Đề kiểm tra học kỳ II môn Toán Lớp 7 - Nguyễn Đức Danh

Đề kiểm tra học kỳ II môn Toán Lớp 7 - Nguyễn Đức Danh

Phần I: Trắc nghiệm (4 điểm, mỗi ý đúng được 0,5 điểm)

Khoanh tròn câu trả lời đúng nhất:

Câu 1: Đa thức 2x – 2 có nghiệm là

A. – 1 B. 1 C. vô nghiệm D. cả A và B

Câu 2: Tích 2 đơn thức – 2xy2 và 4x2y2 là:

A. – 8 xy2 B. - 8x2y C. – 8x3y4 D. 8x3y4

Câu 3: Một GV theo dõi thòi gian làm một bài tập (thời gian tính theo phút) của 30 học sinh (ai cũng làm được) và ghi lại trong bảng sau:

Thời gian (x) 5 7 8 9 10 14

Tần số (n) 4 3 8 8 4 3 N = 30

a) Mốt của dấu hiệu trên là:

A. 14 B. 8 C. 9 D. cả 8 và 9

 

doc 4 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 240Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Toán Lớp 7 - Nguyễn Đức Danh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi 
GV: Nguyễn Đức Danh
 KIỂM TRA HỌC KÌ II –NĂM HỌC : 2007-2008
 	 MÔN : TOÁN 
 	 LỚP : 7
 	 THỜI GIAN : 90 phút 
Điểm 
 Lời phê của giáo viên 
Phần I: Trắc nghiệm (4 điểm, mỗi ý đúng được 0,5 điểm)
Khoanh tròn câu trả lời đúng nhất:
Câu 1: Đa thức 2x – 2 có nghiệm là
A. – 1 	B. 1	C. vô nghiệm	D. cả A và B
Câu 2: Tích 2 đơn thức – 2xy2 và 4x2y2 là:
A. – 8 xy2	B. - 8x2y	C. – 8x3y4 	D. 8x3y4
Câu 3: Một GV theo dõi thòi gian làm một bài tập (thời gian tính theo phút) của 30 học sinh (ai cũng làm được) và ghi lại trong bảng sau:
Thời gian (x)
5
7
8
9
10
14
Tần số (n)
4
3
8
8
4
3
N = 30
a) Mốt của dấu hiệu trên là: 
A. 14	B. 8	C. 9	D. cả 8 và 9
b) Nhận xét nào sau đây là đúng:
A. Thời gian làm bài ít nhất là 5 phút và nhiều nhất là 14 phút.
B. Thời gian làm bài ít nhất là 3 phút.
C. Thời gian làm bài nhiều nhất là 8 phút.
D. Tổng thời gian làm bài của HS là 30 phút.
Câu 4: 	 MNP có M = 600, N = 500 hãy chọn bất đẳng thức đúng
A. MP < MN < NP	B. MN < NP < MP
C. MP < NP < MN	D. NP < MP < MN
Câu 5: Hãy ghép đôi hai ý ở hai cột để được khẳng định đúng.
Trong ABC.
1. Đường trung trực ứng với cạnh BC
2. Đường phân giác xuất phát từ đỉnh A
3. Đường cao xuất phát từ đỉnh A
a. Là đoạn vuông góc kẻ từ A đến đường thẳng BC.
b. Là đoạn thẳng nối A với trung điểm của cạnh BC.
c. Là đường thẳng vuông góc với cạnh BC tại trung điểm của nó.
d. Là đoạn thẳng có hai mút là đỉnh A và giao điểm của cạnh BC vớiù tia phân giác của góc A.
1 - 	2 - 	3 - .	
Phần II: Tự luận (6điểm)
Bài 1: Cho hai đa thức: (1đ)
M = 3,5x2y – 2xy2 + 1,5x2y + 2xy + 3xy2
N = 2x2y + 3,2xy + xy2 - 4xy2 – 1,2xy
a) Thu gọn các đa thức M và N 
b) Tính M + N và M – N 
Bài 2: (1đ)
Khi nào số a được gọi là nghiệm của đa thức P(x) 
b) Tìm nghiệm của đa thức P(x) = 6 – 2x
Bài 3: (1đ) Chứng tỏ rằng đa thức K(x) = 2x4 + x2 + 4 không có nghiệm với mọi x 
Bài 4: (1đ) Cho tam giác ABC có cạnh BC = 1cm, AC = 7cm. Hãy tìm độ dài cạnh AB, biết rằng độ dài này là một số nguyên (cm). Tam giác ABC là tam giác gì?
Bài 5: (2đ) Cho tam giác ABC cân tại A. Gọi G là trọng tâm, I là điểm nằm trong tam giác và cách đều 3 cạnh tam giác đó. Chứng minh 3 điểm A, I, G thẳng hàng. 
 Hà Tam, ngày 16 tháng 4 năm 2008
 	 Người ra đề
Nguyễn Đức Danh
ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI MÔN TOÁN KHỐI 7
HỌC KÌ II NĂM HỌC 2007 - 2008
Phần I: Trắc nghiệm ( mỗi ý đúng được 0.5đ)
Câu 1 	B	Câu 2	. C	Câu 3	. a) D; b) A	
Câu 4. C 	Câu 5. 1-C; 	2-D; 3-A
Phần 2: Tự luận (6 điểm)
Bài 1: (1đ)
a) Thu gọn 	M = 5x2y + x2y + 2xy	0.5đ
N = 2x2y – 3xy2 + 2xy	0.5đ
b) Tính 	M + N = 7x2y – 2xy2 + 4xy	0.5đ	
M – N = 7x2y + 4xy2	 	0.5đ	
	Bài 2: (1đ)
a) Số a được gọi là nghiệm của P(x) khi P(a)= 0	0.5đ
b) P(x) = 6 – 2x = 0 
 – 2x = – 6
 x = 3
Vậy x=3 là nghiệm của đa thức P(x)	0.5đ
Bài 3: Ta có x4 0 => 2x4 0	0.25đ 
 	và x2 0	0.25đ
Do đó 2x4 + x2 0 hay 2x4 + x2 + 4 4 > 0 với mọi x	0.25đ
Vậy K(x) = 2x4 + x2 + 4 không có nghiệm với mọi x. 	0.25đ	
Bài 4 ( 1 điểm)
Ta có bất đẳng thức tam giác
AC – BC < AB < AC + BC 	0.25đ
 	 7 –1 < AB < 7 + 1
 	 6 < AB < 8	0.25đ 
Mà độ dài AB là một số nguyên nên AB = 7	0.25đ
ABC là tam giác cân đỉnh A	0.25đ
Bài 5: (1.5điểm) Vẽ hình và ghi GT-KL đúng được 0.5 diểm
Vì tam giác ABC cân tại A nên phân giác AM của tam giác đồng thời là trung tuyến (Theo tính chất tam giác cân)	0.25đ
G là trọng tâm của tam giác nên G thuộc AM (vì AM là trung tuyến), I là giao của các đường phân giác nên I cũng thuộc AM (vì AM là phân giác) 	0.5đ
Vậy A, G, I thẳng hàng vì cùng thuộc AM	0.25đ
 Hà Tam, ngày 16 tháng 4 năm 2008
 	Người ra đáp án
Nguyễn Đức Danh

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_toan_lop_7_nguyen_duc_danh.doc