Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Cấp THCS - Nguyễn Thị Mỹ Yêm

Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Cấp THCS - Nguyễn Thị Mỹ Yêm

Phần I/ Trắc nghiệm (4đ)

Đọc kĩ đoạn văn và các câu hỏi, sau đó chọn và khoanh tròn vào một chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất.

 “Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây, hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi cho đến kì hết. Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén. Một con hải âu bay ngang, là là nhịp cánh.”

 (Ngữ Văn 6-Tập II-Trang 89)

1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả?

A, Lao xao- Duy Khán

B, Lòng yêu nước- I-Li-a-E-Ren-Bua

C, Cây tre Việt Nam-Thép Mới

D, Cô Tô- Nguyễn Tuân

2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?

A, Miêu tả B, Tự sự

C, Biểu cảm D, Nghị luận

 

doc 16 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 258Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Cấp THCS - Nguyễn Thị Mỹ Yêm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Nguyễn Du	 KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2007-2008
Họ và tên GV: Nguyễn Thị Mỹ Yêm	 	Môn: Ngữ văn 6
	 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
ĐỀ A 
Phần I/ Trắc nghiệm (4đ)
Đọc kĩ đoạn văn và các câu hỏi, sau đó chọn và khoanh tròn vào một chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất.
	“Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây, hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi cho đến kì hết. Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén. Một con hải âu bay ngang, là là nhịp cánh.”
	(Ngữ Văn 6-Tập II-Trang 89)
Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả?
A, Lao xao- Duy Khán
B, Lòng yêu nước- I-Li-a-E-Ren-Bua
C, Cây tre Việt Nam-Thép Mới
D, Cô Tô- Nguyễn Tuân
2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?
A, Miêu tả	B, Tự sự
C, Biểu cảm	D, Nghị luận
3. Biện pháp tu từ nào được dùng nhiều nhất trong đoạn văn?
A, So sánh	B, Nhân hoá
C, Aån dụ	D, Hoán dụ
4. Vị ngữ của câu văn: “Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây, hết bụi” có cấu tạo như thế nào?
A, Động từ	B, Cụm động từ
C, Cụm tính từ	D, tính từ
5. Đoạn văn trên đã mang lại cho em ấn tượng gì về cảnh mặt trời mọc trên biển?
A, Bức tranh thiên nhiên tĩnh lặng, bao la, hùng vĩ.
B, Bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, rực rỡ, tráng lệ
C, Bức tranh thiên nhiên êm ả, khoáng đạt.
D, Bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc và âm thanh.
6. Mô hình cấu tạo của phép so sánh trong câu văn “Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn” thiếu phần nào?
A, Thiếu vế A (nêu tên sự vật, sự việc được so sánh)
B, Thiếu vế B (nêu tên sự vật, sự việc dùng để so sánh)
C, Thiếu từ ngữ chỉ phương diện so sánh.
D, Thiếu từ ngữ chỉ ý so sánh.
7. Đoạn văn trên có mấy câu trần thuật đơn?
A, Một câu	B, Hai câu
C, Ba câu	D, Bốn câu
8. Nếu chỉ viết : “Vài chiếc nhạn mùa thu trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén” thì câu văn mắc phải lỗi gì?
A, Thiếu chủ ngữ	B, Thiếu vị ngữ
C, Thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ	D, Tất cả đều sai
II/ Tự luận: 6đ
Đề: Em đã từng gặp ông Tiên trong truyện cổ dân gian. Hãy miêu tả lại hình ảnh ông Tiên theo trí tưởng tượng của mình.
	GV ra đề
	Nguyễn Thị Mỹ Yêm
Trường THCS Nguyễn Du	 KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2007-2008
Họ và tên GV: Nguyễn Thị Mỹ Yêm	 	Môn: Ngữ văn 6
	 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
ĐỀ B 
Phần I/ Trắc nghiệm (4đ)
Đọc kĩ đoạn văn và các câu hỏi, sau đó chọn và khoanh tròn vào một chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất.
	“Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây, hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi cho đến kì hết. Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén. Một con hải âu bay ngang, là là nhịp cánh.”
	(Ngữ Văn 6-Tập II-Trang 89)
1. Đoạn văn trên đã mang lại cho em ấn tượng gì về cảnh mặt trời mọc trên biển?
A, Bức tranh thiên nhiên tĩnh lặng, bao la, hùng vĩ.
B, Bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, rực rỡ, tráng lệ
C, Bức tranh thiên nhiên êm ả, khoáng đạt.
D, Bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc và âm thanh.
2. Biện pháp tu từ nào được dùng nhiều nhất trong đoạn văn?
A, So sánh	B, Nhân hoá
C, Aån dụ	D, Hoán dụ
3. Đoạn văn trên có mấy câu trần thuật đơn?
A, Một câu	B, Hai câu
C, Ba câu	D, Bốn câu
4. Vị ngữ của câu văn: “Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây, hết bụi” có cấu tạo như thế nào?
A, Động từ	B, Cụm động từ
C, Cụm tính từ	D, tính từ
5. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả?
A, Lao xao- Duy Khán
B, Lòng yêu nước- I-Li-a-E-Ren-Bua
C, Cây tre Việt Nam-Thép Mới
D, Cô Tô- Nguyễn Tuân
6. Mô hình cấu tạo của phép so sánh trong câu văn “tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn” thiếu phần nào?
A, Thiếu vế A (nêu tên sự vật, sự việc được so sánh)
B, Thiếu vế B (nêu tên sự vật sự việc dùng để so sánh).
C, Thiếu từ ngữ chỉ phương diện so sánh.
D, Thiếu từ ngữ chỉ ý so sánh.
7. Nếu chỉ viết : “Vài chiếc nhạn mùa thu trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén” thì câu văn mắc phải lỗi gì?
A, Thiếu chủ ngữ	B, Thiếu vị ngữ
C, Thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ	D, Tất cả đều sai
8. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?
A, Miêu tả	B, Tự sự
C, Biểu cảm	D, Nghị luận
II/ Tự luận: 6đ
Đề: Em đã từng gặp ông Tiên trong truyện cổ dân gian. Hãy miêu tả lại hình ảnh ông Tiên theo trí tưởng tượng của mình.
	GV ra đề
	Nguyễn Thị Mỹ Yêm
Trường THCS Nguyễn Du	ĐÁP ÁN –BIỂU ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN 6
GV ra đề: Nguyễn Thị Mỹ Yêm
I/ Trắc nghiệm: 4 đ
8 câu- mỗi câu trả lời đúng đạt 0,5đ
 Câu
Đề 
1
2
3
4
5
6
7
8
A
D
A
A
C
B
A
D
B
B
B
A
D
C
D
A
B
A
II/ Tự luận: 6đ
Yêu cầu nội dung:
Mở bài: Giới thiệu đối tượng được tả.
Thân bài: miêu tả chi tiết theo trình tự hợp lí:
+ Mái tóc, dáng vẻ bên ngoài
+ Chú trọng miêu tả những điểm nổi bật về hình dáng.
+ Giọng nói, cử chỉ, hành động, điều nào làm em nhớ
Kết bài: Nêu nhận xét và cảm nghĩ của bản thân.
Yêu cầu về hình thức:
Trình bày mạch lạc theo bố cục 3 phần.
Sạch đẹp, tránh sai chính tả
Đảm bảo được nội dung của đề văn miêu tả.
Diễn đạt linh hoạt.
Biểu điểm:
Điểm 5-6: bố cục hoàn chỉnh, nội dung phong phú, thể hiện rõ được phương thức diễn đạt. Diễn đạt linh hoạt, có cảm xúc. Mắc vài lỗi chính tả không đáng kể.
Điểm 3-4: bố cục hoàn chỉnh, văn viết trôi chảy. Đảm bảo được ½ số ý.
Điểm 1-2: bố cục hoàn chỉnh, thiếu nhiều ý, sai phương thức biểu đạt.
Điểm 0: bỏ giấy trắng.
	GV ra đề và đáp án:
	Nguyễn Thị Mỹ Yêm
Trường THCS Nguyễn Du	 KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2007-2008
Họ và tên GV: Phạm Thị Sang	 	Môn: Ngữ văn 7
	 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
ĐỀ A 
Phần I/ Trắc nghiệm (4đ)
Đọc kĩ đoạn văn và các câu hỏi, sau đó chọn và khoanh tròn vào một chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất.
	“ Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến”
	(Trích Ngữ Văn 7-Tập 2-trang 25)
Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Ai là tác giả?
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta – Hồ Chí Minh
Sự giàu đẹp của Tiếng Việt- Đặng Thai Mai
Đức tính giản dị của Bác Hồ- Phạm Văn Đồng
Ý nghĩa văn chương- Hoài Thanh
Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
Tự sự	c, Biểu cảm
Nghị luận	d, Miêu tả
Vì sao em biết đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt mà em khoanh tròn ở câu 2:
Vì đoạn văn trình bày diễn biến sự việc.
Vì đoạn văn tái hiện trạng thái sự vật, con người.
Vì đoạn văn nêu ý kiến đánh giá bàn luận.
Vì đoạn văn bày tỏ tình cảm, cảm xúc.
Một bài văn nghị luận phải có yếu tố nào?
Luận điểm	c, Lập luận	
Luận cứ 	d, Cả 3 yếu tố trên
Câu “Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến” tác giả đã sử dụng phép:
Nhân hoá	c, Liệt kê
Aån dụ	d, So sánh
Trong các câu dưới đây, câu nào là câu đặc biệt?
Có khi được được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.
Ối trời đất ơi!
Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.
Tất cả đều đúng.
Điền vào chỗ trống các cụm động từ diễn tả sức mạnh của tinh thần yêu nước:
..
b. ..
c. ..
8. Đoạn văn trên mấy lần tác giả sử dụng phép tu từ so sánh?
a. Một lần	b, Hai lần
c, Ba lần	d, Bốn lần
II/ Tự luận: 6đ
Nhân dân ta có câu tục ngữ : “Aên quả nhớ kẻ trồng cây”. Em hãy giải thích câu tục ngữ trên.
	Giáo viên ra đề:
	Phạm Thị Sang
Trường THCS Nguyễn Du	 KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2007-2008
Họ và tên GV: Phạm Thị Sang	 	Môn: Ngữ văn 7
	 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
ĐỀ B 
Phần I/ Trắc nghiệm (4đ)
Đọc kĩ đoạn văn và các câu hỏi, sau đó chọn và khoanh tròn vào một chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất.
	“ Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến”
	(Trích Ngữ Văn 7-Tập 2-trang 25)
 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Ai là tác giả?
a. Đức tính giản dị của Bác Hồ- Phạm Văn Đồng
b. Sự giàu đẹp của Tiếng Việt- Đặng Thai Mai
c. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta – Hồ Chí Minh
d. Ý nghĩa văn chương- Hoài Thanh
Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
a.tự sự	b, biểu cảm
c,nghị luận	d, miêu tả
3. Vì sao em biết đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt mà em khoanh tròn ở câu 2:
a. Vì đoạn văn nêu ý kiến đánh giá bàn luận.
b. Vì đoạn văn trình bày diễn biến sự việc
c. Vì đoạn văn bày tỏ tình cảm, cảm xúc.
d. Vì đoạn văn tái hiện trạng thái sự vật, con người.
4. Câu “Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến” tác giả đã sử dụng phép:
a. liệt kê	b, ẩn dụ
c, nhân hoá	d, so sánh
5. Trong các câu dưới đây, câu nào là câu đặc biệt?
a.Ối trời đất ơi!
b.Có khi được được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.
c.Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.
d.Tất cả đều đúng.
6. Một bài văn nghị luận phải có yếu tố nào?
a.Luận điểm	c, lập luận	
b.Luận cứ 	d, cả 3 yếu tố trên
7. Điền vào chỗ trống các cụm động từ diễn tả sức mạnh của tinh thần yêu nước:
..
b. ..
c. ..
8. Đoạn văn trên mấy lần tác giả sử dụng phép tu từ so sánh?
a. Một lần	b, Hai lần
c, Ba lần	d, bốn lần
II/ Tự luận: 6đ
Nhân dân ta có câu tục ngữ : “Aên quả nhớ kẻ trồng cây”. Em hãy giải thích câu tục ngữ trên.
	Giáo viên ra đề:
	Phạm Thị Sang
Trường THCS Nguyễn Du
GV : Phạm Thị Sang
ĐÁP ÁP VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN 7
I/ Trắc nghiệm: 4đ
Từ câu 1 đến câu 6 mỗi câu 0,5 đ , câu 7 : 0,75 đ; câu 8 : 0,25đ
 Câu
Đề 
1
2
3
4
5
6
7
8
A
a
b
c
d
c
b
a
B
c
c
a
a
a
d
a
Câu 7: 
(nó) kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn (0,25đ)
(nó) lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn (0,25đ)
(nó) nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước (0,25đ)
II/ Tự luận: 6đ
1. Yêu cầu chung cần đạt.
a. Về hình thức: Một bài văn nghị luận hoàn chỉnh , biết vận dụng phương pháp lập luận giải thích để giải quyết vấn đề.
- Bố cục bài văn có đầy đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài
- Văn mạch lạc, đúng chính tả, ngữ pháp, chữ viết rõ ràng
b. Về nội dung:
Giải thích câu tục ngữ “Aên quả nhớ kẻ trồng cây”: hưởng thụ thành quả phải biết ơn những người làm nên thành quả đó.
2. Yêu cầu cụ thể:
a. Mở bài: 1đ
- Giới thiệu câu tục ngữ “Aên quả nhớ kẻ trồng cây” nói về lòng biết ơn- một truyền thống đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta từ xưa đến nay.
b. Thân bài: 4đ Mỗi ý đúng đạt 2đ
- Giải thích được hai mặt nghĩa của câu tục ngữ (nghĩa đen, nghĩa bóng)
+ Nghĩa đen: ăn được quả ngon ngọt phải nhớ đến công lao người trồng cây.
+ Nghĩa bóng: “ăn quả” biểu thị người được hưởng thụ; “trồng cây” biểu thị người có công làm nên thành quả. Người được hưởng thụ thành quả lao động đó phải biết nhớ ơn những người tạo ra nó. Nói rộng ra: thế hệ sau phải biết ơn thế hệ đi trước.
- Tại sao người “ăn quả” phải nhớ “kẻ trồng cây”?
+ Vì những thành quả lao động (vật chất, tinh thần ) mà chúng ta thừa hưởng ngày nay là do công sức của bao thế hệ đi trước tạo nên. Những thành quả đó không phải dễ dàng có được,mà đều phải đánh đổi bằng mồ hôi, nước mắt, xương máu, sự hi sinh.
+ Những “kẻ trồng cây” ở đây có thể hiểu là: cha mẹ, thầy cô giáo, những người lao động, các chiến sĩ, các vị anh hùng trong lịch sử
+ Biết ơn những người làm nên thành quả cho ta hưởng thụ, nhớ đến công lao của bao thế hệ đi trước là nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam.
c. Kết bài: 1đ
Suy nghĩ, tình cảm, thái độ của bản thân.
	GV ra đề và đáp án:
	Phạm Thị Sang
Trường THCS Nguyễn Du	 KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2007-2008
Họ và tên GV: Mai Thị Thơ	 	Môn: Ngữ văn 8
	 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
ĐỀ A 
Phần I/ Trắc nghiệm (4đ)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước đáp án mà em cho là đúng nhất.
1. Văn bản “Nước Đại Việt ta” của tác giả nào?. 
a.Trần Quốc Tuấn	c, Lý Công Uẩn
b. Nguyễn Trãi	d, Tố Hữu
2. Đoạn trích “Nước Đại Việt ta “viết vào thời kì nào?
a. Thời kì nước ta chống quân Tống	b, Thời kì nước ta chống quân Nguyên
c. Thời kì nước ta chống quân Thanh	d, Thời kì nước ta chống quân Minh
3. Bao trùm lên toàn bộ đoạn trích “Nước Đại Việt ta” là tư tưởng tình cảm gì?
a. Lòng căm thù giặc 	b, Tinh thần lạc quan
c, Lòng tự hào dân tộc	d, Tư tưởng nhân nghĩa
4. Mục đích của việc nhân nghĩa thể hiện trong bài “Nước Đại Việt ta” là gì?
a. Nhân nghĩa là lối sống có đạo đức và giàu tình thương.
b. Nhân nghĩa là trung quân, hết lòng phục vụ vua.
c. Nhân nghĩa là để yên dân, làm cho dân được sống ấm no.
d. Nhân nghĩa là duy trì mọi lễ giáo phong kiến.
5. Đoạn trích “Nước Đại Việt ta” tác giả sử dụng phương thức biểu đạt nào?
a. Nghị luận	b, Tự sự
c, Thuyết minh	d, Miêu tả
6. Câu “Lưu Cung tham công nên thất bại” thuộc kiểu câu nào?
a. Câu nghi vấn	b, Câu cầu khiến
c, Câu trần thuật	d, Câu cảm thán
7. Văn bản nào bộc lộ rõ nhất lòng căm thù giặc và ý chí quyết chiến, quyết thắng quân xâm lược?
a. Nước Đại Việt ta	b, Hịch tướng sĩ
c, Bàn về phép học	d, Khi con tu hú
8. Kiểu hành động nói nào đã được thực hiện trong đoạn trích sau:
“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác”
a. Hành động bộc lộ cảm xúc	b, Hành động trình bày
c, Hành động hỏi	d, Hành động điều khiển
II/ Tự luận: 6đ
Đề: Hãy viết bài văn nghị luận để nêu rõ tác hại của ma tuý là một trong các tệ nạn xã hội mà chúng ta cần phải kiên quyết và nhanh chóng bài trừ.
	GV ra đề:
	Mai Thị Thơ
Trường THCS Nguyễn Du	 KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2007-2008
Họ và tên GV: Mai Thị Thơ	 	Môn: Ngữ văn 8
	 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
ĐỀ B 
Phần I/ Trắc nghiệm (4đ)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước đáp án mà em cho là đúng nhất.
1. Đoạn trích “Nước Đại Việt ta” tác giả sử dụng phương thức biểu đạt nào?
a. Thuyết minh	b, Miêu tả 
c, Nghị luận	d, tự sự
2. Bao trùm lên toàn bộ đoạn trích “Nước Đại Việt ta” là tư tưởng tình cảm gì?
a. Lòng tự hào dân tộc	b, Tư tưởng nhân nghĩa
c.Lòng căm thù giặc 	d, Tinh thần lạc quan
3. Mục đích của việc nhân nghĩa thể hiện trong bài “Nước Đại Việt ta” là gì?
a. Nhân nghĩa là lối sống có đạo đức và giàu tình thương.
b. Nhân nghĩa là để yên dân, làm cho dân được sống ấm no.
c. Nhân nghĩa là trung quân, hết lòng phục vụ vua.
d. Nhân nghĩa là duy trì mọi lễ giáo phong kiến.
4. Đoạn trích “Nước Đại Việt ta “viết vào thời kì nào?
a. thời kì nước ta chống quân Tống	b, thời kì nước ta chống quân Nguyên
c. Thời kì nước ta chống quân Thanh	d, Thời kì nước ta chống quân Minh
5. Văn bản “Nước Đại Việt ta” của tác giả nào?. 
a.Trần Quốc Tuấn	c, Tố Hữu
b. Nguyễn Trãi	d, Lý Công Uẩn
6. Văn bản nào bộc lộ rõ nhất lòng căm thù giặc và ý chí quyết chiến, quyết thắng quân xâm lược?
a. Bàn về phép học	b, Khi con tu hú
c. Nước Đại Việt ta	d, Hịch tướng sĩ
7. Câu “Lưu Cung tham công nên thất bại” thuộc kiểu câu nào?
a. Câu trần thuật	b, Câu cảm thán
c. Câu nghi vấn	d, Câu cầu khiến
8. Kiểu hành động nói nào đã được thực hiện trong đoạn trích sau:
“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác”
a. Hành động hỏi	b, Hành động điều khiển
c. Hành động bộc lộ cảm xúc	d, Hành động trình bày
II/ Tự luận: 6đ
Đề: Hãy viết bài văn nghị luận để nêu rõ tác hại của ma tuý là một trong các tệ nạn xã hội mà chúng ta cần phải kiên quyết và nhanh chóng bài trừ.
	GV ra đề:
	Mai Thị Thơ
Trường THCS Nguyễn Du	ĐÁP ÁN MÔN NGỮ VĂN 8
GV: Mai Thị Thơ
I/Trắc nghiệm : 4đ. Mỗi câu trả lời đúng 0,5đ
Đề A
1b
2d
3c
4c
5a
6c
7b
8b
Đề B
1c
2a
3b
4d
5b
6d
7a
8d
II/ Tự luận: 6đ
A/ Yêu cầu:
+ Thể loại: văn nghị luận
+ Nội dung: Trình bày tác hại của ma tuý (tệ nạn nguy kịch của xã hội cần bài trừ một cách kiên quyết, nhanh chóng để giúp xã hội con người có cuộc sống văn minh, phát triển hơn)
+ Hình thức: - Bố cục rõ ràng
Phương thức biểu đạt: nghị luận (xen tự sự, miêu tả, biểu cảm)
Trình bày khoa học, rõ ràng, không sai lỗi chính tả.
B/ Dàn bài:
a. Mở bài: Giới thiệu về tệ nạn xã hội nghiêm trọng đang hoành hành. Đó là ma tuý (1đ)
b. Thân bài: 
1/ Tác hại của ma tuý (2đ):
Aûnh hưởng dẫn đến sức khoẻ tiều tuỵ con đường tới AIDS. Nguy hiểm tính mạng, suy thoái nòi giống.
Con đường công danh bị huỷ hoại
Gia đình đau khổ, kinh tế, hạnh phúc sụp đổ
Dẫn đến con đường trộm cắp, trấn lột.
Ma tuý là con sâu đục khoét toàn xã hội
Mất đi nét đẹp thuần phong mĩ tục.
2/ Bài trừ ma tuý (2đ)
Tự bảo vệ mình, tránh xa ma tuý và tệ nạn khác.
Tuyên truyền cho mọi người cùng hiểu về tác hại của ma tuý.
Giúp đỡ người nghiện
Liên hệ bản thân
c. Kết bài:
-Nêu hành động quyết tâm của bạn về việc bài trừ ma tuý.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_6_nguyen_thi_my_yem.doc