Đề kiểm tra học kỳ I môn Hóa học Lớp 9 - Nguyễn Đình Hành

Đề kiểm tra học kỳ I môn Hóa học Lớp 9 - Nguyễn Đình Hành

I- TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN. ( 3,0 điểm)

Câu 1 ( 2,0 điểm)

Em hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái A,B,C,D ứng với một kết luận đúng nhất.

1- Dãy gồm các chất đều phản ứng được với dung dịch NaOH là:

A. CuCl2, HCl, CuCO3 ; C. CuSO4, H2SO4, SO3

B. CO2, HCl, CuO ; D. Fe2O3, KNO3, CaCO3

2- Dãy gồm các chất đều phản ứng được với dung dịch CuCl2 là:

A. NaOH, Fe, Mg, Ag ; C. Ca(OH)2, Fe, Mg, AgNO3

B. NaOH, Fe, AgNO3, Ag2O ; D. CaCO3, Mg, AgNO3, NaOH

3- Dãy kim loại được sắp xếp theo chiều giảm dần độ hoạt động hoá học là:

A. Na, K, Mg, Al, Fe, Cu ; C. Cu, Fe,Al,Mg,Na,K

B. K, Na, Mg, Al, Fe, Cu ; D. Cu, Al, Fe, Mg,Na,K

4- Dãy gồm các chất đều phản ứng được với nước ở điều kiện thường là:

A. SO3, NaOH, Na, K2O ; C. Fe3O4, CuO, SiO2, KOH

B. P2O5, SO3, K2O, Na, K ; D. SO3, NaOH, K2O, Ca(OH)2

Câu 2 ( 1,0 điểm )

 

doc 3 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 293Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Hóa học Lớp 9 - Nguyễn Đình Hành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Chu Văn An
GV: Ng. Đình Hành
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I. NĂM HỌC 2005-2006
MÔN HOÁ HỌC 9. Thời gian 45’
I- TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN. ( 3,0 điểm)
Câu 1 ( 2,0 điểm)
Em hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái A,B,C,D ứng với một kết luận đúng nhất.
1- Dãy gồm các chất đều phản ứng được với dung dịch NaOH là:
A. CuCl2, HCl, CuCO3	;	C. CuSO4, H2SO4, SO3
B. CO2, HCl, CuO	;	D. Fe2O3, KNO3, CaCO3
2- Dãy gồm các chất đều phản ứng được với dung dịch CuCl2 là:
A. NaOH, Fe, Mg, Ag	;	C. Ca(OH)2, Fe, Mg, AgNO3
B. NaOH, Fe, AgNO3, Ag2O	;	D. CaCO3, Mg, AgNO3, NaOH
3- Dãy kim loại được sắp xếp theo chiều giảm dần độ hoạt động hoá học là:
A. Na, K, Mg, Al, Fe, Cu	;	C. Cu, Fe,Al,Mg,Na,K
B. K, Na, Mg, Al, Fe, Cu	;	D. Cu, Al, Fe, Mg,Na,K
4- Dãy gồm các chất đều phản ứng được với nước ở điều kiện thường là:
A. SO3, NaOH, Na, K2O	;	C. Fe3O4, CuO, SiO2, KOH
B. P2O5, SO3, K2O, Na, K	;	D. SO3, NaOH, K2O, Ca(OH)2
Câu 2 ( 1,0 điểm )
Em hãy ghép mỗi thí nghiệm ở cột A với một hiện tượng ở cột B sao cho phù hợp.
Cột A
Cột B
a) Nhỏ 2 - 3 giọt BaCl2 vào trong dung dịch CuSO4
b) Nhỏ 2 -3 giọt KOH vào trong dung dịch FeCl3
1) Tạo ra chất rắn màu nâu đỏ tan được trong dung dịch HCl.
2) Tạo ra chất rắn màu trắng không tan trong dung dịch HCl.
3) Tạo ra chất rắn màu nâu đỏ không tan trong dung dịch HCl.
Kết quả ghép :	a) ghép với :;	b) ghép với :
II- TỰ LUẬN.(7,0 điểm)
Câu 3 ( 2,0 điểm)
Viết các phương trình hoá học để thực hiện dãy biến hoá hoá học theo sơ đồ sau :
Fe FeCl2 Fe(OH)2 FeO	
	( 4 )	FeCl3 
Câu 4 ( 1,5 điểm)
Có 4 lọ khí mất nhãn đựng riêng biệt các khí CO2, O2 , HCl, Cl2 . Em hãy nêu phương pháp hoá học để nhận biết mỗi khí. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Câu 5 ( 3,5 điểm)
Cho hỗn hợp bột của 2 kim loại nhôm và đồng tác dụng với axit sunfuric loãng (dư). Sau phản ứng thu được 2,8 gam chất rắn không tan, một dung dịch X và có 6,72 lít khí Hiđro sinh ra ( đo ở điều kiện tiêu chuẩn). 
a) Viết phương trình hoá học xảy ra.
b) Tính khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
c) Tính nồng độ % của muối trong dung dịch X. Giả sử khối lượng dung dịch axit đã dùng là195,2 gam.
 GV: Ng. Đình Hành
(Cho Al=27, S=32, O=16, H=1 )
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I- TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Câu 1:	Mỗi lựa chọn đúng được 	0,5 điểm ´ 4 	= 	2,0 điểm
	TT
Kết quả chọn
1
2
3
4
C
C
B
B
Câu 2:	Ghép đúng một kết quả được 	0,5 điểm ´ 2 	= 1,0 điểm
	Kết quả ghép :	a – 2
	b – 1 
II- TỰ LUẬN
Câu 3: 	Viết đúng mỗi PTHH được 0,5 điểm ´ 4 = 2,0 điểm
	Fe 	 + 2HCl FeCl2 + H2 ­ 
	FeCl2 + 2NaOH Fe(OH)2 ­ + 2NaCl 
	Fe(OH)2 FeO + H2O 
	2Fe + 3Cl2 2FeCl3
Câu 4: ( 1,5 điểm)	
- Dùng dung dịch nước vôi trong nhận ra CO2 làm đục nước vôi
	CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 ¯ + H2O	(0,5 điểm)
	- Dùng quì tím ẩm để thử :
	+) Nhận ra Cl2 làm quì tím ẩm hoá đỏ rồi sau đó mất màu
	Cl2 + H2O HCl + HClO ( làm mất màu quì tím)	(0,5 điểm)
	+) Nhận ra HCl làm quì tím ẩm hoá đỏ	(0,25 điểm)
	- Lọ còn lại là O2	(0,25 điểm)
Câu 5 ( 3,5 điểm )
a) Phương trình hoá học
	2Al	+	3H2SO4 (loãng) Al2(SO4)3 + 3H2 ­ 0,5 điểm
	Cu	+ H2SO4 (loãng) ´ 
b) Vì Cu không phản ứng nên suy ra mCu = 2,8 g	 0,5 điểm
	 0,5 điểm
	2Al	+	3H2SO4 (loãng) Al2(SO4)3 + 3H2 ­ 	 0,5 điểm
	2mol	 1mol	 3mol
	0,2mol	 0,1mol ¬ 0,3mol
	Khối lượng của Al trong hỗn hợp là:	mAl = 0,2 ´ 27 = 5,4 gam	 0,5 điểm	
	Vậy hỗn hợp gồm có 5,4 gam Al và 2,8 gam Cu
c) 	Khối lượng của Al2(SO4)3 trong dung dịch X là
	0,1 ´ 342 = 34,2 gam 	 0,25 điểm
	Khối lượng của dung dịch X là :
	5,4 + 195,2 - (0,3 ´ 2 ) = 200 gam	 0,5 điểm
	Þ 	 0,25 điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_hoa_hoc_lop_9_nguyen_dinh_hanh.doc