Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Trần Thị Diễm Phương

Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Trần Thị Diễm Phương

I/ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN : (3đ mỗi câu trả lời đúng đạt 0,25đ)

 Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới bằng cách khoanh tròn chữ cái của mỗi câu trả lời đúng nhất của mỗi câu .

 “ Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ An Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên chân mình. Thi sĩ thương hại quá, khóc nức lên, quả tim cùng hoà một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. Tiếng khóc ấy, nhịp đau thương ấy chính là nguồn gốc cuả thi ca.

 Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song không phải không có ý nghĩa. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài. (. . . )

 Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế văn chương còn sáng tạo ra sự sống . (. . . )

 Vậy thì, hoặc hình dung sự sống, hoặc sáng tạo ra sự sống, nguồn gốc của văn chương đều là tình cảm, là lòng vị tha. Và vì thế, công dụng của văn chương cũng là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha.

 (Ngữ văn 7 tập II )

 

doc 4 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 180Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Trần Thị Diễm Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường : THCS Mạc Đĩnh Chi	KIỂM TRA HỌC KỲø II (2007 – 2008 )
GV : Trần Thị Diễm Phương	Môn : Ngữ Văn 7
 	 	Thời gian : 90 phút ( không kểthời gian phát đề)
I/ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN : (3đ mỗi câu trả lời đúng đạt 0,25đ)
	Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới bằng cách khoanh tròn chữ cái của mỗi câu trả lời đúng nhất của mỗi câu .
	“ Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Aán Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên chân mình. Thi sĩ thương hại quá, khóc nức lên, quả tim cùng hoà một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. Tiếng khóc ấy, nhịp đau thương ấy chính là nguồn gốc cuả thi ca.
	Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song không phải không có ý nghĩa. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài. (. . . )
	Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế văn chương còn sáng tạo ra sự sống . (. . . )
	Vậy thì, hoặc hình dung sự sống, hoặc sáng tạo ra sự sống, nguồn gốc của văn chương đều là tình cảm, là lòng vị tha. Và vì thế, công dụng của văn chương cũng là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha.
	(Ngữ văn 7 tập II )
1. Văn bản “Ý nghĩa văn chương” được viết theo phương thức biểu đạt nào ?
	 A. Nghị luận 	 B. Miêu tả 	C. Biểu cảm 	D. Tự sự
2. Vì sao em biết Văn bản trên thuộc những phương thức biểu đạt mà em chọn ở câu 1.
	A. Vì bài văn trình bày diễn biến sự việc
	B. Vì bài văn nêu ý kiến đánh giá , bàn luận .
	C. Vì bài văn tái hiện trạng thái sự vật , con người
	D. Vì bài văn bày tỏ tình cảm, cảm xúc.
3. Tác giả văn bản trên là ai ?
	A. Đặng Thai Mai 	 B. Phạm Văn Đồng 
	C. Hoài Thanh 	D. Phạm Duy Tốn
4. Theo tác giả, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì ? 
	A.Đó là lòng thương người 
	B. Đó là lòng thương muôn vật, muôn loài .
	C. Đó là lòng vị tha 
	D. Tất cả đều đúng .
5.Xác đinh vị trí của trạng ngữ trong câu “Từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng nước chảy làm đề tài ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay” ?
	A. Ở đầu câu 	B. Ở giữa câu 	C. Ở cuối câu 
6. Câu “Con ngựa được buộc bên gốc đào” là kiểu câu nào ?
	A. Câu rút gọn 	B. Câu đặc biệt 
	C. Câu chủ động 	D. Câu bị động
7. Người ta thường dùng câu bị động trong những trường hợp nào ? 
	A. Muốn tạo ấn tượng khách quan 
	B. Chủ thể rõ ràng, hiển nhiên, không cần nói nữa 
	C. Không muốn nêu chủ thể và lý do tế nhị nào đó 
	D. Tất cả đều đúng
8. Khi đưa dẫn chứng vào bài văn chứng minh, theo em thao tác nào quan trọng nhất?
 A. Giải thích 	B. Chứng minh 	C. Phân tích dẫn chứng	 	D. Bình luận
9. Công dụng của văn chương được tác giả nêu trong bài là gì ?
	A. Văn chương giúp con người gần nhau hơn.
	B. Văn chương giúp cho tình cảm, gợi lòng vị tha 
	C. Văn chương là loại hình giải trí 
	D. Tất cả đều đúng 
10. Từ “cốt yếu ” trong nguồn gốc cốt yếu của văn chương có nghĩa là gì ?
	 A. Tất cả 	B. một phần
	C. Đa số 	D. Cái chính, cái quan trọng nhất 
11.Câu”Thầy giáo phê bình em” có thể chuyển thành mấy câu bị động?
	A. Một câu 	B. Hai câu
	 C. Ba câu 	D. Bốn câu 	
12. Câu nào có từ “bị, được” cũng là câu bị động? 
 A. Đúng B. Sai
PHẦN II ( 7 điểm )
	Câu 1: Theo em bốn chữ “Sống chết mặc bay ” trong nhan đề tác phẩm của Phạm Duy Tốn được dùng với ý nghĩa gì ? (2đ)
	Câu 2: Nhân dân ta có câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn ” hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đo.ù 
Duyệt của chuyên môn	giáo viên ra đề
Trần Thị Diễm Phương
ĐÁP ÁN : MÔN NGỮ VĂN 7 – HỌC KỲ II
PHẦN I : TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3đ)
	Mỗi câu trả lời đúng đạt 0,25đ
ĐỀ A 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
A
B
C
D
A
D
D
C
B
D
B
B
ĐỀ B
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
C
A
B
C
D
D
B
D
D
A
D
B
PHẦN II : TỰ LUẬN (7Đ)
	Câu 1: (2đ)
	- Sống chết mặc bay dùng để chỉ thái độ tên quan phụ mẫu trước cuộc sống của những người dân quê .
	Câu 2: (5đ) 
	Yêu cầu : Bài làm đúng thể loại , đủ nội dung và phạm vi giới hạn của đề.
	- Vận dụng phép lập luận để giải thích 
	* Bố cục : 
	Mở bài : đề cao sự cần thiết và vai trò lớn của việc đi vào cuộc sống để mở mang hiểu biết .
	+ Trích dẫn câu tục ngữ .
	-Thân bài : Cần giải thích được :
	+ Đi một ngày là di đâu ?
	+Một ngày khôn là gì ?
	(2,5đ) Vì sao : đi  khôn ? 
	+ Đi như thế nào ?
	Kết bài : Nhận định lại vấn đề .
	(1đ) Liên hệ bản thân 
Bài làm đủ ý , diễn đạt mạch lạc, lời văn trong sáng , trình bày sạch đẹp . (0,5đ)
Duyệt của chuyên môn 	Giáo viên ra đề
Trần Thị Diễm Phương

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_7_tran_thi_diem_phuong.doc