Đề kiểm tra học kì II Vật lí Lớp 8 đề 2 - Năm học 2009-2010 - Trường THCS Quảng La

Đề kiểm tra học kì II Vật lí Lớp 8 đề 2 - Năm học 2009-2010 - Trường THCS Quảng La

2. Nhỏ một giọt nước nóng vào một cốc nước lạnh thì nhiệt năng của giọt nước và của nước trong cốc thay đổi như thế nào?

A. Nhiệt năng của giọt nước tăng, nước trong cốc giảm.

B. Nhiệt năng của giọt nước và nước trong đều giảm.

C. Nhiệt năng của giọt nước và nước trong đều tăng

D. Nhiệt năng của giọt nước giảm và nước trong cốc tăng.

3. Trong các cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt hơn đến kém hơn sau đây cách nào là đúng.

 A. Thuỷ ngân, Đồng, nước, không khí . B. Đồng, nước, thuỷ ngân, không khí

 C. Đồng, thuỷ ngân, nước, không khí. D. Không khí, nước, thuỷ ngân, đồng.

 

doc 3 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 527Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II Vật lí Lớp 8 đề 2 - Năm học 2009-2010 - Trường THCS Quảng La", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD & ĐT QUẢNG NINH
TRƯỜNG THPT QUẢNG LA
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2009 – 2010
....o0o..
Môn : Vật lí 8
Thời gian: 45 phút ( không kể thời gian giao đề )
Đề số 2
A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5Đ)
I. Khoanh tròn vào chữ cái đúng ở đầu câu mà em cho là đúng. (3đ)
1. Khi các nguyên tử, phân tử, cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì đại lượng nào xảy ra:
A. Nhiệt độ của vật 	 B. Trọng lượng của vật	
C. Khối lượng của vật	D. Cả A,B
2. Nhỏ một giọt nước nóng vào một cốc nước lạnh thì nhiệt năng của giọt nước và của nước trong cốc thay đổi như thế nào?
A. Nhiệt năng của giọt nước tăng, nước trong cốc giảm.	
B. Nhiệt năng của giọt nước và nước trong đều giảm.
C. Nhiệt năng của giọt nước và nước trong đều tăng 
D. Nhiệt năng của giọt nước giảm và nước trong cốc tăng.
3. Trong các cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt hơn đến kém hơn sau đây cách nào là đúng.
 A. Thuỷ ngân, Đồng, nước, không khí . 	B. Đồng, nước, thuỷ ngân, không khí
 C. Đồng, thuỷ ngân, nước, không khí.	D. Không khí, nước, thuỷ ngân, đồng.
4. Đối lưu là sự truyền nhiệt xảy ra:
	A. Chỉ ở chất lỏng.	B. Chỉ ở chất lỏng và chất khí
	C. Chỉ ở chất khí	D. Chỉ ở chất lỏng, chất khí và chất rắn.
5. Một viên đạn đang bay trên cao có những dạng năng lượng nào.
	A. Thế năng và động năng	B. Thế năng.
	C. Động năng	D. Cả A,B,C đều sai.
6. Trong các mệnh đề có sử dụng cụm từ “Năng suất toả nhiệt”Sau đây mệnh đề nào đúng
	A. Năng suất toả nhiệt của động cơ nhiệt B. Năng suất toả nhiệt của nhiên liệu 	
	C. Năng suất toả nhiệt của nguồn điện. 	D. Năng suất toả nhiệt của một vật.
II. Điền từ thích hợp vào ô trống.
a. Nhiệt độ của vật càng cao thì các ...(1) .cấu tạo nên vật ....(2)... càng nhanh
b. Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi, nó chỉ truyền từ ...(3) , chuyển hóa từ ... (4) 
B. TỰ LUẬN: (5đ)
Câu 1(4đ). Dùng một bếp dầu để đun sôi một lít nước ở 200C đựng trong một ấm nhôm có khối lượng là 0,5 kg.
	a) Tính nhiệt lượng cần để đun sôi nước. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J-kg.k, Nhiệt dung riêng của Nhôm là 880 J-kg.k
	b) Tính lượng dầu cần dùng. Biết chỉ có 40 % nhiệt lượng do dầu bị đốt cháy toả ra để truyền cho nước ấm và năng suất toả nhiệt của dầu là 44.106 J-kg
Câu 2 (1đ). Tại sao khi mở nắp một lọ nước hoa trong phòng thì mọi người xung quanh đều ngửi thấy mùi nước hoa?
ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM
MÔN: Vật lí 8
 Đề số 2
Đáp án
Biểu điểm
A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN 
I. Khoanh tròn vào chữ cái đúng ở đầu câu mà em cho là đúng. (3đ)
1. A
2. D
3. C
4. B
5. A
6. B
II. Điền từ thích hợp vào ô trống.
a, (1): Nguyên tử,	Phân tử 
 (2): Chuyển động 
b, (1): Vật này sang vật khác
 (2): dạng này sang dạng khác 
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
B. TỰ LUẬN: (5đ)
Câu 1(4đ): 
0,75đ
0,75đ
0,5đ
1,0đ
1,0đ
Tóm tắt
M1 = 1lít = 1kg, 
t1 = 200C, 
t2 = 1000C 
M2Al = 0,5kg
a) Q = ? 
Cn = 4200 J-kg.k
CAl = 880 J-kg.k
b) Q’ = 40% 
 q =44 . 106 J-kg.
Tính Q’ = ? 
Bài làm
a) Nhiệt lượng 1kg nước thu vào để tăng nhiệt độ từ 200C đến nước sôi: 
Q1 = m1.CAl .t1= m1 . C1 (t2 - t1) = 1 . 4200.(100-20) 
 = 336 000 (J)
Nhiệt lượng ấm nhôm thu vào bằng 336 000(J)
Để tăng nhiệt độ từ 200C đến 1000C thì: 
Q2 = m2 . C2 t2 = m2 . C2 (t2 - t1) = 0,5 . 880.(100-20)
 = 35.200(J) 
Nhiệt lượng cần thiết để đun sôi: Q = Q1 + Q2 
 = 336.000 + 35.200 = 371.200(J)
b) Nhiệt lượng khi đốt cháy hoàn toàn m(kg) dầu:
Aùp dụng công thức H = (Q / Q’ ). 100%
=> Q’ = Q. (100/40) = 928.000 (J) 
Khối lượng dầu hoả cần dùng:
Q’ = m.q => m = Q’/q = 928.000/44.106 = 0,02kg
Đáp số: 	Q = 371.200(J)
	Q’ = 0,02 (kg)
Câu 2 (1đ): Vì: Các phân tử nước hoa chuyển động không ngừng. Các phân tử này có thể đi tới mọi nơi trong phòng.
Chú ý: Đối với Bài tập 1:
- Không ghi lời giải trừ 0,25đ. Chỉ trừ 1lần trong cả bài.
- Thiếu không ghi đơn vị trừ 0,25 đ.
- Nếu học sinh giải theo cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa.
- Không ghi công thức trừ 0,25đ. Chỉ trừ 1lần trong cả bài.
- HS không tóm tắt trừ 0,5 đ
1,0đ

Tài liệu đính kèm:

  • docde thi HKII li 8 (2).doc