Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Phòng GD&ĐT Đak Pơ

Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Phòng GD&ĐT Đak Pơ

I. TRẮC NGHIỆM: ( 4 điểm ) Đọc kỹ đoạn văn và các câu hỏi, sau đó khoanh tròn vào mỗi câu trả lời đúng nhất.

 “ Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục. Tôi như một lữ khách thích giang hồ với hồn thơ lai láng, tình người nồng hậu bước xuống một con thuyền rồng, có lẽ con thuyền này xưa kia chỉ dành cho vua chúa ”

 (Trích – Ngữ văn 7, tập 2)

Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ?

A. Ca Huế trên sông Hương B. Ý nghĩa văn chương

C. Sự giàu đẹp của Tiếng việt D. Đức tính giản dị của Bác Hồ

Câu 2: Tác giả của đoạn văn trên là ai ?

A. Phạm Văn Đồng B. Đặng Thai Mai

C. Hà Ánh Minh D. Hoài Thanh

Câu 3: Nội dung “nhật dụng” của văn bản “Ca Huế trên sông Hương" là gì ?

A. Đây là chứng nhân lịch sử của kinh đô Huế

B. Thể hiện vẻ đẹp thâm trầm và mộng mơ của Huế

C. Ca ngợi và tuyên truyền cho nét đẹp của văn hoá cố đô Huế

D. Không phải những nội dung trên

 

doc 3 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 249Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Phòng GD&ĐT Đak Pơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT ĐAK PƠ
Lớp:.............................................
Họ và tên:...................................
KIỂM TRA HỌC KỲ II , NĂM HỌC 2007-2008
Môn : NGỮ VĂN 7 Thời gian : 90 phút
 ( Không kể thời gian phát đề )
ĐỀ A
ĐIỂM
LỜI PHÊ CỦA GIÁO VIÊN
I. TRẮC NGHIỆM: ( 4 điểm ) Đọc kỹ đoạn văn và các câu hỏi, sau đó khoanh tròn vào mỗi câu trả lời đúng nhất. 
	“ Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục. Tôi như một lữ khách thích giang hồ với hồn thơ lai láng, tình người nồng hậu bước xuống một con thuyền rồng, có lẽ con thuyền này xưa kia chỉ dành cho vua chúa”
	 (Trích – Ngữ văn 7, tập 2)
Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ?
A. Ca Huế trên sông Hương	B. Ý nghĩa văn chương
C. Sự giàu đẹp của Tiếng việt	D. Đức tính giản dị của Bác Hồ
Câu 2: Tác giả của đoạn văn trên là ai ?
A. Phạm Văn Đồng	B. Đặng Thai Mai
C. Hà Ánh Minh	D. Hoài Thanh
Câu 3: Nội dung “nhật dụng” của văn bản “Ca Huế trên sông Hương" là gì ?
Đây là chứng nhân lịch sử của kinh đô Huế
Thể hiện vẻ đẹp thâm trầm và mộng mơ của Huế
Ca ngợi và tuyên truyền cho nét đẹp của văn hoá cố đô Huế
Không phải những nội dung trên
Câu 4: Câu văn “ Đêm” là loại câu gì ? 
A. Câu rút gọn	B. Câu đặc biệt	C. Câu cầu khiến	D. Câu bị động
Câu 5: Xác định trạng ngữ trong câu văn: “Trong khoang thuyền, dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt”
	A. Trong khoang thuyền	B. Dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt
	C. Không có trạng ngữ	
Câu 6: Xác định kiểu liệt kê trong câu văn :“ Dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn tì bà, đàn nguyệt, đàn nhị, đàn tam”
	A. Liệt kê tăng tiến	B. Liệt kê không tăng tiến	C. Liệt kê theo từng cặp
Câu 7 : Câu nào sau đây không phải là tục ngữ?
A. Khoai đất lạ, mạ đất quen.	B. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa.
C. Một nắng hai sương.	D. Thứ nhất cày ải, thứ nhì vãi phân.
Câu 8 : Trong các dòng sau, dòng nào không nói lên tác dụng của việc sử dụng câu đặc biệt?
A. Bộc lộ cảm xúc.	B. Gọi đáp.
C. Làm cho lời nói được ngắn gọn.	D. Liệt kê nhằm thông báo sự tồn tại của sự 
 vật, hiện tượng.
II. TỰ LUẬN : ( 6 điểm )
Nhân dân ta có câu tục ngữ : “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Em hãy giải thích câu tục ngữ trên.
PHÒNG GD & ĐT ĐAK PƠ
Lớp:.............................................
Họ và tên:...................................
KIỂM TRA HỌC KỲ II , NĂM HỌC 2007-2008
Môn : NGỮ VĂN 7 Thời gian : 90 phút
 ( Không kể thời gian phát đề )
ĐỀ B
ĐIỂM
LỜI PHÊ CỦA GIÁO VIÊN
I. TRẮC NGHIỆM: ( 4 điểm ) Đọc kỹ đoạn văn và các câu hỏi, sau đó khoanh tròn vào mỗi câu trả lời đúng nhất. 
	“ Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục. Tôi như một lữ khách thích giang hồ với hồn thơ lai láng, tình người nồng hậu bước xuống một con thuyền rồng, có lẽ con thuyền này xưa kia chỉ dành cho vua chúa”
	 (Trích – Ngữ văn 7, tập 2)
Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ?
A. Ý nghĩa văn chương	B. Sự giàu đẹp của Tiếng việt
C. Ca Huế trên sông Hương	D. Đức tính giản dị của Bác Hồ
Câu 2: Tác giả của đoạn văn trên là ai ?
A. Hoài Thanh	B. Hà Ánh Minh
C. Phạm Văn Đồng	D. Đặng Thai Mai
Câu 3: Nội dung “nhật dụng” của văn bản “Ca Huế trên sông Hương" là gì ?
A. Ca ngợi và tuyên truyền cho nét đẹp của văn hoá cố đô Huế
B. Không phải những nội dung trên
C. Đây là chứng nhân lịch sử của kinh đô Huế
D. Thể hiện vẻ đẹp thâm trầm và mộng mơ của Huế
Câu 4: Câu văn “ Đêm” là loại câu gì ? 
A. Câu cầu khiến	B. Câu bị động	C. Câu rút gọn	D. Câu đặc biệt	
Câu 5: Xác định trạng ngữ trong câu văn: “Trong khoang thuyền, dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt”
	A. Không có trạng ngữ	B. Trong khoang thuyền	
C. Dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt
Câu 6: Xác định kiểu liệt kê trong câu văn :“ Dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn tì bà, đàn nguyệt, đàn nhị, đàn tam”
	A. Liệt kê theo từng cặp	B. Liệt kê tăng tiến	C. Liệt kê không tăng tiến	
Câu 7 : Câu nào sau đây không phải là tục ngữ?
A. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa.	B. Khoai đất lạ, mạ đất quen.	
C. Thứ nhất cày ải, thứ nhì vãi phân.	D. Một nắng hai sương.	
Câu 8 : Trong các dòng sau, dòng nào không nói lên tác dụng của việc sử dụng câu đặc biệt?
A. Gọi đáp.	B. Bộc lộ cảm xúc.	
C. Làm cho lời nói được ngắn gọn.	D. Liệt kê nhằm thông báo sự tồn tại của sự 
 vật, hiện tượng.
II. TỰ LUẬN : ( 6 điểm )
Nhân dân ta có câu tục ngữ : “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Em hãy giải thích câu tục ngữ trên.
PHÒNG GD&ĐT ĐAK PƠ 	ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN 7
HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2007 - 2008
I. TRẮC NGHIỆM: (4điểm) Mỗi câu đúng 0,5 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án đề A
A
C
C
A
A
B
C
C
Đáp án đề B
II. TỰ LUẬN : (6 điểm )
1. Yêu cầu chung cần đạt.
a. Về hình thức: Một bài văn nghị luận hoàn chỉnh , biết vận dụng phương pháp lập luận giải thích để giải quyết vấn đề.
- Bố cục bài văn có đầy đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài
- Văn mạch lạc, đúng chính tả, ngữ pháp, chữ viết rõ ràng
b. Về nội dung:
Giải thích câu tục ngữ “Aên quả nhớ kẻ trồng cây”: hưởng thụ thành quả phải biết ơn những người làm nên thành quả đó.
2. Yêu cầu cụ thể:
a. Mở bài: 1đ
- Giới thiệu câu tục ngữ “Aên quả nhớ kẻ trồng cây” nói về lòng biết ơn- một truyền thống đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta từ xưa đến nay.
b. Thân bài: 4đ Mỗi ý đúng đạt 2đ
- Giải thích được hai mặt nghĩa của câu tục ngữ (nghĩa đen, nghĩa bóng)
+ Nghĩa đen: ăn được quả ngon ngọt phải nhớ đến công lao người trồng cây.
+ Nghĩa bóng: “ăn quả” biểu thị người được hưởng thụ; “trồng cây” biểu thị người có công làm nên thành quả. Người được hưởng thụ thành quả lao động đó phải biết nhớ ơn những người tạo ra nó. Nói rộng ra: thế hệ sau phải biết ơn thế hệ đi trước.
- Tại sao người “ăn quả” phải nhớ “kẻ trồng cây”?
+ Vì những thành quả lao động (vật chất, tinh thần ) mà chúng ta thừa hưởng ngày nay là do công sức của bao thế hệ đi trước tạo nên. Những thành quả đó không phải dễ dàng có được,mà đều phải đánh đổi bằng mồ hôi, nước mắt, xương máu, sự hi sinh.
+ Những “kẻ trồng cây” ở đây có thể hiểu là: cha mẹ, thầy cô giáo, những người lao động, các chiến sĩ, các vị anh hùng trong lịch sử
+ Biết ơn những người làm nên thành quả cho ta hưởng thụ, nhớ đến công lao của bao thế hệ đi trước là nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam.
c. Kết bài: 1đ
Suy nghĩ, tình cảm, thái độ của bản thân.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_7_phong_gddt_dak_po.doc