I/ PHẦN TỰ LUẬN ( 3 ĐIỂM)
Câu 1: (2điểm)
Đọc đoạn trích sau:
“ Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.”
a/ Em hãy cho biết đoạn trích trên thuộc tác phẩm nào? Tác giả là ai? Được viết theo thể loại gì?
b/ Các câu trong đoạn trích trên được viết theo kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán hay trần thuật ? Nêu chức năng của kiểu câu mà em đã xác định và cho biết hành động nói của các câu được trích ?
Câu 2:(1điểm)
Vai xã hội là gì? Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội nào?
PHÒNG GD VÀ ĐT QUẬN BÌNH THỦY TRƯỜNG THCS LONG TUYỀN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (NĂM HỌC 2010-2011) MÔN: NGỮ VĂN 8 Thời gian: 90 phút(không kể phát đề) I/ PHẦN TỰ LUẬN ( 3 ĐIỂM) Câu 1: (2điểm) Đọc đoạn trích sau: “ Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc Nam cũng khác...” a/ Em hãy cho biết đoạn trích trên thuộc tác phẩm nào? Tác giả là ai? Được viết theo thể loại gì? b/ Các câu trong đoạn trích trên được viết theo kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán hay trần thuật ? Nêu chức năng của kiểu câu mà em đã xác định và cho biết hành động nói của các câu được trích ? Câu 2:(1điểm) Vai xã hội là gì? Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội nào? II/PHẦN TẬP LÀM VĂN ( 7 ĐIỂM) Đề bài : Trong buổi nói chuyện với học sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng - Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.” Hãy giải thích câu nói trên. Liên hệ bản thân em thấy cần phải làm gì để trau dồi đạo đức và tài năng theo lời dạy của Bác. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (NĂM HỌC 2010-2011) MÔN: NGỮ VĂN 8 I/ PHẦN TỰ LUẬN ( 3 ĐIỂM) Câu 1: (2điểm). Học sinh nêu được: a/ Văn bản “Nước Đại Việt ta” trích trong tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi (0,25 điểm) Văn bản được viết theo thể loại: Thể cáo ( 0.25 điểm) b/ Xác định kiểu câu trong đoạn trích trên: Câu trần thuật ( 0,5 điểm) Nêu chức năng của câu trần thuật: thường dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả; ngoài ra còn dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ, tình cảm, cảm xúc( 0,5 điểm) Hành động nói của các câu trên: Trình bày ( 0,5 điểm) Câu 2:(1điểm) -Nêu được: -Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại.(0,5 điểm) -Vai xã hội dược xác định bằng các quan hệ xã hội: (0,5 điểm) +Quan hệ trên-dưới hay ngang hàng (theo tuổi tác ,thứ bậc trong gia đình và xã hội); +Quan hệ thân -sơ (theo mức độ quen biết hay thân tình). II/PHẦN TẬP LÀM VĂN( 7 ĐIỂM) 1.Yêu cầu về kĩ năng: - Hs biết cách làm một bài văn nghị luận . - Bài văn phải có bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, lập luận chặt chẽ, hành văn lưu loát, văn viết có hình ảnh và cảm xúc, dùng từ chính xác, ít mắc các lỗi chính tả thông thường. 2.Yêu cầu về nội dung: * Giải thích được mối quan hệ gắn bó giữa đức và tài, từ đó xác định cho mình phương hướng rèn luyện. 1/ Thế nào là có tài có đức? a/ Thế nào là có tài? Có kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm, sáng kiến để hoàn thành tốt những công việc, đặc biệt trong những tình huống khó khăn, phức tạp ( Có dẫn chứng) b/ Thế nào là có đức? Hết lòng phục vụ nhân dân, có tư cách đạo đức, tác phong tốt, trung thực, giản dị( có dẫn chứng) 2/ Mối quan hệ giữa tài và đức. a/ Người vừa có tài, vừa có đức thì thật đáng quý. Họ biết đem năng lực phục vụ nhân dân, trở thành người có ích cho xã hội. b/ Có tài mà không có đức là người vô dụng: Có tài mà không phục vụ nhân dân, chỉ lo thu vén cho bản thân, làm việc xấu, trái đạo đức thì chẳng những vô dụng mà còn có tội, có tài mà kém đạo đức thì tác hại càng lớn ( dẫn chứng). c/ Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó: Có đức muốn phục vụ tốt nhưng không có hiểu biết, thiếu năng lực thì mọi ý định dù tốt đến mấy cũng khó thành hiện thực. ( dẫn chứng) d/ Đức và tài luôn liên quan với nhau: Bổ sung hỗ trợ cho nhau, đức là yếu tố quyết định, tài là yếu tố quan trọng. 3/ Liên hệ bản thân: Nêu ra phương hướng trau dồi đạo đức theo lời dạy của Bác. *Biểu điểm: Điểm 6 - 7: Bài viết đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu trên. Kết cấu chặt chẽ, hành văn lưu loát, có sức thuyết phục, mắc vài lỗi diễn đạt nhỏ. Điểm 5-4: Đáp ứng được phần lớn các yêu cầu cơ bản trên. Kết cấu bài viết tương đối chặt chẽ, hành văn khá trong sáng, mắc một số lỗi diễn đạt. Điểm 3: Đáp ứng được khoảng hơn 1/2 các yêu cầu trên. Không mắc quá nhiều lỗi diễn đạt. Điểm 2: Đáp ứng được một trong những ý cơ bản trên. Kết cấu chưa chặt chẽ, hành văn chưa rõ ràng, mắc nhiều lỗi diễn đạt. Điểm 1: Bài cơ bản chưa đáp ứng được các yêu cầu trên. Lạc đề, diễn đạt kém. Điểm 0: Bài lạc đề hoàn toàn, bỏ giấy trắng hoặc viết, vẽ bậy. *Lưu ý: Trên đây chỉ là những gợi ý, giáo viên khi chấm cần kết hợp với hành văn và cách diễn đạt của học sinh để linh động cho điểm.
Tài liệu đính kèm: