2. Nhận xét: “Sử dụng thể loại hồi ký với lời văn chân thành, giọng điệu trữ tình, thiết tha” ứng với đặc sắc nghệ thuật của văn bản nào?
A. Tôi đi học B. Trong lòng mẹ C. Hai cây phong D. Lão Hạc
3. Nhận định sau ứng với nội dung chủ yếu của văn bản nào?
“Số phận bi thảm của người nông dân cùng khổ và những phẩm chất tốt đẹp của họ đã được thể hiện qua cái nhìn thương cảm và trân trọng của nhà văn”
A. Tức nước vỡ bờ B. Trong lòng mẹ C. Lão Hạc D. Cô bé bán diêm
4. Tóm tắt văn bản tự sự là gì?
A. Là dùng lời văn của mình kể lại các chi tiết của văn bản một cách ngắn gọn.
B. Là dùng lời văn của mình kể về nhân vật chính trong văn bản một cách ngắn gọn.
C. Là dùng lời văn của mình nói về nghệ thuật tiêu biểu của văn bản một cách ngắn gọn.
D. Là dùng lời văn của mình giới thiệu ngắn gọn nội dung chính của văn bản.
5. Trong các từ sau, từ nào là từ tượng thanh:
A. vi vu B. lạnh buốt C. trắng xoá D. vắng teo
6. Trong các từ sau, từ nào không phải là từ tượng hình?
A. rộn ràng B. Nghiêng ngả D. mênh mông D. Đung đưa
Đề kiểm tra học kỳ I - môn Ngữ Văn 8 I. Trắc nghiệm: 1. Nối tên văn bản với tên tác giả và thể loại sao cho chính xác: Chiếc lá cuối cùng Phan Bội Châu Văn bản nhật dụng Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn) Nguyễn Khắc Viện Thơ trữ tình Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác O. Hen –ri Truyện ngắn Ôn dịch, thuốc lá Ngô Tất Tố Tiểu thuyết 2. Nhận xét: “Sử dụng thể loại hồi ký với lời văn chân thành, giọng điệu trữ tình, thiết tha” ứng với đặc sắc nghệ thuật của văn bản nào? A. Tôi đi học B. Trong lòng mẹ C. Hai cây phong D. Lão Hạc 3. Nhận định sau ứng với nội dung chủ yếu của văn bản nào? “Số phận bi thảm của người nông dân cùng khổ và những phẩm chất tốt đẹp của họ đã được thể hiện qua cái nhìn thương cảm và trân trọng của nhà văn” A. Tức nước vỡ bờ B. Trong lòng mẹ C. Lão Hạc D. Cô bé bán diêm 4. Tóm tắt văn bản tự sự là gì? A. Là dùng lời văn của mình kể lại các chi tiết của văn bản một cách ngắn gọn. B. Là dùng lời văn của mình kể về nhân vật chính trong văn bản một cách ngắn gọn. C. Là dùng lời văn của mình nói về nghệ thuật tiêu biểu của văn bản một cách ngắn gọn. D. Là dùng lời văn của mình giới thiệu ngắn gọn nội dung chính của văn bản. 5. Trong các từ sau, từ nào là từ tượng thanh: A. vi vu B. lạnh buốt C. trắng xoá D. vắng teo 6. Trong các từ sau, từ nào không phải là từ tượng hình? A. rộn ràng B. Nghiêng ngả D. mênh mông D. Đung đưa 7. Trong những từ ngữ in đậm sau, từ nào là thán từ? A. Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không? B. Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ. C. Không, ông giáo ạ! D. Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường. 8. Trong các câu sau, câu nào không sử dụng tình thái từ? A. Những tên khổng lồ nào cơ? B. Tôi đã chẳng bảo ngài phải cẩn thận đấy ư! C. Giúp tôi với, lạy Chúa! D. Nếu vậy, tôi chẳng biết nói gì thêm. 9. Câu nào không phải là câu ghép trong các ví dụ dưới đây? A. Cô tôi nói chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. B. Hắn uống đến say mềm người rồi hắn ra đi. C. Thấy lão năn nỉ quá, tôi đành nhận vậy. D. Lòng tôi càng thắt lại, khóe mắt tôi cay cay. 10. Theo em, trong một bài văn các đoạn văn nên được triển khai theo cách nào? A. Diễn dịch B. Quy nạp C. Song hành D. Phối hợp các cách trên. 11. Chủ đề bao trùm của “Bài toán dân số” là gì? A. Thế giới đang đứng trước nguy cơ tăng dân số quá nhanh B. Bùng nổ và gia tăng dân số quá nhanh là một hiẻm hoạ cần báo động. C. Điều chỉnh gia tăng dân số là con đường “tồn tại hay không tồn tại” của loài người. D. Cả A, B, C đều đúng. 12. Điểm chung nào không có trong hai bài thơ trữ tình “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” (Phan Bội Châu) và “Đập đá ở Côn Lôn” (Phan Châu Trinh)? A. Cùng được sáng tác trong hoàn cảnh các tác giả bị giam hãm trong ngục tù đế quốc. B. Cùng viết theo thể thơ thất ngôn bát cú với lối nói khoa trương, giọng điệu hào hùng. C. Cùng than thở chua chát cho sự nghiệp cách mạng không thành của mình. D. Cùng thể hiện khí phách ngang tàng, lẫm liệt và niềm tin sắt son vào lý tưởng cứu nước của hai nhà chí sĩ yêu nước nổi tiếng hồi đầu thế kỷ XX. II. Tự luận: Chọn một trong hai đề bài sau: Đề 1. Viết văn bản thuyết minh ngắn gọn về nhà văn Nam Cao và giá trị của truyện ngắn “Lão Hạc”. Đề 2: Kể lại một kỷ niệm tuổi thơ đối với một người thân (hoặc một con vật nuôi trong nhà) khiến em xúc động và nhớ mãi. Dự kiến biểu điểm . I. Trắc nghiệm: (4 điểm, mỗi câu 0, 25) 1. Nối: Chiéc lá cuối cùng – O. Hen-ri – Truyện ngắn Tức nước vỡ bờ (tắt dèn) - Ngô Tất Tố - Tiểu thuyết Vào nhà ngục. Phan Bội Châu Thơ trữ tình ôn dịch, thuốc lá Nguyễn Khắc Viện VB nhật dụng 2B ; 3C ; 4D ; 5A ; 6A ; 7B ; 8D ; 9C ; 10D ; 11D ; 12C. II. Tự luận: Học sinh được lựa chọn một trong hai đề. 1. Yêu cầu hình thức: * Đúng thể loại: thuyết minh hoặc tự sự. + Nếu là thuyết minh cần đảm bảo đặc trưng: kiến thức chính xác, sử dụng hợp lý các phơng pháp thuyết minh cơ bản. + Nếu là bài văn tự sự cần biết chọn cốt truyện, tạo tình huống, kết hợp được miêu tả và biểu cảm. * Bố cục; ba phần rành mạch, rõ ràng. * Trình bày sạch sẽ, không viết tắt tuỳ tiện, cẩu thả, hạn chế tối thiểu lỗi chính tả. 2. Yêu cầu về nội dung: đề 1: Giới thiệu và trình bày được: * Những nét chính về tiẻu sử và cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của Nam Cao. Nêu được các tác phẩm chính trước và sau Cách mạng. Thấy được đề tài, chủ đề chính và một số đặc sắc nghệ thuật trong sáng tác của Nam Cao. * Nêu được về truỵen ngắn Lão Hạc: năm ra đời, nội dung chính, giá trị hiện thực và nhất là tư tưởng nhân đạo mới mẻ của Nam Cao. Nêu được đặc sắc nghệ thuật của ngòi bút Nam Cao trong truyện ngắn này. * Có sự đánh giá về giá trị của truyện ngắn Lão Hạc và vị trí của nhà văn Nam Cao Đề 2: Học sinh kể một kỷ niệm đã xảy ra: đúng đối tượng, kể có cảm xúc theo dòng hồi tưởng, kết hợp miêu tả và biểu cảm + Lời văn gãy gọn, nội dung hợp lý, tự nhiên, tình cảm nhân thành, ngôi kể thống nhất * Đánh giá điểm: + Để điểm tối đa (6 –7) với bài văn đảm bảo được phần lớn các yêu cầu trên: Đúng dạng bài, đúng nội dung, bố cục rõ ràng, lời văn mạch lạc, diễn đạt trong sáng Chỉ mắc rất ít các lỗi dùng từ + Điểm 4 – 5 với bài văn hiểu đúng yêu cầu của đề song nội dung chưa thật phong phú, còn mắc lỗi về dùng từ, viết câu. + Điểm 2 – 3 với bài văn tỏ ra chưa hiểu đúng đề, nội dung hời hợt, sơ lược, kiến thức hoặc câu văn, từ ngữ dùng thiếu chính xác, nhiều chỗ sai, cẩu thả + Để điểm 1 hoặc không cho điểm với những học sinh không làm bài, không hiểu đề, sai về dạng bài và kién thức, trình bày cẩu thả, mắc quá nhiều lỗi về diễn đạt, chính tả
Tài liệu đính kèm: