Đề ôn tập học kì I Vật lí Lớp 8 - Phan Đình Trung - Trường THCS Đồng Thành

Đề ôn tập học kì I Vật lí Lớp 8 - Phan Đình Trung - Trường THCS Đồng Thành

 Câu 1: Chuyển động cơ học là gì? Vật như thế nào được gọi là đứng yên? Giữa chuyển động và đứng yên có tính chất gì? Người ta thường chọn những vật nào làm vật mốc?

 Câu 2: Vận tốc là gì? Viết công thức tính vận tốc? Đơn vị vận tốc?

 Câu 3: Thế nào là chuyển động đều, chuyển động không đều? Vận tốc trung bình của chuyển động không đều được tính theo công thức nào? Giải thích các đại lượng có trong công thức và đơn vị của từng đại lượng?

 Câu 4: Cách biểu diễn và kí hiệu véc tơ lực? Biểu diễn véc tơ lực sau: Trọng lực của một vật là 1500N và lực kéo tác dụng lên xà lan với cường độ 2000N theo phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải. Tỉ lệ xích 1cm ứng với 500N.

 Câu 5: Hai lực cân bằng là gì? Quả cầu có khối lượng 0,2 kg được treo vào một sợi dây cố định. Hãy biểu diễn các véc tơ lực tác dụng lên quả cầu với tỉ lệ xích 1cm ứng với 1N.

 Câu 6: Quán tính là gì? Quán tính phụ thuộc như thế nào vào vật? Giải thích hiện tượng: Tại sao khi nhảy từ bậc cao xuống chân ta bị gập lại? Tại sao xe ôtô đột ngột rẽ phải, người ngồi trên xe lại bị nghiêng về bên trái?

 Câu 7: Có mấy loại lực ma sát? Lực ma sát xuất hiện khi nào? Lực ma sát có lợi hay có hại? Lấy ví dụ minh hoạ?

 

doc 6 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 709Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập học kì I Vật lí Lớp 8 - Phan Đình Trung - Trường THCS Đồng Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề ôn tập môn vật lý 8 học kì 1
Phần i
 Câu 1: Chuyển động cơ học là gì? Vật như thế nào được gọi là đứng yên? Giữa chuyển động và đứng yên có tính chất gì? Người ta thường chọn những vật nào làm vật mốc?
 Câu 2: Vận tốc là gì? Viết công thức tính vận tốc? Đơn vị vận tốc?
 Câu 3: Thế nào là chuyển động đều, chuyển động không đều? Vận tốc trung bình của chuyển động không đều được tính theo công thức nào? Giải thích các đại lượng có trong công thức và đơn vị của từng đại lượng?
 Câu 4: Cách biểu diễn và kí hiệu véc tơ lực? Biểu diễn véc tơ lực sau: Trọng lực của một vật là 1500N và lực kéo tác dụng lên xà lan với cường độ 2000N theo phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải. Tỉ lệ xích 1cm ứng với 500N.
 Câu 5: Hai lực cân bằng là gì? Quả cầu có khối lượng 0,2 kg được treo vào một sợi dây cố định. Hãy biểu diễn các véc tơ lực tác dụng lên quả cầu với tỉ lệ xích 1cm ứng với 1N.
 Câu 6: Quán tính là gì? Quán tính phụ thuộc như thế nào vào vật? Giải thích hiện tượng: Tại sao khi nhảy từ bậc cao xuống chân ta bị gập lại? Tại sao xe ôtô đột ngột rẽ phải, người ngồi trên xe lại bị nghiêng về bên trái?
 Câu 7: Có mấy loại lực ma sát? Lực ma sát xuất hiện khi nào? Lực ma sát có lợi hay có hại? Lấy ví dụ minh hoạ?
 Câu 8: áp lực là gì? áp suất là gì? Viết công thức tính áp suất? Giải thích các đại lượng có trong công thức và đơn vị của chúng?
 Câu 9: Đặc điểm của áp suất chất lỏng? Viết công thức tính? Giải thích các đại lượng có trong công thức và đơn vị của chúng?
 Câu 10: Bình thông nhau có đặc điểm gì? Viết công thức của máy dùng chất lỏng?
 Câu 11: Độ lớn áp suất khí quyển được tính như thế nào?
Phần ii	(một bài kiểm tra thử)
. Đề bài
I. Hãy chọn chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng
1. Một ô tô chở khách đang chạy trên đường. Câu mô tả nào sau đây là sai?
 A. Ô tô đang đứng yên so với hành khách trên xe.
 B. Ô tô đang chuyển động so với mặt đường.
 C. Hành khách1 đang đứng yên so hành khách 2
 D. Hành khách đang chuyển động so với người lái xe.
2. Độ lớn của vận tốc biểu thị tính chất nào của chuyển động?
 A. Quãng đường chuyển động dài hay ngắn.
 B. Mức độ nhanh hay chậm của chuyển động.
 C. Thời gian chuyển động dài hay ngắn.
 D. Cho biết cả quãng đường, thời gian và sự nhanh, chậm của chuyển động. 
3. Chuyển động nào dưới đây là chuyển động đều?
 A. Chuyển động của ô tô khi khởi hành.
 B. Chuyển động của xe đạp khi xuống dốc.
 C. Chuyển động của một điểm ở đầu cánh quạt khi quạt quay ổn định.
 D. Chuyển động của tàu hoả khi vào ga.
4. 72 km/ h tương ứng với bao nhiêu m/s ?
 A.15 m/s B. 20 m/s C. 25 m/s D. 30 m/s
5. Một vật đang chuyển động thẳng đều, chịu tác dụng của hai lực F1 và F2. Điều nào sau đây đúng nhất?
 A. F1 và F2 là hai lực cân bằng B. F1= F2
 C. F1 > F2 D. F1 < F2 
6. Hành khách đang ngồi trên ôtô đang chuyển động bỗng bị lao về phía trước, điều đó chứng tỏ xe:
 A. Đột ngột giảm vận tốc. B. Đột ngột tăng vận tốc.
 C. Đột ngột rẽ sang phải. D. Đột ngột rẽ sang trái.
7. Trong các phương án sau, phương án nào có thể làm giảm lực ma sát ?
 A. Tăng lực ép của vật lên mặt tiếp xúc. B. Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc.
 C. Tăng độ nhẵn của mặt tiếp xúc. D. Tăng diện tích mặt tiếp xúc.
8. Một vật nặng được được trên mặt sàn nằm ngang. áp suất do vật gây ra trên mặt sàn phụ thuộc vào yếu tố nào?
 A. Độ nhám của bề mặt tiếp xúc. B. Thể tích của vật.
 C. Chất liệu làm nên vật. D. Trọng lượng của vật.
II. Hãy viết câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi sau
9. Đường bay Hà Nội – Tp HCM dài 1400 km. Một máy bay bay hết 1h 45 phút. Hỏi vận tốc của máy bay là bao nhiêu km/ h?
10. Một viên bi sắt được treo bằng một sợi dây không giãn (Hvẽ). 
Hãy biểu diễn các lực tác dụnglên viên bi. Biết trọng lượng của viên 
bi là 1 N. Nhận xét gì về các lực đó ?
11. Một tàu ngầm đang di chuyển dưới biển. áp kế đặt ở ngoài vỏ tàu chỉ áp 
suất 2 060 000 N/ m2. Một lúc sau áp kế chỉ 824 N/ m2. Tính độ sâu của tàu ở hai thời điểm trên. Biết tọng lượng riêng của nước biển là 10 300 N/ m3.
12. Nói áp suất khí quyển bằng 76 cm Hg có nghĩa là thế nào?
Phần. iii (ôn tập)
 Câu 1: Chuyển động cơ học là gì? Vật như thế nào được gọi là đứng yên? Giữa chuyển động và đứng yên có tính chất gì? Người ta thường chọn những vật nào làm vật mốc?
 Câu 2: Vận tốc là gì? Viết công thức tính vận tốc? Đơn vị vận tốc?
 Câu 3: Thế nào là chuyển động đều, chuyển động không đều? Vận tốc trung bình của chuyển động không đều được tính theo công thức nào? Giải thích các đại lượng có trong công thức và đơn vị của từng đại lượng?
 Câu 4: Cách biểu diễn và kí hiệu véc tơ lực? Biểu diễn véc tơ lực sau: Trọng lực của một vật là 1500N và lực kéo tác dụng lên xà lan với cường độ 2000N theo phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải. Tỉ lệ xích 1cm ứng với 500N.
 Câu 5: Hai lực cân bằng là gì? Quả cầu có khối lượng 0,2 kg được treo vào một sợi dây cố định. Hãy biểu diễn các véc tơ lực tác dụng lên quả cầu với tỉ lệ xích 1cm ứng với 1N.
 Câu 6: Quán tính là gì? Quán tính phụ thuộc như thế nào vào vật? Giải thích hiện tượng: Tại sao khi nhảy từ bậc cao xuống chân ta bị gập lại? Tại sao xe ôtô đột ngột rẽ phải, người ngồi trên xe lại bị nghiêng về bên trái?
 Câu 7: Có mấy loại lực ma sát? Lực ma sát xuất hiện khi nào? Lực ma sát có lợi hay có hại? Lấy ví dụ minh hoạ?
 Câu 8: áp lực là gì? áp suất là gì? Viết công thức tính áp suất? Giải thích các đại lượng có trong công thức và đơn vị của chúng?
 Câu 9: Đặc điểm của áp suất chất lỏng? Viết công thức tính? Giải thích các đại lượng có trong công thức và đơn vị của chúng?
 Câu 10: Bình thông nhau có đặc điểm gì? Viết công thức của máy dùng chất lỏng?
 Câu 11: Độ lớn áp suất khí quyển được tính như thế nào?
 Câu 12: Viết công thức tính lực đẩy Acsimet? Giải thích các đại lượng có trong công thức và đơn vị của chúng? Có mấy cách xác định lực đẩy Acsimet?
 Câu 13: Điều kiện để vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng?
 Câu 14: Khi nào có công cơ học? Viết công thức tính công? Giải thích các đại lượng có trong công thức và đơn vị của chúng?
 Câu 15: Phát biểu định luật về công?
 Câu 16: Công suất là gì? Viết biểu thức? Giải thích các đại lượng có trong biểu thức và đơn vị của chúng?
	 Chữa một số bài tập
Bài 3.3(SBT/7)
Tóm tắt: S1= 3km Giải
 v1 = 2m/s =7,2km/h Thời gian người đó đi hết quãng đường đầu là:
 S2= 1,95km t1= = = (h)
 t1 = 0,5h Vận tốc của người đó trên cả hai quãng đường là:
 vtb=? km/h vtb= = = 5,4 (km/h)
 Đáp số: 5,4km/h 
Bài 7.5 (SBT/12)
Tóm tắt: p = 1,7.104N/m2 Giải
 S = 0,03m2 Trọng lượng của người đó là:
 P = ?N p = = P = p.S = 1,7.104.0,03= 510 N 
 m = ?kg Khối lượng của người đó là:
 m = = = 51 (kg)
 Đáp số: 510N; 51kg
Bài 12.7 (SBT/ 17)
Tóm tắt: dv = 26 000N/m3 Giải
 F = 150N Lực đẩy của nước tác dụng lên vật là:
 dn = 10 000N/m3 FA= P - F
 F là hợp lực của trọng lượng và lực đẩy Acsimet
 P = ?N P là trọng lượng của vật
 Suy ra: dn.V = dv.V – F
 V(dv – dn) = F
 V = = = 0,009375(m3)
 Trọng lượng của vật đó là:
 P = dv.V = 26000.0,009375 = 243,75 (N)
 Đáp số: 243,75N
PHầN Iv BàI KIểM TRA Thử về khảo sát
BảNG ĐIểM
Mục tiêu
Các cấp độ tư duy
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Chuyển động cơ học
1
 0,5
1
 0,5
1
 2,5
3
 3,5
Lực
1
 0,5
1
 0,5
1
 0,5
3
 1,5
áp suất
1
 0,5
1
 0,5
1
 2
3
 3
Lực đẩy Acsimet
1
 0,5
1
 1,5
2
 2
Tổng
4
 2
2
 1
2
 1
3
 6
11
 10
I. Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng:
1. Một ôtô đỗ trong bến xe, trong các vật mốc sau đây, đối với vật mốc nào thì ôtô xem là chuyển động? Chọn câu trả lời đúng.
A. Bến xe B. Một ôtô khác đang rời bến
C. Cột điện trước bến xe D. Một ôtô khác đang đậu trong bến
2. 72 km/h tương ứng với bao nhiêu m/s? Chọn kết quả đúng
A. 15 m/s B. 25 m/s C. 20 m/s D. 30 m/s
3. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào vận tốc của vật thay đổi?
A. Khi có một lực tác dụng lên vật 
B. Khi không có lực nào tác dụng lên vật
C. Khi có hai lực tác dụng lên vật cân bằng nhau
D. Khi các lực tác dụng lên vật cân bằng
4. Một vật có khối lượng m = 4,5 kg buộc vào một sợi dây. Cần phải giữ dây với một lực là bao nhiêu để vật cân bằng ?
A. F > 45 N B. F = 4,5 N C. F < 45 N D. F = 45 N
5. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào ma sát là có hại ?
A. Khi đi trên sàn gỗ, sàn đá hoa mới lau dễ bị ngã
B. Giày đi mài đế bị mòn.
C. Khía rãnh ở mặt lốp ôtô vận tải phải có độ sâu trên 1,6cm.
D. Phải bôi nhựa thông vào dây cung ở cần kéo nhị.
6. Phương án nào trong các phương án sau đây có thể làm tăng áp suất của một vật lên mặt sàn nằm ngang?
A. Tăng áp lực và giảm diện tích bị ép B. Giảm áp lực và tăng diện tích bị ép
C. Tăng áp lực và tăng diện tích bị ép D. Giảm áp lực và giảm diện tích bị ép
7. Một thùng cao 1,2 m đựng đầy nước. Hỏi áp suất của nước lên đáy thùng và lên một điểm ở cách đáy thùng 0,4 m có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau?
A. p1 = 1200 N/m2 và p2 = 800 N/m2 B. p1 = 800 N/m2 và p2 = 1200 N/m2
C. p1 = 8000 N/m2 và p2 = 12000 N/m2 D. p1 = 12000 N/m2 và p2 = 8000 N/m2
8. Lực đẩy Acsimet phụ thuộc vào những yếu tố nào? Hãy chọn câu trả lời đúng trong các câu dưới đây?
A. Trọng lượng riêng của chất lỏng và của vật
B. Trọng lượng riêng và thể tích của vật
C. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
D. Trọng lượng riêng của vật và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
II. Hãy viết câu trả lời cho các câu hỏi sau:
9. Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 120m. Trong 12s đầu đi được 30m, đoạn dốc còn lại đi với vận tốc 18km/h. Tính vận tốc trung bình trên đoạn dốc đầu và trên cả dốc.
10. Một vật treo vào lực kế, lực kế chỉ 10N. Nếu nhúng vật chìm trong nước, lực kế chỉ 6N.
a) Hãy xác định lực đẩy Acsimet của nước tác dụng lên vật?
b) Nhúng chìm vật trong một chất lỏng khác thì số chỉ của lực kế là 6,8N. Hỏi chất lỏng đó là chất gì?
11. Một người tác dụng lên mặt sàn một áp suất 1,7.104N/m2. Diện tích tiếp xúc của chân với mặt sàn là 3dm2. Hỏi trọng lượng và khối lượng của người đó?
Phần V bài tập cần làm
Bài 1 : Một ôtô đi 5ph ở quảng đường thứ nhất với vận tốc 60km/h. Sau đó đi tiếp quảng đường thứ hai với vận tốc 40km/h trong vòng 3ph . Coi ôtô chuyển động đều. Tính quãng đường ôtô đã đi trong cả hai giai đoạn.
Bài 2 : Hai người cùng xuất phát tại hai dịa điểm A và B cách nhau 60km. Người thứ nhất đi xe máy từ A đến B với vận tốc 30km/h. Người thứ hai đi xe đạp từ B đến A với vận tốc 10km/h. Hỏi sau bao lâu hai người gặp nhau và xác định chổ gặp nhau( coi chuyển động hai xe là đều).
Bài 3 : Hai người cùng xuất phát tại hai dịa điểm A và B cách nhau 120km. Người thứ nhất đi xe máy từ A đến B với vận tốc 60km/h. Người thứ hai đi xe đạp từ B đến A với vận tốc 15km/h. Hỏi sau bao lâu hai người gặp nhau và xác định chổ gặp nhau( coi chuyển động hai xe là đều
Bài4 : : Hai xe ôtô cùng xuất phát tại hai dịa điểm A và B, cùng chuyển động về địa điểm C. Biết AC =120km ; BC =96km xe khởi hành từ A với vận tốc 50km/h Muốn hai xe đến C cùng một lúc thì xe khởi hành từ B phải đi với vận tốc bằng bao nhiêu ?
Bài 5: Một người đi xe đạp trên đoạn đường thẳng AB. 1/3 đoạn đường đầu đi với vận tốc 12km/h , 1/3 đoạn đường tiếp theo với vận tốc 8km/h và 1/3 đoạn đường cuối với vận tốc 6km/h. Tính vận tốc TB trên cả đoạn đường. 
Bài 6: Hãy biểu diễn trên cùng một hình vẽ các véc tơ trọng lực tác dụng lên các vật có khối lượng m1= 1kg , m2 =2kg , m3 = 4kg. 
Bài 7: Những hành khách ngồi trên xe ôtô cho biết: Khi ôtô đang chuyển động bổng dưng tăng tốc đột ngột thì họ có xu hướng ngã về phía sau. Hãy giải thích tại sao?
Bài 8: khi bút máy bị tắc mực các học sinh thường cầm bút máy vẩy mạnh. Làm như thế có tác dụng gì?
Bài 9 : Một xe tăng có trọng lượng P = 30000N , diện tích tiếp xúc của các bản xích lên mặt đất là 1,2mm .
 a) Tính áp suất của xe tăng lên mặt đường .
 b) Hãy so sánh áp suất của xe tăng lên mặt đất với một người nặng 70kg có diện tích tiếp xúc của hai bàn chân lên mặt đất là 200cm2 và rút ra kết luận.
Bài 10 : Một tàu ngầm lặn dưới biển , áp suất tác dụng lên mặt ngoài của thân tàu đo được bằng áp kế của tàu là 1545000N/m2 . Hỏi tàu đang ở độ sâu nào ? biết trọng lượng riêng của nước biển là 10300N/m3.
Bài 11 : Một cục nước đá có thể tích V =500cm3 nổi trên mặt nước. Tính thể tích của phần ló ra khỏi mặt nước biết khối lượng riêng của nước là 0,92g/cm3, trọng lượng riêng của nước 10000N/m3.
Bài 12: Treo một vật nhỏ vào lực kế đặt trong không khí thấy lực kế chỉ 9N vvãn treo vật vào lực kế nhưng nhúng chìm hoàn toàn trong nước lực kế chỉ 5N . tính thể tích của vật và trọng lượng riêng của nó. 
Bài 13 : một cái máy khi hoạt động với công suất P= 1400w thì nâng được vật nặng m= 75kg lên độ cao 8m trong thời gian 30giây.
Tính công mà máy đã thực hiện trong thời gian nâng vật.
Tìm hiều suất của máy trong quá trinh làm việc.
( Chúc các học sinh làm bài tốt)

Tài liệu đính kèm:

  • docDE ON TAP LOP 8 VAT LY.doc