Đề kiểm tra học kỳ I môn: Ngữ văn lớp 8 kèm đáp án

Đề kiểm tra học kỳ I môn: Ngữ văn lớp 8 kèm đáp án

PHẦN I: TỰ LUẬN (7 điểm - Thời gian làm bài: 75 phút)

Câu 1: (2 điểm)

 a. Chép chính xác hai câu luận trong hai bài thơ: “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” của Phan Bội Châu và “Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Chu Trinh.

 b. Hình ảnh người tù trong hai bài thơ có gì giống nhau?

Câu 2: (5 điểm) Học sinh chọn 1 trong 2 đề:

Đề 1: Bà lão hàng xóm từ nhà chị Dậu trở về với vẻ mặt băn khoăn Bà đã chứng kiến toàn bộ cảnh chị Dậu chống trả quyết liệt tên cai lệ và người nhà lí trưởng (đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” – Ngô Tất Tố).

 Em hãy vào vai bà lão hàng xóm kể lại câu chuyện đó.

Đề 2: Em vừa học xong chương trình Ngữ văn học kì I. Hãy viết bài văn giới thiệu quyển sách Ngữ văn lớp 8, tập 1 của Nhà xuất bản Giáo dục mà em đang học cho mọi người biết.

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 666Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn: Ngữ văn lớp 8 kèm đáp án", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I 	 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8
 Thời gian làm bài: 90 phút 
PHẦN I: TỰ LUẬN (7 điểm - Thời gian làm bài: 75 phút)
Câu 1: (2 điểm)
	a. Chép chính xác hai câu luận trong hai bài thơ: “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” của Phan Bội Châu và “Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Chu Trinh.
	b. Hình ảnh người tù trong hai bài thơ có gì giống nhau?
Câu 2: (5 điểm) Học sinh chọn 1 trong 2 đề:
Đề 1: Bà lão hàng xóm từ nhà chị Dậu trở về với vẻ mặt băn khoăn Bà đã chứng kiến toàn bộ cảnh chị Dậu chống trả quyết liệt tên cai lệ và người nhà lí trưởng (đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” – Ngô Tất Tố).
	Em hãy vào vai bà lão hàng xóm kể lại câu chuyện đó.
Đề 2: Em vừa học xong chương trình Ngữ văn học kì I. Hãy viết bài văn giới thiệu quyển sách Ngữ văn lớp 8, tập 1 của Nhà xuất bản Giáo dục mà em đang học cho mọi người biết.
PHẦN II: TRẮC NGHIỆM (3 điểm - Thời gian làm bài: 15 phút. Học sinh làm bài trên tờ giấy thi) 
Câu 1: Văn bản “Tôi đi học” được viết theo phương thức biểu đạt chính là:
	A. tự sự	B. miêu tả
	C. biểu cảm	D. nghị luận
Câu 2: Tâm trạng bé Hồng (đoạn trích “Trong lòng mẹ”) được tác giả tập trung miêu tả rõ nhất qua biểu hiện của:
	A. giọng nói	B. tiếng khóc
	C. hành động, cử chỉ	D. vẻ mặt
Câu 3: Trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”, chị Dậu nhiều lần thay đổi cách xưng hô. Hãy ghép lại cho đúng các cặp từ xưng hô với nhân vật mà chị đối thoại:
	1. Tôi – thầy em	A. Anh Dậu
	2. Cháu – cụ	B. Người nhà lí trưởng
	3. Tôi – ông	C. Bà lão láng giềng
	4. Cháu – ông	D. Cai lệ
	5. Bà - mày
	1 - . . .; 2 - . . . .; 3 - . . . .; 4 - . . . .; 5 - . . . .
Câu 4: Yếu tố tương đồng về tiểu sử và sự nghiệp của nhà văn Nam Cao, Ngô Tất Tố và Nguyên Hồng là:
	A. Cùng một thế hệ.
	B. Cùng sinh trưởng ở Hà Nam – nơi sản sinh ra nhiều nhà văn lớn.
	C. Cùng một thế hệ và đều là nhà văn hiện thực lớn.
	D. Đều là nhà văn hiện thực lớn và sáng tác đều hướng về những người nghèo khổ.
Câu 5: Lý do chính làm cho bức vẽ chiếc lá cuối cùng của cụ Bơ-men xứng đáng là một kiệt tác:
	A. Vì chiếc lá được vẽ giống như thật.
	B. Vì bức tranh được vẽ trong hoàn cảnh đặc biệt.
	C. Vì bức tranh đó truyền cho Giôn-xi nghị lực và tình yêu cuộc sống.
	D. Vì sau khi vẽ, cụ Bơ-men đã chết do bị sưng phổi.
Câu 6: Nỗi buồn của Tản Đà trong câu thơ “Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi!” (“Muốn làm thằng Cuội”) chủ yếu là do:
	A. lo buồn trước vận mệnh của đất nước, dân tộc.
	B. đau buồn vì nhân thế loạn lạc.
	C. tâm trạng buồn chán, cô đơn, bế tắc của chính mình.
	D. cộng hưởng nỗi buồn đêm thu với nỗi chán đời.
Câu 7: Chọn các từ sau đây xếp vào hai nhóm: nhóm từ tượng hình và nhóm từ tượng thanh: rì rào, ha ha, lom khom, lô nhô, nhấp nhổm, khập khiễng, khẳng khiu, róc rách, lốp bốp, ào ào.
	- Nhóm từ tượng hình: . . . . . . . . 
	- Nhóm từ tượng thanh: . . . . . . . 
Câu 8: Trong những câu dưới đây, câu có dùng biện pháp nói quá là:
	A. “Làm trai cho đáng nên trai
	Khom lưng uốn gối gánh hai hạt vừng.” (ca dao)
	B. “Đau lòng kẻ ở người đi, 
Lệ rơi thấm đá, tơ chia rũ tằm.” (Nguyễn Du)	
	C. “Đào núi và lấp biển - Quyết chí ắt làm nên.” (Hồ Chí Minh)
	D. Cả 3 câu trên.
Câu 9: Các vế của câu ghép “Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau” có quan hệ:
	A. nguyên nhân	B. điều kiện
	C. nối tiếp	D. đồng thời
Câu 10: Văn bản “Bài toán dân số” thuộc kiểu văn bản:
	A. thuyết minh	B. tự sự
	C. nghị luận	D. miêu tả
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ I 
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8
PHẦN I: TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
a. Chép 2 câu luận:
- Bài “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” của Phan Bội Châu:
	“Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế
	Mở miệng cười tan cuộc oán thù”	(0,5 điểm)
- Bài “Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Chu Trinh:
	“Tháng ngày bao quản thân sành sỏi
	Mưa nắng càng bền dạ sắt son”	(0,5 điểm)
Sai (hoặc thiếu) 2 lỗi trở lên/câu ở bất cứ dạng nào thì trừ 0,25 điểm
b. Điểm chung của hình ảnh hai người tù trong 2 bài thơ:
- Đều chịu chung cảnh tù đày nhưng vẫn tỏ thái độ coi thường, tư thế hiên ngang ngạo nghễ (xem đó chỉ là chỗ nghỉ ngơi sau khi đã “chạy mỏi chân”, chỉ là “chuyện con con” của những người làm việc lớn lao) (0,5 điểm)
- Luôn giữ vững ý chí, niềm lạc quan và niềm tin không thay đổi vào sự nghiệp cứu nước... (0,5 điểm)
Câu 2: (5 điểm) 
Đề 1:
A. Yêu cầu chung:
1. Về kỹ năng: 
- Biết cách trình bày một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm ở ngôi kể thứ nhất với đối tượng là sự việc và con người một cách hợp lý.
- Bài viết có bố cục mạch lạc, diễn đạt tôi chảy.
2. Về nội dung: Nắm được nội dung đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”, hình dung và kể sáng tạo cảnh chị Dậu chống trả quyết liệt bọn cai lệ và người nhà lí trưởng.
B. Yêu cầu cụ thể: Dàn bài gợi ý:
1. Mở bài: 
	Giới thiệu hoàn cảnh của người kể và khái quát sự việc: bà lão hàng xóm vừa từ nhà chị Dậu về
2. Thân bài:
a. Tình huống xảy ra câu chuyện: nhà chị Dậu, vào lúc sáng sớm, chị Dậu mới nấu cháo chín nhờ bát gạo của mình (bà lão láng giềng), anh Dậu chưa kịp ăn thì tiếng chó sủa, tiếng tù và từ đầu xóm vọng vào
b. Diễn biến câu chuyện:
b.1. Quá trình “tức nước”:
- Bọn cai lệ ập vào nhà chị Dậu với roi song, tay thước, dây thừng
- Bọn chúng có hành động gì (lời nói, thái độ, cử chỉ) để tróc sưu?
- Chị Dậu có hành động gì (lời nói, thái độ, cử chỉ) để phản ứng lại bọn cai lệ nhằm bảo vệ chồng mình?
b.2. Quá trình “vỡ bờ”:
- Cảnh ẩu đả quyết liệt giữa chị Dậu với tên cai lệ và người nhà lí trưởng diễn ra như thế nào?
- Kết thúc thế nào? (thái độ của anh Dậu, lời nói của chị Dậu?)
3. Kết bài: 
- Suy nghĩ của người kể sau khi chứng kiến?
CÁCH CHO ĐIỂM
	- Điểm 4 - 5: Bài làm đủ bố cục 3 phần, đạt khá tốt các yêu cầu trên. Tỏ ra nắm chắc nội dung văn bản. Vận dụng tốt ngôi kể thứ nhất. Những chi tiết sáng tạo (nếu có) phải hợp lý, không làm thay đổi nội dung ý nghĩa câu chuyện. Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, sai lỗi chính tả không đáng kể.
	- Điểm 2,5 - 3,5: Bài làm cơ bản đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên ở mức trung bình. Các phần khác có thể còn sơ lược nhưng ý b.2 phải rõ ràng và đầy đủ.
	- Điểm 1 – 2: Bài viết có nội dung sơ sài, tỏ ra chưa nắm chắc nội dung câu chuyện. Nhầm lẫn ngôi kể hoặc mắc nhiều lỗi chính tả và diễn đạt, trình bày cẩu thả.
	- Điểm 0 – 0,5: Lạc đề hoàn toàn hoặc chỉ viết được phần mở bài (0,5 điểm); bỏ giấy trắng (0 điểm). 
Đề 2:
A. Yêu cầu chung:
1. Về kỹ năng và phương pháp: 
- Biết cách trình bày một bài văn thuyết minh về một dụng cụ học tập, biết sử dụng các phương pháp thuyết minh và một cách hợp lý.
- Bố cục mạch lạc, diễn đạt trôi chảy.
2. Về nội dung: Giới thiệu vai trò, tầm quan trọng của nội dung quyển sách Ngữ văn lớp 8, tập 1.
B. Yêu cầu cụ thể: Dàn bài gợi ý:
1. Mở bài: 
- Giới thiệu khái quát vai trò, tầm quan trọng của bộ sách giáo khoa, trong đó có bộ môn Ngữ văn.
- Giới thiệu quyển sách Ngữ văn lớp 8, tập 1 của Nhà xuất bản Giáo dục.
2. Thân bài:
a. Giới thiệu hình thức của quyển sách:
	- Hình dáng: kích thước, độ dày
	- Cách trình bày: trang bìa, tranh ảnh minh họa, kiểu chữ, tác giả
b. Giới thiệu kết cấu, nội dung quyển sách: 
- Phần đầu: những trang đầu: tên sách, lời giới thiệu.
- Phần trọng tâm:
	+ Bao nhiêu bài?
	+ Kết cấu và cách trình bày mỗi đơn vị bài học
	+ Mục đích, tác dụng của kết cấu từng Văn bản: phần Đọc – hiểu văn bản, phần Tiếng Việt, phần Tập làm văn.
	+ Mối quan hệ giữa 3 phân môn.
- Phần cuối: đề kiểm tra học kì I, mục lục, nhà xuất bản
c. Các lợi ích của quyển sách:
- Cung cấp kiến thức.
- Rèn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết
- Giáo dục tình cảm
d. Cách sử dụng và bảo quản sách: bao bìa, không viết – vẽ bậy để bảo quản.
3. Kết bài: 
- Đánh giá hình thức, nội dung.
- Ý nghĩa, giá trị của sách.
- Ý thức quý trọng, bảo quản, sử dụng
CÁCH CHO ĐIỂM
	- Điểm 4 - 5: Bài làm đủ bố cục 3 phần, đủ và đúng nội dung cần thuyết minh. Biết cách vận dụng các phương pháp thuyết minh một cách thích hợp, linh hoạt. Bài trình bày rõ ràng, mắc lỗi diễn đạt không đáng kể.
	- Điểm 2,5 - 3,5: Bài làm cơ bản đáp ứng các yêu cầu trên ở mức trung bình. Phần trọng tâm có thể chưa nêu được mối quan hệ giữa 3 phân môn, hoặc chỉ trình bày chung chung. 
	- Điểm 1 – 2: Bài viết có nội dung sơ sài, tỏ ra chưa biết cách thuyết minh. Phần mở bài và kết bài chưa hợp lý. Mắc nhiều lỗi chính tả và diễn đạt.
	- Điểm 0 – 0,5: Lạc đề hoàn toàn hoặc chỉ viết được phần mở bài (0,5 điểm); bỏ giấy trắng (0 điểm). 
PHẦN II: TRẮC NGHIỆM (3 điểm). 
Câu
1
2
4
5
6
8
9
10
Đáp án
A
B
D
C
C
D
C
C
Mỗi câu đúng được 0,25 điểm.
Câu 3: (0,5 điểm)	1 – A, 2 – C, 3 – D, 4 – D, 5 – D. Sai 1 – 2 chi tiết: trừ 0,25 điểm.
Câu 7: (0,5 điểm)	
	- Nhóm từ tượng hình: lom khom, lô nhô, nhấp nhổm, khập khiễng, khẳng khiu.	(0,25điểm)
	- Nhóm từ tượng thanh: rì rào, ha ha, róc rách, lốp bốp, ào ào. 	(0,25điểm)
	Mỗi nhóm sai 2 từ trở lên không cho điểm.

Tài liệu đính kèm:

  • docKiem tra hoc ky.doc