A/Trắc nghiệm: (4 điểm) mỗi câu 0,5 điểm
Khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Đơn vị cấu tạo từ của Tiếng Việt là gì?
a) Tiếng c) Ngữ
b) Từ d) Câu
Câu 2: Truyện truyền thuyết khác truyện cổ tích ở điểm nào?
a) Có yếu tố kí ảo c) Có cốt lõi là sự thật lịch sử
b) Có yếu tố hiện thực d) Thể hiện thái độ của nhân dân
Câu 3: Dòng nào sau đây có chứa số từ.
a) Một trăm ván cơm nếp
b) Muôn ngàn cây mía múa gươm
c) Con đi trăm núi ngàn khe
Câu 4: Trong các nhóm truyện sau, nhóm nào dùng kiểu kết thúc có hậu.
a) Thạch sanh, Sọ dừa, Cây bút thần
b) Em bé thông minh, Sự tích Hồ gươm
c) Đeo nhạc cho mèo, Treo biển, Lợn cưới áo mới
Câu 5: Dòng nào sau đây là cụm danh từ?
a) Một lâu đài to lớn
b) Đang nỗi sóng mù mịt
c) Không muốn làm nữ hoàng
d) Lại nỗi cơn thịnh nộ
TRƯỜNG TH&THCS ĐÀO DUY TỪ GV: Đoàn Tử Luận ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I (2007-2008) Môn: Văn 6 Thời gian 90 phút Đề: A/Trắc nghiệm: (4 điểm) mỗi câu 0,5 điểm Khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất. Câu 1: Đơn vị cấu tạo từ của Tiếng Việt là gì? a) Tiếng c) Ngữ b) Từ d) Câu Câu 2: Truyện truyền thuyết khác truyện cổ tích ở điểm nào? a) Có yếu tố kí ảo c) Có cốt lõi là sự thật lịch sử b) Có yếu tố hiện thực d) Thể hiện thái độ của nhân dân Câu 3: Dòng nào sau đây có chứa số từ. Một trăm ván cơm nếp Muôn ngàn cây mía múa gươm Con đi trăm núi ngàn khe Câu 4: Trong các nhóm truyện sau, nhóm nào dùng kiểu kết thúc có hậu. Thạch sanh, Sọ dừa, Cây bút thần Em bé thông minh, Sự tích Hồ gươm Đeo nhạc cho mèo, Treo biển, Lợn cưới áo mới Câu 5: Dòng nào sau đây là cụm danh từ? Một lâu đài to lớn Đang nỗi sóng mù mịt Không muốn làm nữ hoàng Lại nỗi cơn thịnh nộ Câu 6: Yếu tố nào có vai trò quan trọng nhất trong các lần chiến thắng của em bé thông minh. a) Năng lực trí tuệ c) Nhạy cảm b) Hiểu biết d) Kinh nghiệm Câu 7: Truyện ông lão đánh cá và con cá vàng, sử dụng biện pháp nghệ thuật chủ yếu gì? Tăng tiến, tượng trưng So sánh, liệt kê Hoán dụ, tăng tiến Câu 8: Yêu cầu nào là không cần thiết khi kể chuyện. Lời kể rõ ràng, rành mạch; Phát âm đúng, dễ nghe; Lời kể diễn cảm, có ngữ điệu; Lời nói phải điệu đà một chút; B/Tự luận: (6 điểm) Có một lần, em lỡ mắc lỗi với cha, mẹ (hoặc ông, bà). Điều đó làm em ân hận mãi. Hãy kể lại câu chuyện. Hết GV ra đề ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM VĂN 6 A/Phần trắc nghiệm: (4 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án a c a a a a a d B/Tự luận: (6 điểm) 1/Yêu cầu chung: -Trình bày đúng thể loại văn theo yêu cầu của đề bài. -Diễn đạt rõ ý, hay, sáng tạo. -Bài làm đủ ở phần (Mở bài – Thân bài – Kết luận). -Chữ viết rõ ràng, sạch đẹp. 2/Yêu cầu cụ thể: a)Mở bài: Nêu được bối cảnh, thời gian, tên sự việc cụ thể, sự việc có liên quan đến ai. b)Thân bài: Trình bày sự việc theo trình tự hợp lí về thời gian, không gian, diễn biến sự việc, thái độ của bản thân đối với cha, mẹ (ông, bà). Khi mắc phải lỗi lầm. Thái độ của cha ẹm (ông, bà). Khi biết sự việc. Thái độ thành khẩn của bản thân khi được cha mẹ (ông, bà) phân tích, chỉ bảo. c)Kết luận: Nói được cảm nghĩ, bài học rút ra và lòng quyết tâm của mình khắc phục lỗi lầm. 3/Thang điểm cụ thể: a)Điểm 5-6: -Bài viết đúng thể loại, đảm bảo đầy đủ bố cục ba phần. -Kể có sự sáng tạo, cảm xúc. -Lối văn trong sáng, hấp dẫn, lôi cuốn. -Trình bày sạch đẹp, có khoa học. b)Điểm 3-4: -Kể đúng thể loại, đảm bảo bố cục. -Thiếu 1 hoặc 2 ý. -Diễn đạt mạch lạc. -Sai không quá 5 lỗi chính tả. c)Điểm 1-2: -Bài làm chưa đi vào trọng tâm, thiếu nhiều ý. -Bố cục không rõ ràng. -Sai nhiều lỗi chính tả. d)Điểm 0: -Lạc đề hoặc bỏ giấy trắng. Hết
Tài liệu đính kèm: