Đề kiểm tra khảo sát đầu năm môn: Ngữ văn 8

Đề kiểm tra khảo sát đầu năm môn: Ngữ văn 8

Câu 1(3 điểm)

Cho đoạn văn: Nếu tôi mệt Nhưng Ê–min có mệt gì lắm đâu; em to khỏe; và sao em lại mệt được cơ chứ? Em chẳng hề vội vã. Nếu em dừng lại làm sao em có thể chán được? Ở chốn nào em cũng có những thứ để giải trí. Em vào nhà một người thợ, em làm việc; em vận động hai cánh tay để cho đôi bàn chân nghỉ ngơi.

a. Đoạn văn trích từ văn bản nào? Do ai sáng tác?

b. Trong đoạn văn có dùng một số câu hỏi tu từ, hãy cho biết đó là những câu văn nào? Vì sao em biết đó là câu hỏi tu từ?

c. Hãy phân tích cấu tạo của các vế trong câu ghép sau? Và cho biết đó là câu ghép loại nào?

Em vào nhà một người thợ, em làm việc; em vận động hai cánh tay để cho đôi bàn chân nghỉ ngơi.

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 991Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra khảo sát đầu năm môn: Ngữ văn 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Tân Trường
Ngày 12/8/2012
đề kiểm tra khảo sát đầu năm, hè 2012
Năm học 2012 - 2013
Môn: Ngữ văn 8
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1(3 điểm)
Cho đoạn văn: Nếu tôi mệtNhưng Ê–min có mệt gì lắm đâu; em to khỏe; và sao em lại mệt được cơ chứ? Em chẳng hề vội vã. Nếu em dừng lại làm sao em có thể chán được? ở chốn nào em cũng có những thứ để giải trí. Em vào nhà một người thợ, em làm việc; em vận động hai cánh tay để cho đôi bàn chân nghỉ ngơi.
a. Đoạn văn trích từ văn bản nào? Do ai sáng tác? 
b. Trong đoạn văn có dùng một số câu hỏi tu từ, hãy cho biết đó là những câu văn nào? Vì sao em biết đó là câu hỏi tu từ?
c. Hãy phân tích cấu tạo của các vế trong câu ghép sau? Và cho biết đó là câu ghép loại nào?
Em vào nhà một người thợ, em làm việc; em vận động hai cánh tay để cho đôi bàn chân nghỉ ngơi.
Câu 2 (2 điểm)
Cho đoạn văn: Nguyên Hồng là con người rất dễ xúc động, rất hay khóc. Khóc khi nhắc đến nỗi khổ của con người trong xã hội cũ. Khóc khi nghĩ đến công ơn cách mạng, Khóc khi ôn lại những kỉ niệm thắm thiết của mình với bạn bè, đồng chí. Khóc cả khi kể lại nỗi bất hạnh của những nhân vật do chính mình sáng tạo ra.
a. Câu văn nào nêu lên vấn đề được nói tới trong đoạn?
b. Đoạn văn được trình bày theo cách nào? Vì sao?
c. Phép liên kết nào được dùng để liên kết ý trong đoạn văn?
Câu 3 (5 điểm).
Ca dao có câu:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Hãy giải thích câu ca dao và nêu những suy nghĩ của em về công ơn cha mẹ.
––– Hết –––
Trường THCS Tân Trường
Ngày 12/8/2012
đề kiểm tra khảo sát đầu năm, hè 2012
Năm học 2012 - 2013
Môn: Ngữ văn 8
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Hướng dẫn chấm.
Câu/điểm
ý/điểm
Nội dung cần đạt, điểm thành phần
Điểm
Câu 1
3điểm
a./0,5 đ
Nêu đúng tên văn bản, tác giả, viết rõ ràng, không sai chính tả được 0,5 điểm.
Đoạn văn trích trong văn bản"Đi bộ ngao du” của Ru-xô. (Học sinh có thể ghi tả họ tên tác giả cũng được).
3đ
b/1,5 đ
– Nêu được hai câu hỏi tu từ được 1 điểm:
+ Nhưng Ê–min có mệt gì lắm đâu; và sao em lại mệt được cơ chứ?
+ Nếu em dừng lại làm sao em có thể chán được? 
– Giải thích được vì sao đó là câu hỏi tu từ được 0,5 điểm:
Đó là các câu hỏi không không cần câu trả lời; Câu dùng dấu chấm hỏi kết thúc câu và có dùng các từ để hỏi: sao, sao...chứ, đâu.
c/1đ
- Nêu đúng cấu tạo các vế câu ghép được 0,75 điểm:
Em //vào nhà một người thợ, em //làm việc; em //vận động hai cánh tay để cho đôi bàn chân //nghỉ ngơi.
– Gọi đúng tên loại câu ghép được 0,25 điểm
Câu ghép liên hợp.
Câu2
2 điểm
a/0,5đ
Nhận diện và viết lại đúng câu văn nêu vấn đề được 0,5 điểm.
Nguyên Hồng là con người rất dễ xúc động, rất hay khóc.
2đ
b/1đ
– Nêu đúng cách trình bày đoạn văn được 0,5 điểm: 
 Đoạn văn được triển khai theo quan hệ diễn dịch.
– Giải thích được vì sao được 0,5 điểm:
Đoạn văn được trình bày theo cách diễn dịch vì có câu văn đầu đoạn nêu vấn đề (câu chủ đề, câu nêu luận điểm), các câu sau nêu ý chi tiết, cụ thể làm rõ câu nêu luận điểm.
c/0,5đ
Gọi đúng tên phép liên kết được dùng trong đoạn được 0,5 điểm:
Phép liên kết lặp được dùng để liên kết các ý trong đoạn: lặp từ (khóc khi/ khóc); lặp cấu trúc.
Câu 3
5 điểm
Bài làm văn của học sinh cần đảm bảo các yêu cầu:
- Hình thức: Làm đúng kiểu bài nghị luận – lập luận giải thích làm rõ một vấn đề. Bài viết có bố cục ba phần rõ ràng. Có luận điểm cụ thể, có hệ thống luận cứ tập trung làm rõ vấn đề. Biết vận dụng linh hoạt các kiểu câu, mục đích dùng câu và dựng đoạn theo cách phù hợp. Biết đưa các yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự vào bài nghị luận. Sử dụng liên kết câu đoạn, lời văn chân thành.
- Nội dung: Bài văn tập trung làm rõ suy nghĩ về lòng biết ơn cha mẹ trân trọng tình cảm gia đình dựa trên cách giả thích nội dung bài ca dao. Các ý sắp xếp mạch lạc, đảm bảo liên kết chủ để, liên kết logic. 
Giáo viên có thể tham khảo dàn ý sau để chấm điểm:
5đ
Mở bài
0,5 đ
– Dẫn dắt vấn đề: ca dao Việt Nam có nhiều bài viết về tình cảm gia đình.
– Nêu vấn đề, trích dẫn: Câu ca nói về công ơn to lớn của cha mẹ dành cho con cái avf trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ
Thân bài
4 đ
* Giải thích nội dung, ý nghĩa bài ca dao: 2 điểm
- Nghĩa đen: Hình ảnh Núi Thái Sơn; nước trong nguồn....
- Nghĩa ẩn dụ: Công ơn cha mẹ to lớn khó có gì so sánh dược. Cha mẹ sinh ra ta, nuôi ta lớn lên, cho ta học hành,công ơn cha mẹ đúng như núi cao, nguồn sâu, không bao giờ con cái đền đáp hết
* Trình bày suy nghĩ về công ơn cha mẹ: 2 điểm
- Công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ: (Dùng lí le, dẫn chứng hợp lí, chặt chẽ làm rõ)
- Suy nghĩ về nghĩa vụ, trách nhiệm của nguwoif làm con đối cha mẹ: (Dùng lí lẽ, dẫn chứng hợp lí, chặt chẽ để làm rõ)
-> Bàn, mở rộng, liên hệ thực tế:
Kết bài
– khẳng định vấn đề được giải thích.
– Liên hệ bản thân.
Tổng
10đ

Tài liệu đính kèm:

  • docDE VAN 8 KHAO SAT HE 201.doc