Đề kiểm tra học kỳ I môn: Ngữ văn 8 có đáp án

Đề kiểm tra học kỳ I môn: Ngữ văn 8 có đáp án

Câu 1: (2,0 điểm)

Qua ba văn bản truyện ký Việt Nam: “Trong lòng mẹ”, “Tức nước vỡ bờ” và “Lão Hạc” có những đặc điểm gì giống và khác nhau về nội dung? Hãy phân tích để làm sáng tỏ.

Câu 2: (2,0 điểm)

Cho đoạn văn:

“Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc.”.

(Trích Lão Hạc, Nam Cao)

a. Tìm câu ghép trong đoạn văn trên. Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu đó.

b. Chỉ rõ từ tượng hình, từ tượng thanh và phân tích giá trị biểu hiện (tác dụng) của các từ tượng hình, tượng thanh trong đoạn văn đó.

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 587Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn: Ngữ văn 8 có đáp án", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ
THCS VÀ THPT TIÊN YÊN
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2010-2011
MÔN: NGỮ VĂN 8
Thời gian: 90 phút (không kể giao đề)
Câu 1: (2,0 điểm)
Qua ba văn bản truyện ký Việt Nam: “Trong lòng mẹ”, “Tức nước vỡ bờ” và “Lão Hạc” có những đặc điểm gì giống và khác nhau về nội dung? Hãy phân tích để làm sáng tỏ.
Câu 2: (2,0 điểm)
Cho đoạn văn:
“Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...”.
(Trích Lão Hạc, Nam Cao)
a. Tìm câu ghép trong đoạn văn trên. Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu đó.
b. Chỉ rõ từ tượng hình, từ tượng thanh và phân tích giá trị biểu hiện (tác dụng) của các từ tượng hình, tượng thanh trong đoạn văn đó.
Câu 3: (6,0 điểm)
Thuyết minh đặc điểm chính của thể loại truyện ngắn trên cơ sở các truyện ngắn đã học: Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ, Tôi đi học, Lão Hạc, Chiếc lá cuối cùng
===== HẾT =====
______________________
- Học sinh không được sử dụng tài liệu khi làm bài.
- Giám thị không giải thích gì thêm.
TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ
THCS VÀ THPT TIÊN YÊN
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
MÔN: NGỮ VĂN 8
Thời gian: 90 phút (không kể giao đề)
Câu 1: (2,0 điểm)
a. Giống nhau: (1,0 điểm)
	- Thời gian sáng tác: Cùng giai đoạn 1930 – 1945. - Phương thức biểu đạt: tự sự.
	- Nội dung: Cả 3 VB đều phản ánh cuộc sống khổ cực của con người trong xã hội đương thời chứa chan tinh thần nhân đạo. - Nghệ thuật: Đều có lối viết chân thực, gần gũi, sinh động.
b. Khác nhau: (1,0 điểm)
	- Thể loại: Mỗi VB viết theo một thể loại: Trong lòng mẹ (Hồi kí), Lão Hạc (Truyện ngắn), Tức nước vỡ bờ (Tiểu thuyết)
	- Đều biểu đạt phương thức tự sự nhưng mỗi VB yếu tố miêu tả, biểu cảm có sự đậm nhạt khác nhau. - Mỗi VB viết về những con người với số phận và những nỗi khổ riêng.
Câu 2: (2,0 điểm)
 a. - Câu ghép: Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. (0,5 điểm) - Quan hệ ý nghĩa giữa 2 vế câu: quan hệ bổ sung hoặc đồng thời. (0,5 điểm)
b. - Từ tượng hình: móm mém (0,25 điểm) - Từ tượng thanh: hu hu (0,25 điểm) - Giá trị biểu hiện (tác dụng): Gợi tả hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động có giá trị biểu cảm cao. (0,5 điểm)
Câu 3: (6,0 điểm)
I. Nội dung:
1. Mở bài: (1,0 điểm) Giới thiệu chung về truyện ngắn.
- Truyện ngắn là một thể loại văn học thuộc loại hình tự sự (kể việc hoặc dựng lại một dòng đời như đang diễn ra một cách khách quan) qua đó bày tỏ cách hiểu và thái độ nhất định của người viết. Số lượng trang viết ít hơn truyện vừa và truyện dài, văn phong ngắn gọn nhưng có sức chứa lớn.
2. Thân bài: (3,0 điểm) Đặc điểm chính của truyện ngắn.
- Dùng lời kể và lời miêu tả để thông báo thời gian và gợi ra đặc điểm tính cách của nhân vật, phân tích tâm lí nhân vật, nêu sự kiện tình huống nhằm làm hiện lên bức tranh về con người và cuộc sống.
- Truyện ngắn phải có cốt truyện, nghĩa là có các sự kiện, biến cố nảy sinh nối tiếp nhau, dẫn đến đỉnh điểm mâu thuẫn, buộc phải giải quyết mâu thuẫn, giải quyết vấn đề xong thì truyện kết thúc.
- Truyện ngắn phải có nhân vật. Số lượng nhân vật của truyện ngắn rất ít. Tính cách, số phận nhân vật được thể hiện một phần hoặc toàn bộ cuộc đời thông qua hình dáng, suy nghĩ, lời nói và hành động của nhân vật trong những tình huống khác nhau. Nhân vật trong truyện ngắn thường để lại ấn tượng sâu sắc. 
- Hình thức ngôn ngữ của truyện ngắn đa dạng phong phú, có ngôn ngữ của người kể chuyện, ngôn ngữ của nhân vật, ngôn ngữ đối thoại, ngôn ngữ độc thoại nội tâm ... 
- Tính ngắn gọn. Câu chuyện trong truyện ngắn được miêu tả ở một thời gian, không gian nhất định.
3. Kết bài: (1,0 điểm)
- Nhờ những đặc điểm trên, truyện ngắn có khả năng rất lớn trong việc phản ánh hiện thực cuộc sống.
- Bên cạnh tính chất hiện thực, truyện ngắn còn có tính chất trữ tình.
- Nhiều truyện ngắn xuất sắc có sức sống và giá trị lâu dài, tôn vinh tên tuổi của tác giả.
II. Hình thức: (1,0 điểm)
Trình bày sạch sẽ, khoa học, có đầy đủ bố cục 3 phần.
Không sai chính tả, lỗi câu
III. Biểu điểm:
- Điểm 5 – 6: Bố cục rõ ràng đúng nội dung yêu cầu, mỗi đặc điểm đều có dẫn chứng thuyết phục, diễn đạt mạch lạc, trình bày khoa học, không sai lỗi câu, lỗi chính tả.
- Điểm 4 – 4,5: Có bố cục 3 phần, đảm bảo nội dung, thuyết minh mỗi đặc điểm đều có dẫn chứng minh họa song đôi chỗ dẫn chứng chưa tiêu biểu, bài viết tương đối mạch lạc, trình bày sạch sẽ, còn mắc một vài lỗi câu, lỗi chính tả.
- Điểm 3,5 – 2,5: Bố cục đảm bảo, nội dung chưa sâu, thiếu dẫn chứng mang tính thuyết phục. Diễn đạt đôi chỗ chưa thoát ý, còn mắc lỗi chính tả, lỗi câu tương đối nhiều.
- Điểm từ 2 trở xuống: Chưa đảm bảo bố cục, nội dung quá sơ sài hoặc lạc đề, trình bày bẩn

Tài liệu đính kèm:

  • docDE THI HK 1VAN 8 co dap an.doc