Đề kiểm tra học kì I Ngữ Văn Lớp 6,7 - Năm học 2007-2008

Đề kiểm tra học kì I Ngữ Văn Lớp 6,7 - Năm học 2007-2008

Câu 6. Chi tiết nào dưới đây là chi tiết kỳ ảo?

A. Hai ông bà ao ước có một đứa con

B. Bà lão đặt chân lên vết chân lạ liền mang thai

C. Bà sinh được một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô

D. Đứa trẻ lên ba vẫn chưa biết nói

Câu 7. Truyền thuyết. Thánh Gióng thể hiện rõ quan niệm gì của nhân dân?

A. Quan niệm về người anh hùng xuất thân từ nhân dân.

B. Quan niệm về nguồn gốc làm nên sức mạnh.

C. Quan niệm về tình đoàn kết gắn bó.

D. Quan niệm về sức mạnh của vũ khí giết giặc.

Câu 8. Từ nào dưới đây không phải từ Hán Việt?

A. chăm chỉ B. khôi ngô C. tuấn tú D. phúc đức

Câu 9. Trong các cụm từ sau, đâu là cụm động từ ?

A. đời Hùng.Vương thứ sáu C. chăm chỉ làm ăn

B. hai vợ chồng ông lão D. một đứa con

Câu 10. Nhận xét nào dưới đây phù hợp với nội dung truyện cổ tích ?

A. Truyện kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử, thường có yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo.

B. Truyện kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật như nhân vật bất hạnh, người dũng sỹ, người có tài năng kỳ lạ, người thông minh .

C. Truyện mượn chuyện loài vật, đồ vật hoặc con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người nhằm khuyên nhủ và đưa ra bài học.

D. Truyện kể về các hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui, hoặc phê phán, châm biếm những thói hư tật xấu.

 

doc 16 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 729Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Ngữ Văn Lớp 6,7 - Năm học 2007-2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
MÔN NGỮ VĂN LỚP 7
(Thời gian làm bài 90 phút)
PHẦN I : TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng.
Cơn gió mùa hạ lướt qua vùng sen trên hồ, nhuận thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không ? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa càng ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời ...
(Theo Ngữ văn 7, tập một)
1 Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ?
A. Một thứ quà của lúa non: Cốm 	C. Sài Gòn tôi yêu
B. Mùa xuân của tôi 	D. Tiếng gà trưa
2. Đoạn văn chủ yếu được viết theo phương thức biểu đạt nào?
A. Miêu tả 	B. Tự sự 	C. Biểu cảm 	D. Lập luận
3 . Tác giả của đoạn văn trên là ai ?
A. Vũ Bằng 	B. Nguyễn Tuân 	C. Minh Hương 	D. Thạch Lam
4. Dòng nào sau đây thể hiện rõ nét tình cảm trân trọng của tác giả đối với hạt thóc nếp ?
A. Một thứ quà thanh nhã và tinh khiết
B. Giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ
C. Cái chất quý trong sạch của Trời
D. Cả ba dòng trên
5 . Trong các từ sau đây, từ nào là từ láy ?
A. Thanh nhã 	B. Phảng phất 	C. Trắng thơm 	D. Trong sạch
6. Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ “trong sạch” ?
A. Thanh nhã 	B. Tinh khiết 	C. Trắng thơm 	D. Thơm mát
7. Trong các từ sau đây, từ nào trái nghĩa với từ “thanh nhã” ?
A. Trong sạch 	B. Trắng thơm 	C. Thô thiển 	D. Tinh khiết
8. Nếu viết: “Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng xoá, man mác hương vị ngàn hoa cỏ” , thì từ nào dùng không đúng nghĩa ?
A. Hương vị 	B. Giọt sữa 	C. Man mác 	D. Trắng xoá
9. Trong câu “Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ” có bao nhiêu từ ghép đẳng lập ?
A. 2 từ 	B. 3 từ 	C. 4 từ 	D. 5 từ
10. Trong các từ sau từ nào đồng âm với từ “tử” là con ?
A. Bất tử 	B. Hoàng tử 	C. Thiên tử 	D. Phụ tử
11. Bài văn Một thứ quà của Lúa non: Cốm thuộc thể loại gì ? 
A. Ký sự 	B. Tùy bút 	C. Truyện ngắn 	D. Hồi ký
12. Nghĩa của từ “Thanh khiết” là :
	A Trong sạch	B. Cao cả	C. Vắng vẻ	D. Tươi tắn
PHẦN II : TỰ LUẬN (7 điểm)
	Câu 1: Cảm nhận của em về đoạn thơ cuối của bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh (2đ)
Câu 2 : Học sinh chọn một trong hai đề sau :
Đề 1 : 
2. Cảm nghĩ về bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương
KIỂM TRA HỌC KỲ I
Năm học : 2007 - 2008
Hướng dẫn chấm môn ngữ văn 7
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM :
	Câu trả lời đúng là :
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
A
C
D
D
B
B
C
D
C
A
B
A
II. PHẦN TẬP LÀM VĂN
1. Yêu cầu chính (Đề 1)
a. Nội dung:
- Kể kết hợp tả những biểu hiện thể hiện tình cảm tốt đẹp với người thân những kỉ niệm và những điều tốt đẹp giữa em và người thân .
- Nêu rõ tình cảm, cảm xúc và suy nghĩ của mình với những ý trên (học sinh có thể trình bày hai ý riêng nhưng tốt hơn hết là kết hợp đan xen giữa các ý với nhau)
b. Hình thức:
- Bài viết có đủ ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.
- Diễn đạt trôi chảy, rõ ý, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp, ít mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
2. Yêu cầu chính (Đề 2)
a. Nội dung : đây là bài văn biểu cảm cần đánh giá về tác phẩm nên cần làm rõ các nội dung sau
- Hình ảnh bánh trôi nước qua bài thơ đã cho em cảm nghĩ : cái đẹp, cái hay.
- Cảm nghĩ về tấm lòng và tình cảm của tác giả qua bài thơ : nêu rõ vẻ đẹp của bài thơ qua nội dung và hình thức nghệ thuật.
- Những suy nghĩ và biểu cảm phải chân thực.
b. Hình thức:
- Bài làm đủ bố cục ba phần.
- Trình bày chữ viết, chính tả, ngữ pháp, diễn đạt rõ ràng.
3. Biểu điểm:
- Hình thức: 1 điểm
- Nội dung : 6 điểm
Điểm 6 - 7 : Bài làm đạt tất cả các yêu cầu trên, diễn đạt hay, ý dồi dào
Điểm 4 - 5 : Bài làm khá, ý rõ, có cảm xúc nhưng ý chưa dồi dào, chưa kết hợp chặt chẽ về các phương thức biểu đạt
Điểm 1-2-3 : Bài làm còn yếu, chưa nắm rõ phương pháp làm bài, cảm nghĩ còn chung chung
Điểm 0 : Bài làm bỏ giấy trắng hoặc hoàn toàn sai đề
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
Năm học : 2007 - 2008
Môn Ngữ văn lớp 6
A. Phần trắc nghiệm (3 điểm, 12 câu mỗi câu 0,25đ)
(Khoanh tròn vào chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
* Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 3:
“Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Năm Thạch Sanh bắt đầu biết dùng búa, Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.”
(Thạch Sanh, Ngữ văn 6, tập 1)
Câu 1 Từ nào dưới đây có thể thay thế thích hợp nhất cho từ “gia tài” trong đoạn văn trên ?
 	A. của cải 	B. gia sản 	C. tài sản 	D. vật chất
Câu 2. Trong đoạn trích trên, nhân vật Thạch Sanh được giới thiệu như thế nào ?
A. Cậu bé mồ côi, cô đơn 	C. Nghèo khổ, có tài năng
B. Gia đình nghèo khổ 	D. Con trai Ngọc Hoàng
Câu 3. Mục đích sáng tác của truyện ngụ ngôn là gì ?
A. Bóng gió khuyên nhủ, răn dạy bài học trong cuộc sống.
B. Tạo nên một tiếng cười nhẹ nhàng, giải trí.
C. Thể hiện mơ ước về một lẽ công bằng.
D. Tạo nên tiếng cười chế giễu, phê phán.
Câu 4. Nghệ thuật nổi bật nhất của truyện cười là gì?
A. Kể chuyện hấp dẫn 	C. Xây dựng nhân vật
B. Tạo tình huống gây cười 	D. Xây dựng ngôn ngữ đối thoại
Câu 5. Trong các câu sau, câu nào mắc lỗi lặp từ ?
A. Cây tre Việt Nam, cây tre xanh nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm.
B. Người ta sinh ra tự do bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn được tự do bình đẳng về quyền lợi.
C. Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con người lớn lên.
D. Truyện Thạch Sanh là một truyện hay nên em rất thích truyện Thạch Sanh.
* Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi (từ 6 đến 12).
Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm bà ra đồng, trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà, bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng mừng lắm. Nhưng lạ thay! Đứa trẻ cho đến khi tên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy.
(Trích Thánh Gióng, Ngữ văn 6, tập 1 )
Câu 6. Chi tiết nào dưới đây là chi tiết kỳ ảo?
A. Hai ông bà ao ước có một đứa con
B. Bà lão đặt chân lên vết chân lạ liền mang thai 
C. Bà sinh được một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô
D. Đứa trẻ lên ba vẫn chưa biết nói
Câu 7. Truyền thuyết. Thánh Gióng thể hiện rõ quan niệm gì của nhân dân?
A. Quan niệm về người anh hùng xuất thân từ nhân dân.
B. Quan niệm về nguồn gốc làm nên sức mạnh.
C. Quan niệm về tình đoàn kết gắn bó.
D. Quan niệm về sức mạnh của vũ khí giết giặc.
Câu 8. Từ nào dưới đây không phải từ Hán Việt?
A. chăm chỉ 	B. khôi ngô 	C. tuấn tú 	D. phúc đức
Câu 9. Trong các cụm từ sau, đâu là cụm động từ ?
A. đời Hùng.Vương thứ sáu 	C. chăm chỉ làm ăn
B. hai vợ chồng ông lão 	D. một đứa con
Câu 10. Nhận xét nào dưới đây phù hợp với nội dung truyện cổ tích ?
A. Truyện kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử, thường có yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo.
B. Truyện kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật như nhân vật bất hạnh, người dũng sỹ, người có tài năng kỳ lạ, người thông minh ...
C. Truyện mượn chuyện loài vật, đồ vật hoặc con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người nhằm khuyên nhủ và đưa ra bài học.
D. Truyện kể về các hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui, hoặc phê phán, châm biếm những thói hư tật xấu.
Câu 11. Truyện Cây bút thần được kể ở ngôi thứ mấy ?
A. Ngôi thứ nhất số ít 	C. Ngôi thứ ba
B. Ngôi thứ hai 	D. Ngôi thứ nhất số nhiều
Câu 12. Vị ngữ của câu: “Tre là cánh tay của người nông dân” có cấu tạo như thế nào ?
A. là + một cụm danh từ
B. là + một cụm động từ 
C. là + một cụm tính từ
D. là + một kết cấu chủ vị
B. Tự luận (7,0 điểm)
Kể về một thầy giáo hoặc cô giáo mà em quý mến.
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA
MÔN NGỮ VĂN LỚP 6
HỌC KỲ I
Năm học : 2007 - 2008
I. Phần trắc nghiệm (3 điểm)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
A
A
A
B
C
B
A
A
C
B
C
D
II Phần tự luận: (7 điểm) 
Đề: kể về một thầy giáo hoặc cô giáo mà em quý mến.
Những yêu cầu chính :
1 Nội dung : 
- Kể về một người thầy giáo hoặc cô giáo mà em quý mến.
- Kể sơ qua vài nét về ngoại hình, tính tình, tài năng và sở thích của cô giáo hoặc thầy giáo mà em quý mến.
- Nêu cảm nghĩ của em về người cô giáo hoặc người thầy giáo (yêu quý, kính trọng, biết ơn, lời hứa và hướng phấn đấu của em)
2 . Hình thức :
- Sử dụng ngôi kể phù hợp, xây dựng các tình tiết có nội dung ý nghĩa.
- Bài viết có đầy đủ 3 phần :
· Mở bài - Thân bài - Kết luận
- Diễn đạt trôi chảy, chữ viết rõ ràng, dùng từ chính xác, câu văn ngắn gọn.
- Trình bày sạch đẹp, ít mắc lỗi chính tả.
3.Biểu điểm : 
a. Hình thức : (2 điểm)
- Bố cục, diễn đạt, chữviết, trình bày. (l điểm)
- Sử dụng đúng ngôi kể (1 điểm)
b. Nội dung: (6 điểm)
- Mở bài (1,5 điểm) 
- Thân bài (3 điểm)
- Kết bài (1,5 điểm)
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
Năm học : 2007 - 2008
Môn Ngữ văn lớp 6
A. Phần trắc nghiệm (3 điểm, 12 câu mỗi câu 0,25đ)
(Khoanh tròn vào chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
* Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 12:
	Ngày xưa có ông vua nọ sai một viên quan đi dò la khắp nước tìm người tài giỏi. Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái ăm để hỏi mọi người. Đã mất nhiều công tìm kiếm nhưng viên quan vẫn chưa thấy có người nào thật lỗi lạc.
	Một hôm, viên quan đi qua một cánh đồng làng kia, chợt thấy bên đường có hai cha con nhà nọ đang làm ruộng : cha đánh trâu cày, con dập đất. Quan bèn dừng lại hỏi :
	– Này lão kia ! Trâu của lão cày một ngày đường mấy đường ?
	Người cha đứng ngẩn ra chưa biết trả lời thế nào thì đứa con chừng bảy, tám tuổi nhanh miệng hỏi vặn lại quan rằng :
	– Thế xin hỏi ông câu này đã. Nếu ông trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày được mấy bước, tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi cày một ngày được mấy đường.
	Viên quan nghe cậu bé hỏi lại như thế thì há hốc mồm sửng sốt, không biết đáp sao cho ổn. Quan thầm nghĩ, nhất định nhân tài ở đây rồi, chả phải tìm đâu mất công. Quan bèn hỏi tên họ, làng xã quê quán của hai cha con rồi phi ngựa một mạch về tâu vua ...
	(Trích Em bé thông minh, Ngữ văn 6)
1. Tại sao viên quan đi đến đâu cũng ra những câu đố oái ăm hỏi mọi người : 
	A. Để khoe tài năng trí tuệ	B. Để trêu chọc mọi người.
	C. Để tìm người tài giỏi	D. Để lấy cớ bắt tội mọi người.
2. Nối ô chữ bên trái với các ô chữ bên phải m ... hai đề :
Đề 1 : Kể về một tấm gương tốt trong học tập hay trong việc giúp đỡ bạn bè mà em biết.
Đề 2 : Kể chuyện tưởng tượng mười năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học.
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA
MÔN NGỮ VĂN LỚP 6
HỌC KỲ I
Năm học : 2007 - 2008
I. Phần trắc nghiệm (3 điểm)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
C
B, D
B
C
C
C
C
C
B
A
A
D
II Phần tự luận: (7 điểm) 
	1. Học sinh nêu được đầy đủ bài học : đạt 2 điểm
	Từ nghĩa là lẽ phải, là khuôn phép cư xử trong quan hệ giữa con người với nhau. Tuỳ từng hoàn cảnh, nghĩa có thể mang những nội dung cụ thể khác nhau : Sự thuỷ chung, lòng biết ơn, tinh thần hy sinh vì sự nghiệp chung ...
	Trong nhan đề này nghĩa là lòng biết ơn.
	2. Phần tập làm văn : 5 điểm
Đề 1 : Kể về một tấm gương tốt trong học tập hay trong việc giúp đỡ bạn bè mà em biết
Những ý chính cần đạt :
- Giới thiệu khái quát về người bạn mà em định kể. Lí do tại sao em lại kể về bạn đó ?
 	- Phác hoạ đôi nét về ngoại hình và tính cách của bạn ... (chọn những nét tiêu biểu và nổi bật)
	- Chọn kể một hoặc một vài việc làm của bạn thể hiện bạn là tấm gương tốt trong học tập (gia đình khó khăn song bạn luôn là học sinh giỏi trong nhiều năm...) hoặc trong việc giúp đỡ bạn bè (hết lòng giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn, trong học tập ...)
	- Những cảm xúc, suy ngẫm của em về những việc làm của bạn ... : yêu mến, khâm phục, mong bạn gặp nhiều may mắn, niềm vui trong cuộc sống.
Đề 2 : Kể chuyện tưởng tượng mười năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học.
Những ý chính cần đạt :
- Giới thiệu về mình sau 10 năm nữa và hoàn cảnh trở lại thăm ngôi trường xưa.
	- Những đổi thay của ngôi trường sau 10 năm (quang cảnh trường học, đồ dùng học tập, ...)
	- Gặp lại thầy cô giáo cũ :
	+ Thầy cô có gì thay đổi ?
	+ Thầy cô có nhận ra em không ?
	+ Cuộc trò chuyện giữa em và thầy cô ?
	- Gặp lại bạn bè xưa :
	+ Sự thay đổi của các bạn ?
	+ Cuộc trò chuyện với bạn bè gợi nhắc đến những kỉ niệm cũ của một thời cắp sách, ...
	- Cảm nhận và suy nghĩ của em trước sự đổi thay của ngôi trường. Cảm xúc khi chia tay với thầy cô, bạn bè và mái trường xưa...
	Yêu cầu chung : 
	- Xác định đúng yêu cầu của đề bài, bài làm đúng thể loại.
	- Bài có bố cục đầy đủ 3 phần : mở bài, thân bài, kết bài. Các phần được thể hiện rõ ràng, có liên kết hợp lý, chặt chẽ.
	- Tình tiết trong truyện phong phú, gợi cảm, có ý nghĩa. Diễn đạt sinh động, mạch lạc, có cảm xúc chân thật tự nhiên.
	- Chữ viết cẩn thận.
	Biểu điểm :
	- Điểm từ 4-5 : Đạt được yêu cầu chung trở lên khá tốt.
	- Điểm từ 2-3 : Đạt yêu cầu nêu trên ở mức trung bình. Mắc từ 4-5 lỗi chính tả, một, hai lỗi diễn đạt. Tình tiết truyện còn sơ sài hoặc quá sói mòn, chưa thể hiện được cảm xúc, suy nghĩ riêng.
	- Điểm 1 : Hiểu đề mơ hồ, diễn đạt yếu. Sai nhiều lỗi chính tả hoặc diễn đạt. Bài làm quá sơ sài.
	- Điểm 0 : Để giấy trắng phần này.
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
MÔN NGỮ VĂN LỚP 7
Năm học 2007 - 2008
(Thời gian làm bài 90 phút)
PHẦN I : TRẮC NGHIỆM (3 điểm, 12 câu mỗi câu 0,25đ)
Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng.
	“Tôi yêu Sài Gòn da diết như người đàn ông vẫn ôm ấp bóng dáng mối tình đầu chứa nhiều ngang trái. Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở.”
	(Trích Sài Gòn tôi yêu, Ngữ văn 7)
1. Hãy cho biết ngoài nghệ thuật so sánh, tác giả còn sử dụng biện pháp tu từ nào nữa để tạo nên cảm xúc tha thiết yêu thương ?
	A. Nhân hoá	B. Điệp ngữ	C. Hoán dụ	D. Ẩn dụ
2. Minh Hương đã sử dụng một số từ ngữ như sau : “ui ui, hề hà, chơn thành, thì thiềng, nón vải, xá, ...”. Chọn ý đúng trong các đáp án sau :
	A. Tiếng cổ	B. Tiếng địa phương
	C. Từ thuần Việt	D. Từ Hán - Việt
3. Các cụm từ in đậm trong câu văn sau đây là cụm từ gì ?
	“Miền Nam là đất lành thì Sài Gòn là, đứng ở góc độ nào đó mà xem xét, cũng là một độ thì hiền hoà”.
	A. Cụm danh từ	B. Cụm tính từ
	C. Cụm động từ	D. Không có cụm từ nào cả.
4. Văn bản “Sài Gòn tôi yêu” thuộc thể loại nào dưới đây ?
	A. Hồi ký	B. Nhật ký 	C. Tuỳ bút	D. Truyện ngắn
5. Phong cách người Sài Gòn được khái quát qua những nhận xét nào của tác giả?
	A. Họ ăn nói tự nhiên, nhiều lúc hề hà, dễ dãi.
	B. Phần đông ít dàn dựng, tính toán.
	C. Người Sài Gòn cũng như phần lớn người Lục tỉnh rất chơn thành, bộc trực.	
 	D. Cả ba đáp án trên.
6. Từ nào sau đây là từ ghép ?
	A. Thơm tho	B. Tràn trề	C. Đi đứng	D. Vùn vụt
7. Trong những từ sau, từ nào không phải là từ láy toàn bộ ?
	A. Tim tím	B. Đèm đẹp	C. Ầm ầm	D. Thoăn thoắt
8. Trong những từ sau, từ nào không phải là từ láy bộ phận ?
	A. Khúc khích	B. Tôn tốt	C. Lom khom	D. Li ti
9. Cặp quan hệ từ nào không thích hợp để điền vào chỗ trống giúp hoàn thiện câu văn ?
	“... lười ... học dốt”
	A. Càng ... càng	B. Sở dĩ ... nên	C. Tuy...nhưng	D.Vì ... nên
10. Tìm từ không đồng nghĩa với từ “Chăm chỉ” :
	A. Chịu khó	B. Siêng năng	C. Cần cù	D. Thông minh
11. Tìm thành ngữ thuần Việt đồng nghĩa với thành ngữ sau : “Độc nhất vô nhị”
	A. Hai bàn tay trắng	B. Có một không hai
	C. Khố rách áo ôm	D. Điều ong tiếng ve.
12. Dòng nào giải thích đúng nghĩa của từ : “Khai khẩn” ?
	A. Mở mang văn hoá cho một dân tộc lạc hậu.
	B. Làm cho đất hoang trở thành đất trồng trọt.
	C. Mở màn, bắt đầu buổi biểu diễn.
	D. Đốt sạch cây cối một vùng làm cho quang quẻ, sạch sẽ.
PHẦN II : TỰ LUẬN (7 điểm)
	Câu 1: Cảm nhận của em về đoạn thơ cuối của bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh (2đ)
Câu 2 : Tập làm văn (5đ)
Học sinh chọn một trong hai đề sau :
Đề 1 : Từ văn bản “Cổng trường mở ra”, “Cuộc chia tay của những con búp bê” trong ngữ văn 7 (tập 1), hãy phát biểu cảm nghĩ về một đồ chơi thuở nhỏ.
Đề 2 : Con người không thể sống thiếu tình bạn. Em hãy phát biểu cảm nghĩ về vai trò của tình bạn trong cuộc sống của em và mọi người.
KIỂM TRA HỌC KỲ I
Năm học : 2007 - 2008
Hướng dẫn chấm môn ngữ văn 7
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM :
	Câu trả lời đúng là :
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
B
B
A
C
D
C
D
B
C
D
B
B
II. PHẦN TỰ LUẬN :
	1. Cảm nhận của em về đoạn thơ cuối của bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh (2đ)
	Đoạn cuối bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh gồm có 2 khổ thơ nói lên những cảm xúc, những ý nghĩ sâu sắc, tốt đẹp của người lính trên đường hành quân xa vào Nam đánh Mỹ.
	Nghe tiếng gà trưa, người chiến sĩ bồi hồi, như được sống lại bao kỉ niệm tuổi thơ về người bà tần tảo, đôn hậu, như được mang theo tình hậu phương để ra trận :
	“Tiếng gà trưa
	Mang bao nhiêu hạnh phúc
	Đêm cháu về nằm mơ
	Giấc ngủ hồng sắc trứng”
	Câu thơ “Giấc ngủ hồng sắc trứng” là một câu thơ hay có hình tượng đẹp và rất biểu cảm.
	Tiếng gà trưa làm sáng lên trong tâm hồn người chiến sĩ tình yêu xóm làng quê hương, tình yêu Tổ quốc, tình yêu bà và gia đình thân yêu. Tiếng gà trưa làm sáng lên trong trái tim người lính trẻ về lý tưởng chiến đấu cao đẹp với bao niềm tin. Chữ “vì” được điệp lại 4 lần, làm cho cảm xúc và niềm tin trở nên tha thiết, mãnh liệt :
	“Cháu chiến đấu hôm nay,
	Vì lòng yêu Tổ quốc
	Vì xóm làng thân thuộc
	Bà ơi, cũng vì bà
	Vì tiếng gà cục tác
	Ổ trừng hồng tuổi thơ”
	Đọc đoạn thơ, ta nhớ đến những cha chú, những anh chị của chúng ta, những Giải phóng quân thời chống Mỹ. Nhớ đến để biết ơn và tự hào.
	2. Phần tập làm văn : 
Đề 1 : Từ văn bản “Cổng trường mở ra”, “Cuộc chia tay của những con búp bê” trong ngữ văn 7 (tập 1), hãy phát biểu cảm nghĩ về một đồ chơi thuở nhỏ.
a. Nội dung:
 	- Không gian và thời gian gợi nhớ tới đồ chơi thuở nhỏ (có thể là khi đọc văn bản “Cổng trường mở ra” hoặc “Cuộc chia tay của những con búp bê”)
- Ấn tượng chung của em về món đồ chơi đó? 
- Miêu tả món đồ chơi : Hình dáng, màu sắc... và nêu hoàn cảnh em nhận được món đồ chơi này . 
 	- Hồi tưởng lại cảm xúc của em khi có được món đồ chơi đó: vui sướng, xúc động... 
 	- Cảm xúc và suy nghĩ của em khi nhớ lại một vài kỉ niệm buồn vui gắn với món đồ chơi đó: cảm thấy những kỉ niệm đó như mới xảy ra ngày hôm qua, em vẫn yêu thích nó và có một cảm giác ngọt ngào, xao xuyến mỗi khi bắt gặp món đồ chơi này ở đâu đó...
 	- Khẳng định vai trò, vị trí của món đồ chơi đó trong em và những món đồ chơi nói chung đối với tuổi thơ của mỗi người : nó trở thành kỉ niệm đẹp trong cuộc đời của mỗi con người...
 - Ước muốn của em: mọi trẻ em đều có những kỉ niệm ngọt ngào, đẹp đẽ với những món đồ chơi trong tuổi thơ mỗi con người... 
b. Hình thức:
- Bài viết có đủ ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.
- Diễn đạt trôi chảy, rõ ý, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp, ít mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
Đề 2 : Con người không thể sống thiếu tình bạn. Em hãy phát biểu cảm nghĩ về vai trò của tình bạn trong cuộc sống của em và mọi người.
a. Nội dung : đây là bài văn biểu cảm cần đánh giá về tác phẩm nên cần làm rõ các nội dung sau
- Khẳng định vai trò và vị trí to lớn của tình bạn trong cuộc sống của em và mọi người : Là tình cảm cao đẹp của con người.
- Hồi tưởng lại một vài kỉ niệm sâu sắc về tình bạn từ thuở ấu thơ và trong hiện tại.
- Cảm xúc, suy ngẫm về vai trò của tình bạn trong cuộc sống của em : Bạn bè là sự thông cảm, chia sẻ, giúp đỡ, cảm thông, giúp em vượt qua khó khăn thử thách ... nó khiến cho cuộc sống vui vẻ, chan hoà, thân thiện, vị tha hơn ...
- Cảm xúc, suy ngẫm về vị trí, vai trò của tình bạn đối với tất cả mọi người : Con người không thể sống mà không có bạn; bạn bè giúp cuộc sống mỗi người trở nên phong phú hơn, mở rộng mối quan hệ; một tình bạn chân thành sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn thử thách của cuộc sống.
- Cảm xúc và suy nghĩ của em về một tình bạn chân chính : là tình bạn trong sáng, gắn bó, vượt lên trên mọi của cải, vật chất...; người bạn thực sự là người luôn có mặt khi ta cần sự giúp đỡ, an ủi và chia sẻ những vui buồn của cuộc sống.
- Mong ước của em : cuộc đời luôn có những người bạn tốt và những tình bạn đẹp.
b. Hình thức:
- Bài làm đủ bố cục ba phần.
- Trình bày chữ viết, chính tả, ngữ pháp, diễn đạt rõ ràng.
3. Biểu điểm:
- Hình thức: 1 điểm
- Nội dung : 4 điểm
Điểm 4 - 5 : Bài làm đạt tất cả các yêu cầu trên, diễn đạt hay, ý dồi dào
Điểm 2-3 : Bài làm khá, ý rõ, có cảm xúc nhưng ý chưa dồi dào, chưa kết hợp chặt chẽ về các phương thức biểu đạt
Điểm 1 : Bài làm còn yếu, chưa nắm rõ phương pháp làm bài, cảm nghĩ còn chung chung
Điểm 0 : Bài làm bỏ giấy trắng hoặc hoàn toàn sai đề

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an ly 8(14).doc