế từ “ đạm bạc” trong câu trên bằng từ nào ?
	A. Thanh đạm	B. Thanh khiết	C. Bạc bẽo	D. Túng thiếu
7. Đặc sắc nghệ thuật của văn bản “Đi bộ ngao du” là gì ?
	A. Lập luận hợp lí, chặt chẽ.
	B. Kết hợp nhuần nhuyễn lí lẽ với các dẫn chứng lấy từ thực tiễn cuộc sống của nhà văn.
	C. Giọng văn giàu cảm xúc
	D. Cả A, B và C.
8. Câu: “Cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp giặc.” Là kiểu câu gì ?
	A. Câu cảm thán	C. Câu phủ định	
B. Câu nghi vấn	D. Câu cầu khiến.
9. Trong câu: “Lúc bấy giờ ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào !” người nói đã sử dụng kiểu hành động nói nào ?
	A. Hành động trình bày	C. Hành động hỏi
	B. Hành động bộc lộ cảm xúc	D. Hành động điều khiển
10. Dòng nào nói lên chức năng chính của câu nghi vấn ?
	A. Dùng để yêu cầu	C. Dùng để bộc lộ cảm xúc
	B. Dùng để hỏi	D. Dùng để kể lại sự việc
11. Dòng nào nói đúng nhất dấu hiệu nhận biết câu cầu khiến ?
	A. Sử dụng từ ngữ cầu khiến	C. Thường kết thúc bằng dấu chấm than
	B. Sử dụng ngữ điệu cầu khiến	D. Cả A, B và C
12. Trong các câu nghi vấn sau, câu nào dùng để cầu khiến?
	A. Con muốn ăn đòn phải không?	C. Nếu không bán con thì lấy tiền đâu nộp sưu	?
	B. Anh bảo như thế có khổ không ?	D. Mày định nói cho cha mày nghe đấy à ?
Phần II: Tự luận: (7đ)
	Cảm nhận của em về con người Hồ Chí Minh qua hai bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” và “Ngắm trăng”.
--------------------Ø×--------------------
I/ PhầnI: Trắc nghiệm: (3đ) Mỗi câu trả lời đúng 0,25đ
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
B
D
B
D
B
A
D
C
B
B
D
A
Phần II: Tự luận (7đ)
1. Yêu cầu cần đạt:
- Viết đúng thể loại: Nghị luận tổng hợp (chứng minh, biểu cảm một vấn đề thuộc lĩnh vực văn học)
- Cần làm sáng tỏ hai luận điểm:
 + Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung và sống hòa hợp với thiên nhiên trong hoàn cảnh kháng chiến gian khổ.
 + Tình yêu thiên nhiên say mê ngay cả trong cảnh tù ngục cực khổ tối tăm.
- Bồi dưỡng tình cảm về tình yêu thiên nhiên, sống chan hòa với thiên nhiên và tinh thần lạc quan.
- Lời văn trong sáng có hình ảnh và cảm xúc, không dùng từ sai, câu đúng ngữ pháp, chữ viết rõ ràng.
2. Dàn bài:
a) Mở bài: (1đ)
	Giới thiệu khái quát về tinh thần lạc quan và tình yêu thiên nhiên của Bác thể hiện qua hai bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” và “Ngắm Trăng”.
b) Thân bài: (5đ)
	Phải làm nổi bật được con người chiến sĩ – nghệ sĩ qua hai luận điểm:
- Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung và sống hòa hợp với thiên nhiên trong hoàn cảnh kháng chiến gian khổ. (Lấy dẫn chứng từ bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” )
- Tình yêu thiên nhiên say mê của Bác ngay cả trong cảnh tù ngục cực khổ tối tăm (lấy dẫn chứng từ bài thơ “Ngắm trăng” )
c) Kết bài: (1đ)
- Cảm nhận của em qua hai bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” và “Ngắm trăng”.
- Khẳng định tinh thần lạc quan, ung dung tự tại và tình yêu thiên nhiên của Bác qua hai bài thơ.
--------------------Ø×--------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docOn tap Ngu Van 8(2).doc