Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 6 - Trịnh Thị Nguyệt

Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 6 - Trịnh Thị Nguyệt

A.Trắc nghiệm (4đ)

I. (1.5đ) Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng trước đáp án đúng

 ”Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên, Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa, giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn Dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ da”

Câu 1: Đoạn văn trên thuộc văn bản nào?

 a.Sông nước Cà Mau b. Bức tranh của em gái tôi

 c. Vượt thác d. Cô Tô

Câu 2: Tác giả của đoạn văn trên là ai?

 a. Đoàn Giỏi b. Võ Quảng

 c. Tạ duy Anh d. Minh Huệ

Câu 3: Trong đoạn văn trên tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu nào?

 a. Miêu tả b. Biểu cảm

 c. Tự sự d. Nghịluận

 

doc 3 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 248Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 6 - Trịnh Thị Nguyệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Mạc Đĩnh Chi 
GV : Trịnh Thị Nguyệt 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II, Năm học 2007-2008
Môn: Ngữ văn 6 
Thời gian : 45 phút ( Không kể thời gian giao đề) 
A.Trắc nghiệm (4đ)
I. (1.5đ) Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng trước đáp án đúng
”Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên, Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa, giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn Dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ da”
Câu 1: Đoạn văn trên thuộc văn bản nào?
 a.Sông nước Cà Mau b. Bức tranh của em gái tôi 
 c. Vượt thác 	 d. Cô Tô
Câu 2: Tác giả của đoạn văn trên là ai?
 a. Đoàn Giỏi b. Võ Quảng 
 c. Tạ duy Anh d. Minh Huệ
Câu 3: Trong đoạn văn trên tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu nào?
 a. Miêu tả b. Biểu cảm 
 c. Tự sự d. Nghịluận
Câu 4: Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng mấy lần sử dụng biện pháp so sánh?
Một lần 	b. Hai lần 	c. Ba lần 	d. Bốn lần
Câu 5: Hình ảnh Dượng Hương Thư khi đang vượt thác được hiện lên như thế nào?
Nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì 
Hiền lành, khoẻ mạnh, nhút nhát
Cẩn thận, chậm chạp 
Dũng cảm, khoẻ mạnh, khéo léo.
Câu 6: Câu “ Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt” dùng để làm gì?
Giới thiệu 	b. Kể lại sự việc 	c. Miêu tả 	d. Nêu ý kiến
II. (1.75đ) Điền tiếp vào chỗ trống 
Câu 7: (0.5đ) Hoán dụ là gọi tên sự vật này bằng tên của sự vật khác có nhằm làm tăng sức cho sự diễn đạt.
Câu 8: (1đ) Điền tiếp cho đúng hai khổ thơ sau trong bài “Đêm nay Bác không ngủ” – Minh Huệ.
Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại 
..mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
Rồi Bác đi
Từng người, từng người một
Sợ cháu mình giật thột
Bác .nhẹ nhàng
Câu 9: (0.25đ) Nhân hoá là dùng những từ vốn gọi hoặc tả.........để gọi hoặc tảlàm cho thế giới loài vật gần gũi hơn với con người.
III. Nối một dòng ở cột A với một dòng ở cột B cho đúng với bố cục của bài văn tả người
Câu 10: (0.75đ)
Cột A
Cột B
1. Mở bài 
a. Nhận xét, nêu cảm nghĩ về người được tả
2. Thân bài
b. Giới thiệu khái quát về người được tả
3. Kết bài
c. Miêu tả chi tiết (ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói)
B. Tự luận (6đ)
Hãy tả lại một người bạn thân thiết nhất của em ở trường.
Duyệt của chuyên môn	 Giáo viên ra đề
Trịnh Thị Nguyệt
ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KÌ 2, Năm học 2007 - 2008
MÔN NGỮ VĂN 6
Trắc nghiệm (4đ)
I . (1.5đ) mỗi câu khoanh tròn đúng được ( 0.25đ)
Câu 1- c 
Câu 2 - b
Câu 3 - a
Câu 4 - c
Câu 5 - d
Câu 6 - c
II . (1.75đ) Điền tiếp vào chỗ trống. Mỗi ý đúng được (0.25đ)
Câu 7: Điền lần lượt: “nét gần gũi”, “ gợi hình, gợi cảm”
Câu 8: Điền lần lượt các từ: “càng thương”, “người cha”, “dém chăn”, “nhón chân”
Câu 9: Điềøn lần lượt các từ: “người”, “vật”
III . Câu 10 (0.75đ) 
Nối mỗi ý đúng được (0.25đ)
1-b 	2-c 	3-a 
B. Tự luận (6đ)
1. Yêu cầu 
a. Nội dung:	- Viết đúng thể loại văn miêu tả, xác định đúng đối tượng miêu tả là “người bạn thân” 
- Lời văn logic, diễn đạt đủ ý, mạch lạc
- Câu văn rõ nghĩa, có cảm xúc
b. Hình thức:
- Bố cục đầy đủ, rõ ràng
- Ít sai lỗi chính tả
2. Dàn bài, biểu điểm
a. Mở bài (1đ): Giới thiệu khái quát về người định tả (tên, tuổi, ấn tượng chung,..)
b. Thân bài(4đ): Tả chi tiết về người bạn đó
+ Ngoại hình
+ Cử chỉ, hành động, lời nói bộc lộ tính cách
c.Kết bài(1đ) Cảm nghĩ về người bạn được tả
Lưu ý: - Bài viết đạt yêu cầu phải đủ bố cục ba phần và sai không quá năm lỗi chính tả.
- Bài sai quá nhiều lỗi chính tả trừ (0.5đ-1đ)
Duyệt của chuyên môn	 Giáo viên ra đề
Trịnh Thị Nguyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_6_trinh_thi_nguyet.doc