Đề kiểm tra học kỳ 2 môn Ngữ văn, lớp 8 (Đề 3)

Đề kiểm tra học kỳ 2 môn Ngữ văn, lớp 8 (Đề 3)

I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm, 12 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm).

Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng.

1. Ý nào dưới đây nói đúng nhất tâm trạng người tù chiến sĩ được thể hiện ở bốn câu

thơ cuối bài thơ “Khi con tu hú” ?

“ Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi !

Ngột làm sao, chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu !”

A. Uất ức, bồn chồn, khao khát tự do đến cháy bỏng

B. Nung nấu ý chí hành động để thoát ra khỏi chốn tù ngục

C. Muốn làm con chim tu hú tự do ngoài trời

D. Mong muốn da diết cuộc sống ngoài chốn lao tù

pdf 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 612Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ 2 môn Ngữ văn, lớp 8 (Đề 3)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1
TRƯỜNG THCS NGUYỄN THIỆN THUẬT 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯNG YÊN 
 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II 
 MÔN NGỮ VĂN, LỚP 8 
 Thời gian làm bài 90 phút 
 I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm, 12 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm). 
Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời 
đúng. 
1. Ý nào dưới đây nói đúng nhất tâm trạng người tù chiến sĩ được thể hiện ở bốn câu 
thơ cuối bài thơ “Khi con tu hú” ? 
 “ Ta nghe hè dậy bên lòng 
 Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi ! 
 Ngột làm sao, chết uất thôi 
 Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu !” 
A. Uất ức, bồn chồn, khao khát tự do đến cháy bỏng 
B. Nung nấu ý chí hành động để thoát ra khỏi chốn tù ngục 
C. Muốn làm con chim tu hú tự do ngoài trời 
D. Mong muốn da diết cuộc sống ngoài chốn lao tù 
2. Phương thức biểu đạt của đoạn trích “Nước Đại Việt ta” là gì ? 
 A. Nghị luận 
 B. Thuyết minh 
 C. Miêu tả 
 D. Tự sự 
3. Câu thơ “Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ” sử dụng biệp pháp nghệ thuật gì ? 
 A. So sánh 
 B. Điệp từ 
 C. Ẩn dụ 
 D. Nhân hoá 
4. Kiểu hành động nói nào đã sử dụng trong câu: “Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ 
bị bắt, đau xót biết chừng nào !”: 
 A. Hành động trình bày 
 B. Hành động hứa hẹn 
 C. Hành động bộc lộ cảm xúc 
 D. Hành động hỏi 
 2
5. Một người cha làm giám đốc công ty nói chuyện với người con là trưởng phòng tài 
vụ của công ty về tài khoản của công ty. Khi đó, quan hệ giữa họ là quan hệ gì ? 
 A. Quan hệ gia đình 
 B. Quan hệ tuổi tác 
 C. Quan hệ đồng nghiệp 
 D. Quan hệ chức vụ xã hội 
6. Cách chữa nào dưới đây hợp lý mà ít thay đổi về nghĩa nhất đối với câu “Nó không 
chỉ học giỏi mà còn rất chăm học” ? 
 A. Nó không chỉ học giỏi mà còn ngoan ngoãn. 
 B. Nó học giỏi vì nó rất chăm học. 
 C. Tuy nó học giỏi nhưng nó không kiêu căng. 
 D. Mặc dù nó chăm học nhưng nó không học giỏi. 
7. Hai câu thơ: “ Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm 
 Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ” 
 dùng biện pháp tu từ gì ? 
A. So sánh 
B. Chơi chữ 
C. Hoán dụ 
D. Nhân hoá 
8. Ai đã viết “Hịch tướng sĩ” ? 
 A. Nguyễn Trãi 
 B. Trần Quốc Tuấn 
 C. Lê Lợi 
 D. Trần Quốc Toản 
9. Ý nào dưới đây nói lên chức năng chính của câu nghi vấn ? 
 A. Dùng để yêu cầu 
 B. Dùng để hỏi 
 C. Dùng để bộc lộ cảm xúc 
 D. Dùng để kể lại sự việc 
10. Phương tiện dùng để thực hiện hành động nói là gì ? 
 A. Nét mặt 
 B. Điệu bộ 
 C. Cử chỉ 
 D. Ngôn ngữ 
 3
11. Trật tự từ của câu nào thể hiện thứ tự trước sau theo thời gian ? 
 A. Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập (Nguyễn Trãi) 
 B. Đám than đã rạc hẳn lửa (Tô Hoài) 
 C. Tôi mở to đôi mắt, khe khẽ reo lên một tiếng thú vị (Nam Cao) 
 D. Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu (Nguyên Hồng) 
12. Câu nào dưới đây mắc lỗi diễn đạt liên quan đến lô-gic ? 
 A. Anh cúi đầu thong thả chào. 
 B. Nó không chỉ ngoan ngoãn mà còn lễ phép. 
 C. Linh là một học sinh chăm ngoan và học giỏi ở lớp. 
 D. Tuy phải làm nhiều việc nhà nhưng bạn ấy vẫn học rất giỏi. 
II. Tự luận ( 7 điểm, 2 câu). 
1. (2 điểm): Viết đoạn văn giới thiệu về tác giả Nguyễn Trãi. 
2. (5 điểm). “Nước Đại Việt ta” của Nguyễn Trãi là áng văn tràn đầy lòng tự hào 
dân tộc. Dựa vào văn bản in trong sách giáo khoa, em hãy làm sáng tỏ nhận 
định trên. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfDe HKII Ngu Van 8 6.pdf