Đề kiểm tra học kì II môn: Ngữ văn lớp 8

Đề kiểm tra học kì II môn: Ngữ văn lớp 8

HS làm phần trắc nghiệm trong thời gian 20 phút, giám thị thu bài trắc nghiệm. Sau đó HS làm phần tự luận trong thời gian còn lại.

I.PHẦN TRẮC NGHIỆM: (12 câu, mỗi câu đúng 0,25 điểm – Tổng cộng 3,0 điểm)

*Đọc kĩ phần trích sau đây và trả lời các câu hỏi 1, 2, 3:

Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không

Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng hè ơi !

Ngột làm sao, chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

 (Tố Hữu–Khi con tu hú)

1. Nhận xét nào sau đây đúng với bức tranh phong cảnh mùa hè được miêu tả trong bài thơ?

a. Đầy sức sống, phóng khoáng b. Tươi mát, đầy sức sống

c. Náo động, tươi trẻ d. Mát mẻ, sinh động

 

doc 2 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 777Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II môn: Ngữ văn lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD-ĐT MỎ CÀY
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
TRƯỜNG THCS MINH ĐỨC
Môn: Ngữ văn lớp 8
Thời gian: 120’ (Không kể thời gian giao đề)
HS làm phần trắc nghiệm trong thời gian 20 phút, giám thị thu bài trắc nghiệm. Sau đó HS làm phần tự luận trong thời gian còn lại.
I.PHẦN TRẮC NGHIỆM: (12 câu, mỗi câu đúng 0,25 điểm – Tổng cộng 3,0 điểm)	
*Đọc kĩ phần trích sau đây và trả lời các câu hỏi 1, 2, 3:
Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng hè ơi !
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!
 (Tố Hữu–Khi con tu hú)
1. Nhận xét nào sau đây đúng với bức tranh phong cảnh mùa hè được miêu tả trong bài thơ?
a. Đầy sức sống, phóng khoáng
b. Tươi mát, đầy sức sống
c. Náo động, tươi trẻ
d. Mát mẻ, sinh động
2. Nội dung chính của bài thơ là gì?
 a. Lòng yêu cuộc sống và khao khát tự do của tác giả
 b. Tình yêu thiên nhiên và yêu cuộc sống của tác giả
 c. Tinh thần cách mạng cao cả của người tù yêu nước
 d.Tiếng gọi của tự do, của cuộc sống bên ngoài nhà tù
3. Trật tự từ trong sáu câu thơ đầu có tác dụng gì?
 a. Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng
 b. Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm, của sự vật hiện tượng.
 c. Liên kết câu với những câu khác trong văn bản.
 d. Đảm bảo sự hài hoà về ngữ âm của lời nói.
4. Câu: Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu! thực hiện hành động nói nào?
a. Hỏi 
b. Trình bày
c. Điều khiển
d. Bộc lộ cảm xúc
*Đọc tiếp phần trích sau và trả lời các câu hỏi 5, 6, 7:
Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
“Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe,”
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng”.
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
(Tế Hanh – Quê Hương)
5. Đoạn thơ trên nói đến cảnh gì?
a. Cảnh người dân chài ra khơi đi đánh cá
b. Cảnh người dân chài đánh cá ngoài khơi 
c. Cảnh đón thuyền cá ngoài khơi về bến
d. Cảnh chờ thuyền cá của người làng chài
6. Hai câu thơ “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm – Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ” sử dụng biện pháp tu từ gì ?
a. So sánh
b. Ẩn du
c. Hoán dụ
d. Nhân hóa
7. Những câu thơ nào miêu tả cụ thể nét đặc trưng của “dân chài lưới”?
 a. Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ – Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
 b. Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng – Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
 c. Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe – Những con cá tươi ngon thân bạc trắng
 d. Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm – Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
*Đọc tiếp phần trích sau và trả lời các câu hỏi 8, 9:
Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi 
(Lí Công Uẩn – Chiếu dời đô)
8.Nội dung cơ bản của phần trích là gì?
a. Bộc lộ tình yêu quê hương, đất nước nồng nàn
b. Thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc
c. Lí do Đại La trở thành kinh đô mới của đất nước
d. Ca ngợi vẻ đẹp hiếm có của kinh đô đất nước
9. Đoạn trích được viết theo thể văn nào sau đây?
a. Văn xuôi
b. Văn vần
c. Văn biền ngẫu
d. Tản văn
10. Trong những câu sau đây câu nào là câu cầu khiến?
a. Mẹ em vừa đi chợ.
b. Anh ấy đi rất nhanh.
c. Ông giáo hút trước đi.
d. Tôi đi Hà Nội rồi.
11. Dòng nào dưới đây nói lên đúng nhất chức năng của thể cáo?
 a. Dùng để nêu một chủ trương hay công bố kết quả một việc lớn 
 b. Dùng để ban bố mệnh lệnh của vua hoặc thủ lĩnh phong trào
 c. Dùng để kêu gọi, thuyết phục mọi người đứng lên chống giặc
 d. Dùng để trình bày lên nhà vua những ý kiến, đề nghị của bề tôi
12.Nghệ thuật cơ bản của văn bản Thuế máu (Nguyễn Ai Quốc) là gì?
 a. Lập luận hết sức sắc bén bằng các dẫn chứng sinh động lấy từ sử sách.
 b. Bút pháp trào phúng, giọng điệu vừa đanh thép, vừa mỉa mai, chua chát.
 c. Sức thuyết phục cao bằng những lí lẽ thể hiện đúng ý nguyện nhân dân.
 d. Lập luận chặt chẽ, lời văn thống thiết, có sức lôi cuốn hết sức mạnh mẽ.
II.PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)
 Hãy viết một bài nghị luận trình bày suy nghĩ của em về một trong các tệ nạn xã hội mà chúng ta cần phải kiên quyết và nhanh chóng bài trừ như cờ bạc, tiêm chích ma túy hoặc tiếp xúc với văn hóa phẩm không lành mạnh 
-------HẾT-------

Tài liệu đính kèm:

  • docDE KT HKII 20112012.doc