Đề kiểm tra học kỳ 1 môn Ngữ văn, lớp 8

Đề kiểm tra học kỳ 1 môn Ngữ văn, lớp 8

I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm, 12 câu, mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm)

Đọc kỹ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ

cái trước câu trả lời đúng.

“ Người nhà lý trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh chị Dậu. Nhanh như

cắt, chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn. Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi

ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau. Hai đứa trẻ con kêu khóc om sòm. Kết

cục, anh chàng “hầu cận ông lý” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc

lẳng cho một cái , ngã nhào ra thềm.

Anh Dậu sợ quá muốn dậy can vợ, nhưng mệt lắm, ngồi lên lại nằm xuống vừa

run vừa kêu:

- U nó không được thế ! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì

mình phải tù, phải tội.

Chị Dậu vẫn chưa nguôi cơn giận:

- Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được ”

(Trích Tức nước vỡ bờ, Ngữ văn lớp 8, tập 1)

pdf 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 821Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ 1 môn Ngữ văn, lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO 
TẠO BẢO LỘC - LÂM ĐỒNG 
 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I 
 MÔN NGỮ VĂN, LỚP 8 
 Thời gian làm bài 90 phút 
I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm, 12 câu, mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm) 
Đọc kỹ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ 
cái trước câu trả lời đúng. 
“ Người nhà lý trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh chị Dậu. Nhanh như 
cắt, chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn. Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi 
ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau. Hai đứa trẻ con kêu khóc om sòm. Kết 
cục, anh chàng “hầu cận ông lý” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc 
lẳng cho một cái , ngã nhào ra thềm. 
 Anh Dậu sợ quá muốn dậy can vợ, nhưng mệt lắm, ngồi lên lại nằm xuống vừa 
run vừa kêu: 
- U nó không được thế ! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì 
mình phải tù, phải tội. 
Chị Dậu vẫn chưa nguôi cơn giận: 
- Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được” 
 (Trích Tức nước vỡ bờ, Ngữ văn lớp 8, tập 1) 
1. Tác giả của đoạn trích trên là ai ? 
 A. Ngô Tất Tố 
 B. Nam Cao 
 C. Nguyên Hồng 
 D. Thanh Tịnh 
2. Phương thức biểu đạt của đoạn trích trên là gì ? 
 A. Biểu cảm kết hợp tự sự 
 B. Miêu tả kết hợp biểu cảm 
 C. Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm 
 D. Tự sự kết hợp miêu tả 
3. Nội dung chính của đoạn trích trên là gì ? 
 A. Cảnh chống trả quyết liệt của chị Dậu với tên người nhà lí trưởng 
 B. Cảnh thất bại nhục nhã của tên người nhà lý trưởng 
 C. Cảnh khiếp nhược, sợ hãi của anh Dậu 
 D. Cảnh gia đình chị Dậu bị áp bức 
 2
4. Nghĩa của từ nào dưới đây có phạm vi bao hàm nghĩa của các từ còn lại ? 
 A. hành động 
 B. sấn sổ 
 C. giằng co 
 D. du đẩy 
5. Từ nào dưới đây không cùng trường từ vựng với các từ còn lại ? 
 A. túm 
 B. sợ 
 C. lẳng 
 D. vật 
6. Từ “u” trong câu: “U nó không được thế !” thuộc từ gì ? 
 A. Từ mượn 
 B. Từ toàn dân 
 C. Từ địa phương 
 D. Biệt ngữ xã hội 
* Đọc câu văn: Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lý” yếu hơn chị chàng con mọn, 
hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm. và trả lời câu hỏi 7, 8, 9 
7. Câu văn trên thuộc loại câu nào dưới đây ? 
 A. Câu ghép nối bằng một quan hệ từ 
 B. Câu ghép nối bằng một cặp quan hệ từ 
 C. Câu ghép nối bằng một cặp phó từ 
 D. Câu ghép không dùng từ nối 
8. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu văn trên là: 
 A. quan hệ nối tiếp 
 B. quan hệ tương phản 
 C. quan hệ nguyên nhân 
 D. quan hệ lựa chọn 
9. Dấu ngoặc kép trong câu văn trên dùng để làm gì ? 
 A. Đánh dấu từ ngữ, đoạn dẫn trực tiếp 
 B. Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai 
 C. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo hàm ý đặc biệt 
 D. Đánh dấu lời thoại của nhân vật 
 3
10. Từ ”đi” trong câu: ”Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem !” thuộc dạng 
nào dưới đây ? 
 A. Tình thái từ cầu khiến tỏ ý thách thức 
 B. Tình thái từ cầu khiến yêu cầu người khác làm việc gì đó cho mình 
 C. Tình thái từ cảm thán biểu thị sự thuyết phục 
 D. Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm 
11. Dấu hai chấm trong phần trích dẫn sau có vai trò gì ? 
“Chị Dậu vẫn chưa nguôi cơn giận: 
- Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu 
được” 
A. Dùng để đánh dấu báo trước lời dẫn trực tiếp 
B. Dùng để đánh dấu báo trước phần giải thích 
C. Dùng để đánh dấu báo trước lời thuyết minh 
D. Dùng để đánh dấu báo trước lời đối thoại 
12. Nếu viết: “Trong tác phẩm Tắt đèn thông qua hình tượng nhân vật chị Dậu, tác 
giả đã ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người nông dân.” câu văn sai vì sao ? 
 A. Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc 
 B. Đặt dấu chấm câu khi câu chưa kết thúc 
C. Thiếu dấu thích hợp để tách bộ phận của câu khi cần thiết 
 D. Đặt dấu phảy ngắt câu không phù hợp 
II. Tự luận (7 điểm) 
Học sinh chọn một trong hai đề sau, viết thành bài văn có độ dài khoảng 400 
đến 500 chữ. 
Đề 1. Bố mẹ là người đã chăm sóc, nuôi dưỡng em khôn lớn từng ngày và đã 
để lại cho em nhiều kỉ niệm. Em hãy kể lại một kỷ niệm đáng nhớ về bố hoặc mẹ. 
Đề 2. Thuyết minh về một loài hoa em yêu thích. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfDe Thi HKI VAN 8.pdf