Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Lê Thị Thanh Huyền (Có đáp án)

Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Lê Thị Thanh Huyền (Có đáp án)

Đề ra:

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM ( 8 câu, mỗi câu đúng 0,5 điểm, tổng cộng 4 điểm)

Câu 1: Người ta thường viết hịch khi nào?

A. Khi đất nước có giặc ngoại xâm.

B. Khi đất nước thanh bình.

C. Khi đất nước phồn vinh.

D. Khi đất nước vừa kết thúc chiến tranh.

Câu 2: Tác phẩm “ Hịch tướng sĩ “ ra đời trong thời điểm nào?

A. Trước khi cuộc kháng chiến bắt đầu.

B. Sau khi cuộc kháng chiến thắng lợi.

C. Lúc cuộc kháng chiến sắp kết thúc.

 D. Cả ba thời điểm đều không đúng.

Câu 3: Bao trùm lên đoạn trích là tư tưởng tình cảm gì?

 A. Lòng tự hào dân tộc.

 B. Tinh thần lạc quan.

 C. Lo lắng vận mệnh đất nước.

 D. Căm thù giặc.

Câu 4: Hịch tướng sĩ được viết theo thể loại gì ?

 A. Văn xuôi. C. Văn biền ngẫu.

 B. Văn vần. D. cả a,b,c đều đúng.

 

doc 2 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 333Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Lê Thị Thanh Huyền (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng Giáo Dục ĐăkPơ	ĐỀ THI HỌC KỲ II
Trường THCS YaHội	Môn : Ngữ Văn – 8
Gv: Lê Thị Thanh Huyền	Thời gian : 90’
Đề ra:
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM ( 8 câu, mỗi câu đúng 0,5 điểm, tổng cộng 4 điểm)
Câu 1: Người ta thường viết hịch khi nào?
A. Khi đất nước có giặc ngoại xâm.
B. Khi đất nước thanh bình.
C. Khi đất nước phồn vinh.
D. Khi đất nước vừa kết thúc chiến tranh.
Câu 2: Tác phẩm “ Hịch tướng sĩ “ ra đời trong thời điểm nào?
A. Trước khi cuộc kháng chiến bắt đầu.
B. Sau khi cuộc kháng chiến thắng lợi.
C. Lúc cuộc kháng chiến sắp kết thúc.
	D. Cả ba thời điểm đều không đúng.
Câu 3: Bao trùm lên đoạn trích là tư tưởng tình cảm gì?
	A. Lòng tự hào dân tộc.
	B. Tinh thần lạc quan.
	C. Lo lắng vận mệnh đất nước.
	D. Căm thù giặc.
Câu 4: Hịch tướng sĩ được viết theo thể loại gì ?
	A. Văn xuôi.	C. Văn biền ngẫu.
	B. Văn vần.	D. cả a,b,c đều đúng.
Câu 5 : Câu “Cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc” là kiểu câu gì?
	A. Câu cảm thán.	C. Câu cầu khiến.
	B. Câu nghi vấn.	D. Câu phủ định.
Câu 6 : Trong câu : “ Lúc bấy giờ ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!” thuộc kiểu hành động nói nào ?
	A. Hành động trình bày.	C. Hành động bộc lộ cảm xúc.
	B. Hành động hỏi.	D. Hành động điều khiển.
Câu 7 : Trần Quốc Toản sử dụng giọng văn nào để phê phán những hành động sai trái của các tướng sĩ dưới quyền ?
	A.Nhẹ nhàng, thân tình.	C. Mạt sát thậm tệ.
	B. Nghiêm khắc, nặng nề.	D. Bông đùa hóm hỉnh.
Câu 8 : Từ nào có thể thay thế được từ “nghênh ngang” trong câu : “ Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường”
	A. Hiên ngang	C. Thất thểu
	B. Ngật ngưỡng	D. Ngông nghênh
PHẦN II : TỰ LUẬN (6điểm)
Bao trùm lên đoạn trích bài “ Hịch tướng sĩ” là tấm lòng băng khoăn, lo lắng đối với vận mệnh đất nước.
Hãy viết bài giới thiệu về tác giả và làm sáng tỏ nội dụng nhận xét nêu trên.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM - MÔN NGỮ VĂN 8
PHẦN 1 : Trắc nghiệm
Câu số
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
A
A
C
D
D
C
B
D
PHẦN II : Tự luận
1- Yêu cầu : Bài viết này kết hợp giữa văn giới thiệu ( thuyết minh) và văn nghị luận (chúng minh). Thuyết minh về tác giả và nghị luận học sinh phải làm sáng tỏ nội dung bao trùm lên đoạn trích là tấm lòng băn khoăn, lo lắng đối với vậ mệnh đất nước.
Bài viết cần được nêu các ý cơ bản sau :
* Mở bài : Giới thiệu khái quát và dẫn dắt vấn đề.
* Thân bài : 
a. Tác giả đoạn văn này là Trần Quốc Tuấn ( 1226-1300) người đã được vua Trần giao cho làm thống lĩnh quân đội, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Nguyên đến thắng lợi vẻ vang, là người biết trọng kẻ sĩ thu phục nhân tài. Trần Quốc Tuấn là người anh hùng dân tộc, nhà quân sự thiên tài.
b. Về nội dung nhận xét cần làm sáng tỏ:
- Băn khoăn tình trạng tướng sĩ không biết lo lắng cho tương lai đất nước, không thấy lo, không thấy thẹn khi nhà vua và đất nước bị kẻ thù làm nhục chỉ biết vui chơi tiêu khiển, lo làm giàu, ham săn bắn, thích rượu ngon
- Lo lắng cho vận mệnh đất nước: đặc ra tình huống “Nếu có giặc Mông Thát tràn sang?; chỉ ra nguy cơ thất bại “Cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp  ta cùng các ngươi sẽ bị bắt ” Tơ nỗi lòng đau đớn, trước tình trạng đó “đau xót biết chừng nào”
* Kết bài: Nêu cảm nghĩ chung
2. Biểu Điểm :
Mở bài: 0,5 điểm; Kết bài: 0,5 điểm; Ý a:2 điểm; Ý b: 3 điểm; (mỗi ý nhỏ 1,5 điểm). Lỗi về hình thức trình bày, chữ viết, đặt câu, chính tả tùy mức độ sai để trừ 1 đến 2 điểm trong tổng số 6 điểm phần này.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_8_le_thi_thanh_huyen_c.doc