A. TRẮC NGHIỆM: ( 4 điểm )
I.Khoanh vào chữ cái đầu đáp án đúng nhất (2 điểm)
Câu 1: Tỉnh thuộc đồng bằng Sông Cửu Long nằm ở vùng kinh tế trọng điểm phiá nam là:
A. Cần Thơ B. Tây Ninh C. Long An D. Tiền Giang
Câu 2: Địa danh nào sau đây ở duyên hải Nam Trung Bộ Nổi Tiếng với nghề muối:
A. Cam Ranh B. Cà Ná C. Mũi né D. Ninh Chữ
Câu 3: Diện tích trồng cây công nghiệp lớn nhất nước ta là vùng:
A. Đông Nam Bộ B. Tây Nguyên
C. Bắc trung Bộ D. Đồng bằng Sông Cửu Long
Câu 4: Đi từ đất liền ra đến ranh giới vùng biển quốc tế, các bộ phận thuộc chủ quyền trên biển của nước ta lần lượt là :
A. Lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, nội thuỷ, đặc quyền về kinh tế.
B. Tiếp giáp lãnh hải, lãnh hải, đặc quyền về kinh tế, nội thuỷ.
C. Lãnh hải, nội thuỷ, đặc quyền về kinh tế, tiếp giáp lãnh hải.
D. Nội thuỷ, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền về kinh tế.
Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi ĐỀ THI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2007 - 2008 Họ tên GV: Đoàn Thị Thanh Tâm Môn : Địa lý 9 Thời gian : 45 phút (không kể thời gian phát đề) Điểm Lời phê của giáo viên A. TRẮC NGHIỆM: ( 4 điểm ) I.Khoanh vào chữ cái đầu đáp án đúng nhất (2 điểm) Câu 1: Tỉnh thuộc đồng bằng Sông Cửu Long nằm ở vùng kinh tế trọng điểm phiá nam là: A. Cần Thơ B. Tây Ninh C. Long An D. Tiền Giang Câu 2: Địa danh nào sau đây ở duyên hải Nam Trung Bộ Nổi Tiếng với nghề muối: A. Cam Ranh B. Cà Ná C. Mũi né D. Ninh Chữ Câu 3: Diện tích trồng cây công nghiệp lớn nhất nước ta là vùng: A. Đông Nam Bộ B. Tây Nguyên C. Bắc trung Bộ D. Đồng bằng Sông Cửu Long Câu 4: Đi từ đất liền ra đến ranh giới vùng biển quốc tế, các bộ phận thuộc chủ quyền trên biển của nước ta lần lượt là : A. Lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, nội thuỷ, đặc quyền về kinh tế. B. Tiếp giáp lãnh hải, lãnh hải, đặc quyền về kinh tế, nội thuỷ. C. Lãnh hải, nội thuỷ, đặc quyền về kinh tế, tiếp giáp lãnh hải. D. Nội thuỷ, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền về kinh tế. II.Điền nội dung phù hợp vào chỗ trống ( 1 điểm) a- Diện tích trồng lúa của Đồng bằng sông Cửu Long chiếm (a) ........ diện tích trồng lúa của cả nước và sản lượng chiếm (b) .. sản lượng lúa cả nước. b- Đông Nam Bộ là nơi có sức hút (c) .. nguồn đầu tư nước ngoài chiếm (d) .. vốn đầu tư nước ngoài của toàn quốc. III. Điền vào giới hạn của tỉnh Gia Lai theo sơ đồ sau ( 1 điểm) II. TỰ LUẬN : (6 điểm) Câu 1 : (2 điểm) Trình bày tình hình phát triển kinh tế của vùng Đông Nam Bộ. Câu 2: (2 điểm ) Nêu đặc điểm ngành khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản. Câu 3: (2 điểm) Cho biết các phương hướng chính để bảo tài nguyên và môi trường biển đảo. Duyệt của chuyên môn Giáo viên ra đề Đoàn Thị Thanh Tâm ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Môn : Địa lý lớp 9. Học kỳ II 2006-2007 A. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) I. Mỗi câu chọn đúng được 0.5 điểm Câu 1: - A (0,5đ) Câu 2: - B (0,5đ) Câu 3: - B (0,5đ) Câu 4: - D (0,5đ) II. (1 điểm) a- 51,1% (0,25đ) b- 51,4% (0,25đ) c- Mạnh nhất (0,25đ) d- 50,1% (0,25đ) III. (1 điểm) (Mỗi ý đúng được 0,25 điểm) KonTum Capuchia Binh Định, Phú Yên. ĐăkLăk II. TỰ LUẬN: Câu 1: ( 2 điểm) Tình hình phát triển kinh tế vùng Đông Nam Bộ. a. Công nghiệp : - Là thế mạnh của vùng cơ cấu sản xuất công nghiệp cân đối, đa dạng, tiến bộ bao gồm các ngành quan trọng: Khai thác dầu, hóa dầu, cơ khí, điện tử, chế biến lương thực, thực phẩm xuất khẩu . (0,25đ) - Công nghiệp – xây dựng chiếm tỷ trọng hơn (59,3%) trong cơ cấu kinh tế của vùng và cả nước. (0,25đ) - Công nghiệp tập trung chủ yếu ở thành phố Hồ Chí Minh (50%) Biên Hòa, Bà Rịa, Vũng tàu. (0,25đ) b. Nông nghiệp: - Là vùng trồng cây công nghiệp quan trọng của cả nước. (0,25đ) - Cây công nghiệp lâu năm và hàng năm phát triển mạnh đặc biệt là cây cao su, hồ tiêu, điều (0,25đ) - Chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng chăn nuôi công nghiệp. (0,25đ). c. Dịch vụ: - Dịch vụ rất đa dạng gồm các hoạt động thương mại, du lịch, vận tải tỷ trọng các loại hình dịch vụ có biến động. (0,25đ) - Đông Nam Bộ là nơi có sức hút mạnh nhất nguồn đầu tư nước ngoài chiếm 50,1% vốn đầu tư nước ngoài của toàn quốc. (0,25đ) Câu 2: (2 đ) Nêu đặc điểm ngành khia thác, nuôi trồng và chế biến hải sản - Vùng biển nước ta có hơn 2000 loài cá, trong đó khoảng 110 loài có giá trị:cá, mực, cá thu và trên 100 loài tôm (tôm hùm, he) và nhiều đặc sản. (0,5đ) - Tổng trữ lượng hải sản khoảng 4 triệu tấn ( 95,5% là cá biển) (0,5đ) - Sản lượng, đánh bắt ven bờ đã cao gấp 2 lần khả năng cho phép, sản lượng đánh bắt xa bờ chỉ bằng 1/5 ( 0,5đ). - Ưu tiên phát triển khai thác hải sản xa bờ, đẩy mạnh nuôi trồng hải sản trên biển, ven biển . ( 0,5đ) Câu 3: (2đ) Các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển. Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu, đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ. ( 0,5 đ). Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn. (0,5 đ) Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức. (0,5đ) Bảo vệ và phát triển nguồn hại thuỷ sản. Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hóa học, đặc biệt là dầu mỏ (0,5 đ) Đoàn Thị Thanh Tâm
Tài liệu đính kèm: