Bài 1: (4 điểm)
An và Bình cùng khởi hành từ Đại Ngãi đến Cà Mau trên quãng đường dài 140km (theo tuyến Quốc lộ 1) đi xe máy với vận tốc 45km/h. Bình đi ôtô và khởi hành sau An 20 phút với vận tốc 15m/s.
a/ Hỏi Bình phải đi mất bao nhiêu thời gian để đuổi kịp An? Khi gặp nhau, Bình và An cách Cà Mau bao nhiêu km ?
b/ Sau khi gặp nhau, An cùng lên ôtô với Bình và họ đi thêm 40 phút nữa thì tới Cà Mau. Hỏi khi đó vận tốc của ôtô bằng bao nhiêu ?
Bài 2: (4 điểm)
Một khối nước đá khối lượng m1 = 2 kg ở nhiệt độ - 50C :
a/ Tính nhiệt lượng cần cung cấp để khối nước đá trên biến thành hơi hoàn toàn ở 1000C ?
b/ Bỏ khối nước đá nói trên vào một ca nhôm chứa nước ở 500C. Sau khi có cân bằng nhiệt người ta thấy còn sót lại 100g nước đá chưa tan hết. Tính lượng nước đã có trong ca nhôm biết ca nhôm có khối lượng mn = 500g .
Cho Cnđ = 1800 J/kg.K ; Cn = 4200 J/kg.K ; Cnh = 880 J/kg.K; = 3,4.105 J/kg ; L = 2,3.106 J/kg
TRƯỜNG THCS TT CÙ LAO DUNG TỔ: LÝ-SINH-KỸ-TIN ĐỀ KIỂM TRA HỌC SINH GIỎI MÔN: VẬT LÝ - NĂM HỌC 2010-2011 NGÀY KIỂM TRA: 17/02/2011 THỜI GIAN: 150 PHÚT -.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.- Đề 01 Bài 1: (4 điểm) Một người đi xe đạp trên đoạn đường MN . nửa đoạn đường đầu người ấy đi với vận tốc v1=20km/h . Trong nửa thời gian còn lại đi vơi vận tốc v2=10km/h, cuối cùng người ấy đi với vận tốc v3= 5km/h . Tính vận tốc trung bình trên cả đoạn đường MN. Bài 2: (4 điểm) Rót nước ở nhiệt độ t1=200C vào một nhiệt lượng kế. Thả vào trong nước một cục nước đá có khối lượng m2=0,5kg và nhiệt độ t2= -150C. a/ Hãy tìm nhiệt độ của hỗn hợp sau khi cân bằng nhiệt được thiết lập. Biết khối lượng nước đổ vào là m1= m2. b/ Xác định lượng nước đá còn lại trong nhiệt lượng kế. Cho nhiệt dung riêng của nước C1=4200J/kgK, của nước đá là 2100J/kgK. Nhiệt nóng chảy của nước đá là l= 3,4.105J/kg. Bỏ qua khối lượng của nhiệt lượng kế. R3 C R2 R4 R5 R6 A + ● -B ● ● ● ● ● D R1 Bài 3: (5điểm) Cho mạch điện như hình vẽ: R1 = R2 = R3 = 5; R4 = 10; R5 = 4; R6 = 2; U = 12V a/ Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở và hiệu điện thế hai đầu mỗi điện trở b/ Tính hiệu điện thế giữa hai điểm C và D. Khi đo hiệu điện thế giữa C và D thì cực dương của vôn kế nối với điểm nào ? Bài 4: (5 điểm) Một vật sáng AB được đặt vuông góc với trục chính của một TKHT có f =10cm ( điểm A thuộc ), và cách thấu kính một khoảng d1 Người ta đã tìm thấy ảnh cách TK trên một khoảng 35cm, ảnh này là ảnh thật, ngược chiều với vật. a/ Biết AB= 12cm. Xác định khoảng cách d1 và chiều cao của ảnh. b/ +Dịch chuyển AB trên trục chính của thấu kính, sao cho tạo một ảnh ảo nằm cùng phía và cùng vị trí với ảnh thật nói trên (A1A2). Tính khoảng cách d2 từ vật đến thấu kính. + Dựng ảnh cho cả câu a và b. Bài 5: (2 điểm) a/ Có hai loại điện trở 2 và 4. Cần phải dùng mỗi loại mấy chiếc để khi ghép nối tiếp ta được một đoạn mạch có điện trở tương đương là 16? b/ Có bao nhiêu phương án lựa chọn để đạt yêu cầu trên? (Hết) TRƯỜNG THCS TT CÙ LAO DUNG TỔ: LÝ-SINH-KỸ-TIN ĐỀ KIỂM TRA HỌC SINH GIỎI MÔN: VẬT LÝ - NĂM HỌC 2010-2011 NGÀY KIỂM TRA: 21/02/2011 THỜI GIAN: 150 PHÚT -.-.-.-.-.-.--.-.-.-.-.-.-.- Đề 02 Bài 1: (4 điểm) An và Bình cùng khởi hành từ Đại Ngãi đến Cà Mau trên quãng đường dài 140km (theo tuyến Quốc lộ 1) đi xe máy với vận tốc 45km/h. Bình đi ôtô và khởi hành sau An 20 phút với vận tốc 15m/s. a/ Hỏi Bình phải đi mất bao nhiêu thời gian để đuổi kịp An? Khi gặp nhau, Bình và An cách Cà Mau bao nhiêu km ? b/ Sau khi gặp nhau, An cùng lên ôtô với Bình và họ đi thêm 40 phút nữa thì tới Cà Mau. Hỏi khi đó vận tốc của ôtô bằng bao nhiêu ? Bài 2: (4 điểm) Một khối nước đá khối lượng m1 = 2 kg ở nhiệt độ - 50C : a/ Tính nhiệt lượng cần cung cấp để khối nước đá trên biến thành hơi hoàn toàn ở 1000C ? b/ Bỏ khối nước đá nói trên vào một ca nhôm chứa nước ở 500C. Sau khi có cân bằng nhiệt người ta thấy còn sót lại 100g nước đá chưa tan hết. Tính lượng nước đã có trong ca nhôm biết ca nhôm có khối lượng mn = 500g . Cho Cnđ = 1800 J/kg.K ; Cn = 4200 J/kg.K ; Cnh = 880 J/kg.K; = 3,4.105 J/kg ; L = 2,3.106 J/kg M A B C D N R1 R3 R4 R5 R6 Bài 3: (5 điểm) Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ biết: R1 = ; R2 = ; R5 = ; R3 = R4 = R6 = 1Ω a/ Tính RAB. b/ Cho UAB = 2V. Hãy xác định cường độ dòng điện qua R4, R5, R6 . Bài 4: (5 điểm) Vật sáng là đoạn thẳng AB được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có f=20 cm (điểm A nằm trên trục chính) cho ảnh thật A1B1 cao 1,2cm. Dịch chuyển vật đi một đoạn 15cm dọc theo trục chính thì thu được ảnh ảo A2B2 cao 2,4cm. a/ Xác định khoảng cách từ vật thật đến thấu kính trước khi dịch chuyển. b/ Tìm độ cao của vật. Bài 5: (2 điểm) Có hai điện trở khác nhau: R1 khác R2, khi mắc nối tiếp vào nguồn điện có hiệu điện thế 6V, thì cường độ dòng điện qua nó là 0,5A , nếu ta mắc song song chúng vào hiệu điện thế trên thì cường độ dòng điện qua nó gần bằng 2,05A. Tìm độ lớn của hai điện trở trên. Hết TRƯỜNG THCS TT CÙ LAO DUNG TỔ: LÝ-SINH-KỸ-TIN ĐỀ KIỂM TRA HỌC SINH GIỎI MÔN: VẬT LÝ - NĂM HỌC 2010-2011 NGÀY KIỂM TRA: 25/02/2011 THỜI GIAN: 150 PHÚT -.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.- Đề 03 Bài 1: (4 đ) Nhân dịp siêu thị Coop-Mark Sóc Trăng khai trương Nhi đi mua sắm cùng mẹ. Siêu thị rất đẹp, Nhi quan sát một thang cuốn tự động để đưa khách từ tầng trệt lên tầng một của siêu thị. Nếu Nhi đứng yên trên thang, thang đưa lên lầu trong thời gian t1=1 phút. Còn nếu cầu thang không chuyển động mà Nhi phải đi bộ thì mất thời gian t2=3 phút. Hỏi nếu cầu thang đang chuyển động, đồng thời Nhi cũng đi trên nó thì phải mất thời gian bao lâu Nhi mới đến lầu. Bài 2: (4 đ) Trộn lẫn rượu và nước người ta thu được hỗn hợp nặng 140g ở nhiệt độ 360C. Tính khối lượng của nước và khối lượng của rượu đã trộn. Biết rằng ban đầu rượu có nhiệt độ 190C và nước có nhiệt độ 1000C, cho biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/Kg.K, của rượu là 2500J/Kg.K. A R1 R2 R3 R4 • • • • B ○ ○ A Bài 3: (5 đ) Cho mạch điện như hình vẽ R1=15, R2= R3= R4= 20, RA= 0; ampe kế chỉ 2A. Tính cường độ dòng điện của các điện trở. Bài 4: (5 đ) Một thấu kính hội tụ L đặt trong không khí. Một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính trước thấu kính, A nằm trên trục chính, ảnh A’B’của AB qua thấu kính là ảnh thật. a/ Vẽ ảnh A’B’của AB qua thấu kính (không nêu cách vẽ). b/ Thấu kính có tiêu cự là 20cm. Khoảng cách AA’ = 90cm. Dựa trên hình vẽ ở câu a và các phép tính hình học. Hãy tính khoảng cách từ vật đến thấu kính. Bài 5:(2 đ) Gồm có các dụng cụ và thiết bị sau: Một bình chia độ A, một bình tràn B, một cốc C. Hãy lập phương án mô tả cụ thể cách xác định thể tích một vật rắn M không thấm nước (Chú ý vật rắn M không bỏ lọt vào bình chia độ). Hết TRƯỜNG THCS TT CÙ LAO DUNG TỔ: LÝ-SINH-KỸ-TIN ĐỀ KIỂM TRA HỌC SINH GIỎI MÔN: VẬT LÝ - NĂM HỌC 2010-2011 NGÀY KIỂM TRA: 02/ 3/2011 THỜI GIAN: 150 PHÚT -.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.- Đề 04 Bài 1: (4 điểm) Một cậu bé dắt chó đi dạo về nhà. Khi còn cách nhà 10 mét, chú chó chạy về nhà với vận tốc 5m/s và khi vừa đến nhà nó lại chạy quay lại với vận tốc 3m/s. Tính vận tốc trung bình của chú chó trên quãng đường kể từ lúc nó chạy về đến lúc gặp lại cậu bé, biết cậu bé luôn đi đều với vận tốc 1m/s. Bài 2: (4 điểm) Một nhiệt lượng kế bằng nhôm có khối lượng m1 = 100g chứa m2 = 400g nước ở nhiệt độ t1 = 100C Người ta thả vào nhiệt lượng kế một thỏi hợp kim nhôm và thiếc có khối lượng m3 = 200g được nung nóng tới nhiệt độ t2 = 1200C. Nhiệt độ cân bằng của hệ thống là 140C. Tính khối lượng nhôm và thiếc có trong hợp kim. Cho nhiệt dung riêng của nhôm, nước và thiếc lần lượt là c1 = 900J/kgK, c2 = 4200J/kgK, c3 = 230/kgK. B R1 R2 M N C D A ● ● ● V Bài 3: (5 điểm) Cho mạch điện như hình vẽ: R1 = 2Ω; R2 = 4Ω; MN là một biến trở toàn phần phân bố đều theo chiều dài, có giá trị là Rb = 15 Ω ; C là con chạy di chuyển được trên MN ; UAB = 15V không đổi. a/ Xác định vị trí con chạy C vôn kế chỉ số 0. b/ Tìm vị trí con chạy C để vôn kế chỉ 1V. Cho điện trở vôn kế rất lớn Bỏ qua điện trở của các dây nối. Bài 4: (5 điểm) Một thấu kính hội tụ quang tâm O, tiêu cự f. Đặt một vật AB vuông góc với trục chính của thấu kính (A ở trên trục chính) trước thấu kính một đoạn d, cho ảnh A'B' rõ nét hứng được trên màn (màn vuông góc với trục chính) cách thấu kính một đoạn d'. a) Chứng minh: b) Biết thấu kính này có tiêu cự f = 12,5 cm và L là khoảng cách từ vật AB đến ảnh A'B'. Hỏi L nhỏ nhất là bao nhiêu để có được ảnh rõ nét của vật ở trên màn? c) Cho L = 90 cm. Xác định vị trí của thấu kính. Bài 5: (2 điểm) Có hai điện trở khác nhau: R1 khác R2, khi mắc nối tiếp vào nguồn điện có hiệu điện thế 6V, thì công suất tỏa nhiệt là 3,6W, nếu ta mắc song song chúng với nhau và mắc vào hiệu điện thế trên thì công suất tỏa nhiệt lúc này là 15W. Tìm độ lớn của hai điện trở nói trên. Hết
Tài liệu đính kèm: