Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Cao Thị Xuân

Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Cao Thị Xuân

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM ( 4 điểm, mỗi câu 0.5 đ)

 Đọc kỹ câu hỏi và trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất.

Câu 1: Tục ngữ về con người và xã hội được hiểu theo những nghĩa nào?

a. Cả nghĩa đen và nghĩa bóng.

b. Chỉ hiểu theo nghĩa đen.

c. Chỉ hiểu theo nghĩa bóng.

Câu 2: Xét theo ý nghĩa có thể phân biệt kiểu liệt kê:

a. Theo từng cặp và không theo từng cặp.

b. Nối tiếp và không nối tiếp.

c. Tăng tiến và không tăng tiến.

Câu 3. Câu tục ngữ: “ Lá lành đùm lá rách” có thể coi là:

a. Văn bản nghị luận.

b. Không phải là văn bản nghị luận.

c. Một loại văn bản nghị luận đặc biệt ngắn gọn.

Câu 4. Viết về sự giản dị của Bác Hồ tác giả Phạm Văn Đồng đã dựa trên cơ sở nào?

a. Nguồn cung cấp thông tin từ những người phục vụ Bác.

b. Sự tưởng tượng hư cấu của tác giả.

c. Sự hiểu biết tường tận kết hợp với tình cảm kính yêu Bác của tác giả.

 

doc 2 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 390Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Cao Thị Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC ĐAK PƠ	KIỂM TRA HỌC KỲ II
TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN 	Môn : Văn 7 
GV ra đề : Cao Thị Xuân 	 Thời gian: 90 phút
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM ( 4 điểm, mỗi câu 0.5 đ)
	Đọc kỹ câu hỏi và trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất.
Câu 1: Tục ngữ về con người và xã hội được hiểu theo những nghĩa nào?
Cả nghĩa đen và nghĩa bóng.
Chỉ hiểu theo nghĩa đen.
Chỉ hiểu theo nghĩa bóng. 
Câu 2: Xét theo ý nghĩa có thể phân biệt kiểu liệt kê:
Theo từng cặp và không theo từng cặp.
Nối tiếp và không nối tiếp.
Tăng tiến và không tăng tiến.
Câu 3. Câu tục ngữ: “ Lá lành đùm lá rách” có thể coi là:
Văn bản nghị luận.
Không phải là văn bản nghị luận. 
Một loại văn bản nghị luận đặc biệt ngắn gọn.
Câu 4. Viết về sự giản dị của Bác Hồ tác giả Phạm Văn Đồng đã dựa trên cơ sở nào?
Nguồn cung cấp thông tin từ những người phục vụ Bác.
Sự tưởng tượng hư cấu của tác giả.
Sự hiểu biết tường tận kết hợp với tình cảm kính yêu Bác của tác giả.
Câu 5. Về ý nghĩa trạng ngữ được thêm vào câu để:
Xác định thời gian, nơi chốn
Xác định nguyên nhân, mục đích.
Xác định phương tiện , cách thức diễn ra sự việc 
Tất cả các phương án trên.
Câu 6. Sự kết hợp nghệ thuật tương phản và tăng cấp là nét nổi bật của văn bản :
Ý nghĩa văn chương	c. Quan Âm Thị Kính 
Sống chết mặc bay 	d. Ca Huế trên sông Hương
Câu 7. Loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ là:
	a. Câu rút gọn	c. Câu chủ động
	b. Câu đặc biệt	d. Câu bị động
Câu 8. Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của Chủ tịch Hồ Chí Minh được viết trong thời kỳ :
Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.	 
Những năm đầu thế kỷ XX 
 c. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp
d. Thời kỳ đất nước ta xây dựng chủ nghĩa xã hội
PHẦN II. TỰ LUẬN ( 6điểm)
Thiên nhiên là người bạn tốt. Hãy chứng minh nhận định trên.
 Giáo viên ra đề
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM 
	PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm – Mỗi câu 0.5đ)
Câu
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Đáp án
a
c
c
c
d
b
b
c
PHẦN II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Yêu cầu: 1) Đúng thể loại nghị luận chứng minh
	 2) Nội dung: (5điểm)
- Mở bài : Nêu vấn đề: Thiên nhiên là người bạn tốt, là nguồn sống, nguồn sức khoẻ, nguồn vui, nguồn sáng tạo nghệ thuật của con người. (1đ)
- Thân bài ( 3 đ)
* Giải thích “ Thiên nhiên” : Tất cả những gì của tự nhiên xung quanh con người 
* Chứng minh thiên nhiên là nguồn sống vô tận của con người: Trời đất,sông suối, núi rừng.
* Thiên nhiên là nguồn vui, nguồn sức khoẻ.
* Thiên nhiên là nguồn sáng tạo nghệ thuật.
- Kết bài: (1đ)
* Khẳng định lợi ích của thiên nhiên suy ra đó là người bạn tốt 
* Bổn phận chúng ta yêu mến và bảo vệ thiên nhiên.
 3) Hình thức: (1điểm)
	Trình bày đẹp, diễn đạt lưu loát, không lỗi chính tả.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_7_cao_thi_xuan.doc