Câu 1 (0,5 điểm). Người lái đò đang ngồi yên trên chiếc thuyền thả trôi theo dòng nước. Câu mô tả nào sau đây là đúng ?
A. Người lái đò chuyển động so với dòng nước
B. Người lái đò đứng yên so với dòng nước
C. Người lái đò đứng yên so với bờ sông
D. Người lái đò chuyển động so với chiếc thuyền
Câu 2 (0,5 điểm). Độ lớn của vận tốc biểu thị tính chất nào của chuyển động ?
A. Quãng đường chuyển động dài hay ngắn
B. Thời gian chuyển động dài hay ngắn
C. Tốc độ chuyển động nhanh hay chậm
D. Cho biết cả quãng đường, thời gian và sự nhanh hay chậm của chuyển động
Câu 3 (0,5 điểm). Trong các chuyển động sau đây, chuyển động nào là chuyển động không đều ?
A. Chuyển động của ôtô khi khởi hành
B. Chuyển động của xe đạp khi xuống dốc
C. Chuyển động của tàu hoả khi vào ga
D. Cả 3 chuyển động trên đều là những chuyển động không đều
Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 11. Kiểm tra I - Mục tiêu: KT: HS áp dụng kiến thức đã học vào bài tập tính toán, giải thích hiện tượng thực tế KN:HS có kĩ năng vẽ hình, tính toán TĐ: HS chú ý,nghiêm túc,tích cực làm bài tập. II-Chuẩn bị. GV:đề + đáp án HS: ôn tập III- Tiến trình lên lớp A – trắc nghiệm khách quan I – Hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng Câu 1 (0,5 điểm). Người lái đò đang ngồi yên trên chiếc thuyền thả trôi theo dòng nước. Câu mô tả nào sau đây là đúng ? Người lái đò chuyển động so với dòng nước Người lái đò đứng yên so với dòng nước Người lái đò đứng yên so với bờ sông Người lái đò chuyển động so với chiếc thuyền Câu 2 (0,5 điểm). Độ lớn của vận tốc biểu thị tính chất nào của chuyển động ? Quãng đường chuyển động dài hay ngắn Thời gian chuyển động dài hay ngắn Tốc độ chuyển động nhanh hay chậm Cho biết cả quãng đường, thời gian và sự nhanh hay chậm của chuyển động Câu 3 (0,5 điểm). Trong các chuyển động sau đây, chuyển động nào là chuyển động không đều ? Chuyển động của ôtô khi khởi hành Chuyển động của xe đạp khi xuống dốc Chuyển động của tàu hoả khi vào ga Cả 3 chuyển động trên đều là những chuyển động không đều II - Hãy ghép nội dung cột A với cột B và điền kết quả vào cột C để được câu trả lời đúng Câu 4 (1,5 điểm). A B C 1. Lực là a. Hai loại lực cùng đặt lên một vật có cường độ bằng nhau, phương nằm trên một đường thẳng, cùng ngược nhau 1. 2. Hai lực cân bằng là b. Một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên , đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều 2. 3. Dưới tác dụng của cáclực cân bằng thì c. Một đại lượng véctơ được biểu diễn bằng mũi tên có + Gốc là điểm đặt của lực + Phương, chiều trùng với phương, chiều của lực + Độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ xích cho trước 3. 4. Ba loại lực ma sát là III. Điền vào chỗ trống để được câu trả lời đúng Câu 5 (1,5 điểm). a) Lực sinh ra khi một vật chuyển động trượt trên bề mặt của vật khác b) Lực giữ cho vật đứng yên khi vật bị tác dụng của lực khác c) Lực sinh ra khi một vật lăn trên mặt của vật khác B. Tự luận Câu 6 (3 điểm). Một tàu ngầm đang di chuyển ở dưới biển. áp kế đặt ở ngoài vỏ tàu chỉ áp suất 2,02.106 N/m2. Một lúc sau áp kế chỉ 0,86. 106 N/m2 a) Tàu đã nổi hay lặn xuống? Vì sao khẳng định được như vậy ? b) Tính độ sâu của tàu ngầm ở hai thời điểm trên. Cho biết trọng lượng của nước biển bằng: 10300 N/m2 Câu 7 (2 điểm). Vẽ hình theo cách diễn đạt sau:: Lực kéo 30 000 N theo phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải (tỉ xích 1 cm ứng với 10000N). Câu 8 (2 điểm). Tại sao nắp ấm pha trà thường có 1 lỗ hở nhỏ ? Đáp án: A – trắc nghiệm khách quan I – Hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng Câu 1 (0,5 điểm). B Câu 2 (0,5 điểm). C Câu 3 (0,5 điểm). D II - Hãy ghép nội dung cột A với cột B và điền kết quả vào cột C để được câu trả lời đúng Câu 4 (1,5 điểm). 1 – c, 2 – a, 3 - b III. Điền vào chỗ trống để được câu trả lời đúng Câu 5 (1,5 điểm). a) Ma sát trượt b) Ma sát nghỉ c) Ma sát lăn. B. Tự luận Câu 6 (3 điểm). a) áp suất tác dụng lên vỏ tàu ngầm giảm, tức là cột nước phía trên tàu ngầm giảm. Vậy tàu ngầm đã nổi lên. b) áp dụng công thức: - Độ sâu của tàu ngầm ở thời điểm trước: - Độ sâu của tàu ngầm ở thời điểm sau: A FK 10000N 1cm Câu 7 (2 điểm). Câu 8 (2 điểm). Để rót nước dễ dàng. Vì có lỗ thủng trên nắp nên khí trong ấm thông với khí quyển, áp suất hơi nước ấm cộng với áp suất nước trong ấm lớn hơn áp suất khí quyển. Bởi vậy, làm nước chảy từ trong ấm ra dễ dàng hơn. IV.Hướng dẫn về nhà. Đọc bài mới:Lực đẩy Ac-si-met
Tài liệu đính kèm: