Đề kiểm tra môn Vật lý Lớp 8 - Học kỳ II - Đề số 1

Đề kiểm tra môn Vật lý Lớp 8 - Học kỳ II - Đề số 1

B. NỘI DUNG ĐỀ

I. Hãy chọn phương án đúng.

Câu 1. Trong dao động của con lắc vẽ ở hình 1, khi nào chỉ có một hình thức chuyển hoá năng lượng từ thế năng sang động năng?

A. Khi con lắc chuyển động từ A đến C.

B. Khi con lắc chuyển động từ C đến A.

C. Khi con lắc chuyển động từ A đến B.

D. Khi con lắc chuyển động từ B đến C.

Hình 1

Câu 2. Một học sinh kéo đều một gầu nước trọng lượng 60 N từ giếng sâu 6m lên. Thời gian kéo hết 0,5 phút. Công suất của lực kéo là bao nhiêu?

A. 360 W B. 720 W C. 180 W D. 12 W

Câu 3. Cần cẩu A nâng được 1100kg lên cao 6m trong 1 phút. Cần cẩu B nâng được 800kg lên cao 5m trong 30 giây. Hãy so sánh công suất của hai cần cẩu.

A. Công suất của A lớn hơn.

B. Công suất của B lớn hơn.

C. Công suất của A và của B bằng nhau.

D. Chưa đủ dữ liệu để so sánh hai công suất này.

Câu 4. Một vật được ném lên cao theo phương thẳng đứng. Khi nào vật vừa có động năng, vừa có thế năng?

A. Khi vật đang đi lên và đang rơi xuống.

B. Chỉ khi vật đang đi lên.

C. Chỉ khi vật đang rơi xuống.

D. Chỉ khi vật lên tới điểm cao nhất.

Câu 5. Tính chất nào sau đây không phải của nguyên tử, phân tử?

A. Chuyển động không ngừng.

B. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.

C. Giữa các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật có khoảng cách.

D. Chỉ có thế năng, không có động năng.

Câu 6. Vì sao quả bóng bay dù buộc thật chặt để lâu ngày vẫn bị xẹp?

A. Vì khi thổi, không khí từ miệng vào bóng còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại;

B. Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng, nó tự động co lại;

C. Vì không khí nhẹ nên có thể chui qua lỗ buộc ra ngoài;

D. Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể chui qua đó thoát ra ngoài.

Câu 7. Hiện tượng nào dưới đây không phải do chuyển động không ngừng của các nguyên tử, phân tử gây ra?

A. Sự khuếch tán của dung dịch đồng sunfat vào nước

B. Sự tạo thành gió

C. Sự tăng nhiệt năng của vật khi nhiệt độ tăng

D. Sự hòa tan của muối vào nước

 

doc 3 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 517Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Vật lý Lớp 8 - Học kỳ II - Đề số 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên :
Lớp : 
ĐỀ KIỂM TRA MÔN VẬT LÝ HỌC KỲ II LỚP 8
Đề số 1 (Thời gian làm bài: 45 phút)
B. NỘI DUNG ĐỀ
I. Hãy chọn phương án đúng.
Câu 1. Trong dao động của con lắc vẽ ở hình 1, khi nào chỉ có một hình thức chuyển hoá năng lượng từ thế năng sang động năng?
A. Khi con lắc chuyển động từ A đến C.
B. Khi con lắc chuyển động từ C đến A. 
C. Khi con lắc chuyển động từ A đến B.
D. Khi con lắc chuyển động từ B đến C.
Hình 1
Câu 2. Một học sinh kéo đều một gầu nước trọng lượng 60 N từ giếng sâu 6m lên. Thời gian kéo hết 0,5 phút. Công suất của lực kéo là bao nhiêu?
A. 360 W 	B. 720 W 	C. 180 W 	D. 12 W
Câu 3. Cần cẩu A nâng được 1100kg lên cao 6m trong 1 phút. Cần cẩu B nâng được 800kg lên cao 5m trong 30 giây. Hãy so sánh công suất của hai cần cẩu.
A. Công suất của A lớn hơn.
B. Công suất của B lớn hơn.
C. Công suất của A và của B bằng nhau.
D. Chưa đủ dữ liệu để so sánh hai công suất này.
Câu 4. Một vật được ném lên cao theo phương thẳng đứng. Khi nào vật vừa có động năng, vừa có thế năng?
A. Khi vật đang đi lên và đang rơi xuống.
B. Chỉ khi vật đang đi lên.
C. Chỉ khi vật đang rơi xuống.
D. Chỉ khi vật lên tới điểm cao nhất.
Câu 5. Tính chất nào sau đây không phải của nguyên tử, phân tử?
A. Chuyển động không ngừng.
B. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.
C. Giữa các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật có khoảng cách.
D. Chỉ có thế năng, không có động năng.
Câu 6. Vì sao quả bóng bay dù buộc thật chặt để lâu ngày vẫn bị xẹp?
A. Vì khi thổi, không khí từ miệng vào bóng còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại;
B. Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng, nó tự động co lại;
C. Vì không khí nhẹ nên có thể chui qua lỗ buộc ra ngoài;
D. Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể chui qua đó thoát ra ngoài.
Câu 7. Hiện tượng nào dưới đây không phải do chuyển động không ngừng của các nguyên tử, phân tử gây ra?
A. Sự khuếch tán của dung dịch đồng sunfat vào nước
B. Sự tạo thành gió
C. Sự tăng nhiệt năng của vật khi nhiệt độ tăng
D. Sự hòa tan của muối vào nước
Câu 8. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật chậm dần thì đại lượng nào dưới đây của vật không thay đổi?
A. Khối lượng và trọng lượng
B. Khối lượng riêng và trọng lượng riêng
C. Thể tích và nhiệt độ
D. Nhiệt năng
Câu 9. Câu nào đưới đây nói về nhiệt năng là không đúng?
A. Nhiệt năng là một dạng năng lượng.
B. Nhiệt năng của một vật là nhiệt lượng vật thu vào hay toả ra.
C. Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
D. Nhiệt năng của một vật thay đổi khi nhiệt độ của vật thay đổi.
Câu 10. Câu nào dưới đây nói về sự thay đổi nhiệt năng là không đúng ?
A. Khi vật thực hiện công thì nhiệt năng của vật luôn tăng.
B. Khi vật toả nhiệt ra môi trường xung quanh thì nhiệt năng của vật giảm .
C. Nếu vật vừa nhận công vừa nhận nhiệt lượng thì nhiệt năng của vật tăng .
D. Phần nhiệt năng mà vật nhận thêm hay mất bớt đi trong quá trình truyền
nhiệt được gọi là nhiệt lượng.
Câu 11. Có 3 bình giống nhau A, B, C, đựng cùng một loại
chất lỏng ở cùng một nhiệt độ (hình 2). Sau khi dùng các
đèn cồn toả nhiệt giống nhau để đun nóng các bình này
trong những khoảng thời gian như nhau thì nhiệt độ của
chất lỏng ở các bình sẽ như thế nào?
Hình 2
A. Nhiệt độ của chất lỏng ở bình A cao nhất, rồi đến bình B, bình C.
B. Nhiệt độ của chất lỏng ở bình B cao nhất, rồi đến bình C, bình A.
C. Nhiệt độ của chất lỏng ở bình C cao nhất, rồi đến bình B, bình A.
D. Nhiệt độ của chất lỏng ở 3 bình như nhau.
Câu 12. Đặt một thìa nhôm vào một cốc nước nóng thì nhiệt năng của thìa nhôm và của nước trong cốc thay đổi như thế nào?
A. Nhiệt năng của thìa tăng, của nước trong cốc giảm.
B. Nhiệt năng của thìa giảm, của nước trong cốc tăng.
C. Nhiệt năng của thìa và của nước trong cốc đều giảm.
D. Nhiệt năng của thìa và của nước trong cốc đều tăng.
Câu 13. Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt xảy ra trong trường hợp nào dưới đây?
A. Chỉ trong chất lỏng
B. Chỉ trong chân không
C. Chỉ trong chất lỏng và chất rắn
D. Trong cả chất lỏng, chất rắn và chất khí
Câu 14. Bếp lửa truyền nhiệt ra môi trường xung quanh bằng cách nào dưới đây?
A. Chỉ bằng cách dẫn nhiệt
B. Chỉ bằng cách đối lưu
C. Chỉ bằng cách bức xạ nhiệt
D. Bằng cả 3 cách trên
Câu 15. Câu nào sau đây nói về nhiệt lượng là đúng?
A. Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
B. Nhiệt lượng là một dạng năng lượng có đơn vị là jun.
C. Bất cứ vật nào cũng có nhiệt lượng.
D. Sự truyền nhiệt giữa hai vật dừng lại khi hai vật có nhiệt lượng bằng nhau.
Câu 16. Đơn vị nào dưới đây là đơn vị nhiệt dung riêng?
A. Jun, kí hiệu là J
B. Jun trên kilôgam Kelvin, kí hiệu là J/kg.K
C. Jun kilôgam, kí hiệu là J.kg
D. Jun trên kilôgam, kí hiệu là J/kg
Câu 17. Công thức nào dưới đây cho phép tính nhiệt lượng thu vào của một vật?
A. Q = mcΔt, với Δt là độ giảm nhiệt độ
B. Q = mcΔt, với Δt là độ tăng nhiệt độ
C. Q = mc(t1 - t2), với t1 là nhiệt độ ban đầu, t2 là nhiệt độ cuối của vật
D. Q = mc(t1 + t2), với t1 là nhiệt độ ban đầu, t2 là nhiệt độ cuối của vật
Câu 18. Thả ba miếng đồng, nhôm, chì có cùng khối lượng vào một cốc nước nóng. Khi bắt đầu có sự cân bằng nhiệt thì xảy ra trường hợp nào dưới đây?
A. Nhiệt độ của ba miếng bằng nhau.
B. Nhiệt độ của miếng nhôm cao nhất, rồi đến của miếng đồng, miếng chì.
C. Nhiệt độ của miếng chì cao nhất, rồi đến của miếng đồng, miếng nhôm.
D. Nhiệt độ của miếng đồng cao nhất, rồi đến của miếng nhôm, miếng chì.
Câu 19. Hình 3 vẽ các đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo theo thời gian của 3 vật a, b, c nhận được những nhiệt lượng như nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau. Biết cả 3 vật đều được làm bằng thép và có khối lượng ma > mb > mc. Nếu bỏ qua sự tỏa nhiệt ra môi trường chung quanh thì trường hợp nào dưới đây đúng?
A. Đường I ứng với vật b, đường II ứng với vật c,
đường III ứng với vật a;
B. Đường I ứng với vật a, đường II ứng với vật c, 
đường III ứng với vật b;
C. Đường I ứng với vật c, đường II ứng với vật b,
đường III ứng với vật a;
D. Đường I ứng với vật b, đường II ứng với vật a,
đường III ứng với vật c.
Hình 3
Câu 20. Trong sự dẫn nhiệt, nhiệt chỉ có thể tự truyền
A. từ vật có nhiệt năng lớn hơn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn.
B. từ vật có nhịêt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
C. từ vật có khối lượng lớn hơn sang vật có khối lượng nhỏ hơn.
D. từ vật có thể tích lớn hơn sang vật có thể tích nhỏ hơn.
II. Giải các bài tập sau:
Câu 21. Trong khi làm thí nghiệm để xác định nhiệt dung riêng của chì, một học sinh thả một miếng chì khối lượng 310g được nung nóng tới 1000C vào 0,25 lít nước ở 58,50C. Khi bắt đầu có sự cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của nước và chì là 600C.
a. Tính nhiệt lượng nước thu được.
b. Tính nhiệt dung riêng của chì.
c. Tại sao kết quả tính được chỉ gần đúng giá trị ghi ở bảng nhiệt dung riêng?
Câu 22. Khi xoa hai bμn tay vμo nhau ta thÊy chóng nãng lªn. Cã ph¶i tay nãng lªn lμ do ®· nhËn ®−îc nhiÖt l−îng kh«ng? T¹i sao?
C©u 23. Dïng ®éng c¬ ®iÖn kÐo mét b¨ng truyÒn tõ thÊp lªn cao 5m ®Ó rãt than vμo miÖng lß. Cø mçi gi©y rãt ®−îc 20kg than. TÝnh:
a. C«ng suÊt cña ®éng c¬;
b. C«ng mμ ®éng c¬ sinh ra trong 1 giê.
C©u 24. §Ó cã n−íc ë nhiÖt ®é 400C th× ph¶i pha n−íc l¹nh 200C víi n−íc s«i 1000C theo tØ lÖ nμo?

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_vat_ly_lop_8_hoc_ky_ii_de_so_1.doc