Đề kiểm tra học kì II Môn: Lịch Sử, Khối 7 - Trường THCS Quang Trung

Đề kiểm tra học kì II Môn: Lịch Sử, Khối 7 - Trường THCS Quang Trung

Đề kiểm tra học kì II/ 2007

Môn: Lịch Sử, Khối 7

 I/ Phần trắc nghiệm ( 7đ): Chọn đáp án đúng nhất:

 1. Thời kì ở miền Tây Thanh Hoá, nghĩa quân Lam Sơn đã gặp những khó khăn:

 a. Lực lượng còn non yếu c. Địa bàn hoạt động hẹp

 b. bị quân Minh liên tục tấn công d. cả 3 ý trên đều đúng

 2. Người mặc áo Hoàng Bào giả làm Lê Lợi, đánh lạc hướng quân Minh để cứu Lê Lợi là:

 a. Nguyễn Xí b. nguyễn trãi c. Lê Lai d. Nguyễn Chích

 3. Bộ chỉ huy của nghĩa quân lam Sơn gồm có:

 a. 18 người b. 17 người c. 19 người d. 20 người

 4. Mục đích của việc mở hội thề Lũng Nhai:

 a. Tạo tinh thần đoàn kết, quyết tâm trong bộ chỉ huy khởi nghĩa

 b. Tạo khí thế trước khi xuất quân

 c. Khao quân sĩ trước khi ra trận

 d. Theo phong tục của làng xã

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 540Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II Môn: Lịch Sử, Khối 7 - Trường THCS Quang Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Trường THCS Quang Trung
	Người ra đề: Trương Thị Minh Yến
Đề kiểm tra học kì II/ 2007
Môn: Lịch Sử, Khối 7
	I/ Phần trắc nghiệm ( 7đ): Chọn đáp án đúng nhất:
	1. Thời kì ở miền Tây Thanh Hoá, nghĩa quân Lam Sơn đã gặp những khó khăn:
	a. Lực lượng còn non yếu	c. Địa bàn hoạt động hẹp
	b. bị quân Minh liên tục tấn công	d. cả 3 ý trên đều đúng
	2. Người mặc áo Hoàng Bào giả làm Lê Lợi, đánh lạc hướng quân Minh để cứu Lê Lợi 	là:
	a. Nguyễn Xí	b. nguyễn trãi	c. Lê Lai	d. Nguyễn Chích
	3. Bộ chỉ huy của nghĩa quân lam Sơn gồm có:
	a. 18 người	b. 17 người	c. 19 người	d. 20 người
	4. Mục đích của việc mở hội thề Lũng Nhai:
	a. Tạo tinh thần đoàn kết, quyết tâm trong bộ chỉ huy khởi nghĩa
	b. Tạo khí thế trước khi xuất quân
	c. Khao quân sĩ trước khi ra trận
	d. Theo phong tục của làng xã
	5. Hội thề Đông Quan diễn ra trong thời gian nào, tại đâu?
	a. 10.12.1428 Lạng Sơn	c. 12.10.1427 Chi Lăng
	b. 3.1.1428 Lam Sơn	d. 10.12.1427 Thăng Long
	6. Đặc điểm của nhà Lê Sơ là: 
	a. Nhà nước phong kiến chuyên chế
	b. Nhà nước phong kiến trung ương tập quyền
	c. Nhà nước phong kiến phân quyền
	d. Nhà nước phong kiến pháp quyền
	7. Đại Việt thời Lê Thánh Tông gồm:
	a. 15 đạo	b. 5 đạo	c. 13 đạo thừa tuyên	d. 10 đạo
	8. Điểm tiến bộ nhất trong bộ Hồng Đức là: 
	a. Có ý thức bảo vệ chủ quyền quốc gia
	b. Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc, quan lại
	c. Bảo vệ quyền lợi của phụ nữ
	d. khuyến khích phát triển kinh tế
	9. Nhân vật thời lê sơ được công nhận văn nhân văn hoá thế giới là:
	a. Ngô Sĩ Liên	c. Nguyễn Trãi
	b. Lê Thánh Tông	d. Nguyễn Du
	10. Nguyên nhân hình thành Nam - Bắc triều
	a. Các thế lực phong kiến chia bè phái
	b. Nhà nước trung ương tập quyền thời Lê suy yếu
	c. Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê
	d. Nguyễn Kim hình thành thế lực riêng
	11. Phố cổ Hội An được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới vào 	thời gian :
	a. Năm 1993	b. Năm 1994	c. Năm 1999	d. Năm 2003
	12. Chữ quốc ngữ là:
	a. Chữ Hán ghi âm tiếng Việt	c. Chữ La Tinh ghi âm tiếng Việt
	b. Chữ Nôm ghi âm tiếng Việt	d. Chữ Hán ghi âm tiếng Hán
	13. khởi nghĩa Tây Sơn được gọi là “phong trào nông dân” vì:
	a. Các thủ lĩnh xuất thân từ tầng lớp nông dân
	b. Lực lượng tham gia khởi nghĩa đông đảo nhất là nông dân
	c. Mục tiêu đấu tranh giành quyền lợi cho nông dân
	d. Cả 3 ý nghĩa trên
	14. Để phục hồi kinh tế, xây dựng nền văn hoá dân tộc Quang Trung đã;
	a. Ban hành chiếu khuyến nông	c. Ban hành chiếu lập học
	b. Mở của ải , thông chợ búa	d. cả 3 công việc trên
	II/ Phần tự luận: ( 3đ )
	Câu 1: 
	Trình bày cách tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê Sơ?
	Câu 2: 
	Hãy kể tên 4 sự kiện lớn đánh dấu công lao của phong trào Tây sơn trong việc đặt nền 	tảng thống nhất quốc gia?
	===========================================================
Đáp án sử 7
	I/ Phần trắc nghiệm 7 điểm, đúng mỗi câu 0,5 điểm
	1. d	8. c
	2. c	9. c
	3. c	10. b
	4. a	11. c
	5. d	12. c
	6. b	13. b
	7. c	14. d
	II/ Phần tự luận 3 điểm, mỗi câu đúng 1,5 điểm
	1. Tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê Sơ
	- Trung ương: Đứng đầu là Vua, trực tiếp nắm mọi quyền hành, giúp vua có 6 bộ & cơ 	quan chuyên môn
	- Địa phương: Cả nước chia; 13 đạo thừa tuyên, đứng đầu mỗi đạo là 3 ti, dưới đạo có 	phủ, huyện, xã
	2. Bốn sựu kiện lớn: 
	- Lật đổ chính quyền phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê
	- Đánh đuổi quân thanh, Xiêm
	- Mở cửa ải, thông chợ búa
	- Lấy chữ Nôm dùng chung cho cả nước
	=============================================================

Tài liệu đính kèm:

  • docSU-7-QT.doc