Đề kiểm tra học kì I môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2011-2012 - La Đình Tấn - Trường THCS Đinh Tiên Hoàng

Đề kiểm tra học kì I môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2011-2012 - La Đình Tấn - Trường THCS Đinh Tiên Hoàng

 C. Lực có chiều từ trên xuống D. Lực có chiều từ trái sang

Câu 4. Trong các trường hợp sau đây, trưòng hợp nào không có công cơ học.

A.Người lực sĩ đang nâng quả tạ từ thấp lên cao B. Người công nhân đang đẩy xe gồng chuyển động

 C.Người công nhân đang cố sức đẩy hòn đá nhưng không nổi D. Người công nhân đang dùng ròng rọc để kéo một vật lên cao.

Câu 5: Một vật ở trong nước chịu tác dụng của những lực nào?

A. Không lực nào B. Lực đẩy Ác-si-mét

 C.Trọng lực D. Trọng lực và lực đẩy Ác-si-mét

Câu 6: “ Tàu to và nặng hơn kim, thế mà tàu nổi kim chìm.” tại sao?

 A. Vì thể tích của tàu lớn hơn của kim.

 B. Vì diện tích tiếp xúc của tàu với nước lớn hơn của kim với nước.

 C. Vì trọng lượng riêng của tàu nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước: Trọng lượng riêng của nước nhỏ hơn trọng lượng riêng của kim.

 D. Vì cả ba lí do trên.

 

doc 9 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 673Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2011-2012 - La Đình Tấn - Trường THCS Đinh Tiên Hoàng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT TX BUÔN HỒ
TRƯỜNG THCS ĐINH TIÊN HOÀNG
KIỂM TRA VẬT LÍ 8 KÌ I NĂM 2011
* Mục tiêu: 
- Kiến thức: Đánh giá việc tiếp thu kiến thức cơ bản của học sinh, hệ thống lại kiến thức để làm bài kiểm tra
- Kĩ năng: HS có kĩ năng vận dụng các kiến thức đã học vào làm bài kiểm tra. 
- Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, tính chính xác, thái độ trung thực.
I/ TÍNH TRỌNG SỐ NỘI DUNG KIỂM TRA THEO KHUNG PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH HỌC KỲ I VẬT LY 8
Nội dung
Tổng số tiết
Lí thuyết
Tỉ lệ thực dạy
Trọng số
LT
(Cấp độ 1, 2)
VD
(Cấp độ 3, 4)
LT
(Cấp độ 1, 2)
VD
(Cấp độ 3, 4)
1. Chuyển động cơ. Vận tốc
3
3
2.1
0.9
14
6.0
2. Lực và các loại lực
3
3
2.1
0.9
14
6.0
3. Áp suất
4
4
2.8
1.2
18.7
8.0
4. Lực đẩy Fa. Sự nổi
3
2
1.4
1.6
9.3
10.7
5. Công. Định luật về công
2
2
1.4
0.6
9.3
4.0
Tổng 
15
14
9.8
5.2
65.3
34.7
II/ TÍNH SỐ CÂU HỎI VÀ ĐIỂM SỐ CHỦ ĐỀ KIỂM TRA Ở CÁC CẤP ĐỘ
Nội dung (chủ đề)
Trọng số
Số lượng câu (chuẩn cần kiểm tra)
Điểm số
T.số
TN
TL
1. Chuyển động cơ. Vận tốc
14
1,4 ≈ 1
1
0,5
2. Lực và các loại lực
14
1,4 ≈ 1
1
0,5
3. Áp suất
18.7
1,87 ≈ 1
1
0,5
4. Lực đẩy Fa. Sự nổi
9.3
 0,93 = 1
1
0,5
5. Công. Định luật về công 
9.3
 0,93 =1
1
0,5
1. Chuyển động cơ. Vận tốc
6.0
0,6 ≈ 1
1
2,0
2. Lực và các loại lực
6.0
 0,6 ≈ 1
1
0,5
3. Áp suất
8.0
 0,8 ≈ 1
1
2,0
4. Lực đẩy Fa. Sự nổi
10.7
 1,07 ≈ 1
1
0,5
5. Công. Định luật về công 
4.0
 0,4 ≈ 1
 1
2.0
Tổng
100
10
III/ MA TRẬN ĐỀ 
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Chuyển động cơ. Vận tốc.
3 tiết
1. Khi vị trí của một vật so với vật mốc không thay đổi theo thời gian thì vật đứng yên so với vật mốc.
2. Độ lớn của tốc độ cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
9. Nêu được 02 ví dụ về chuyển động cơ
10. Một vật vừa có thể chuyển động so với vật này, vừa có thể đứng yên so với vật khác. Chuyển động và đứng yên có tính tương đối, phụ thuộc vào vật được chọn làm mốc
11. Nêu được 02 ví dụ về tính tương đối của chuyển động cơ.
12. Đơn vị tốc độ phụ thuộc vào đơn vị đo độ dài và đơn vị đo thời gian. Đơn vị hợp pháp của tốc độ là mét trên giây (m/s) và ki lô mét trên giờ (km/h): 1km/h » 0,28m/s.
13. - Chuyển động đều là chuyển động mà tốc độ có độ lớn không thay đổi theo thời gian.
 - Chuyển động không đều là chuyển động mà tốc độ có độ lớn thay đổi theo thời gian
25. Làm được các bài tập áp dụng công thức, khi biết trước hai trong ba đại lượng và tìm đại lượng còn lại.
26. Giải được bài tập áp dụng công thức để tính tốc độ trung bình của vật chuyển động không đều, trên từng quãng đường hay cả hành trình chuyển động.
Số câu hỏi
C1.1
C26.8
2
Số điểm
0.5 đ
2.0 đ
2.5đ
Lực và các loại lực. 
3 tiết
3. Một đại lượng véctơ là đại lượng có độ lớn, phương và chiều, nên lực là đại lượng véctơ.
4. Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, ngược chiều nhau.
5. Quán tính: Tính chất của mọi vật bảo toàn tốc độ của mình khi không chịu lực nào tác dụng hoặc khi chịu tác dụng của những lực cân bằng nhau.
- Dưới tác dụng của các lực cân bằng, một vật đang đứng yên sẽ đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. Chuyển động này được gọi là chuyển động theo quán tính.
- Khi có lực tác dụng, mọi vật không thể thay đổi tốc độ đột ngột vì có quán tính
14.Nêu được ví dụ về tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang chuyển động. 
15. Nêu được 02 ví dụ về lực ma sát trượt
Nêu được 02 ví dụ về lực ma sát lăn
 Nêu được 02 ví dụ về lực ma sát nghỉ
27. Nêu được ít nhất 03 ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ và hướng chuyển động của vật.
28. Biểu diễn được một số lực đã học: Trọng lực, lực đàn hồi
29.Giải thích được ít nhất 03 hiện tượng thường gặp liên quan đến quán tính. 
30. Đề ra được cách làm tăng ma sát có lợi và giảm ma sát có hại trong một số trường hợp cụ thể của đời sống, kĩ thuật.
 - Ma sát có lợi: Ta làm tăng ma sát;
 - Ma sát có hại: Ta làm giảm ma sát
Số câu hỏi
C15.2
C29.10
2
Số điểm
0.5 đ
1.0đ
1.5đ
Áp suất
3 tiết
6. Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép
16. - Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.
- Công thức tính áp suất : trong đó : p là áp suất; F là áp lực, có đơn vị là niutơn (N) ; S là diện tích bị ép, có đơn vị là mét vuông (m2) ;
- Đơn vị áp suất là paxcan (Pa) :
	1 Pa = 1 N/m2
17. Mô tả được hiện tượng (hoặc ví dụ) chứng tỏ sự tồn tại của áp suất chất lỏng tác dụng lên đáy bình, thành bình và mọi điểm trong lòng nó.
18. - Trong một chất lỏng đứng yên, áp suất tại những điểm trên cùng một mặt phẳng nằm ngang (có cùng độ sâu h) có độ lớn như nhau.
 - Công thức tính áp suất chất lỏng: p = d.h; trong đó: p là áp suất ở đáy cột chất lỏng; d là trọng lượng riêng của chất lỏng; h là chiều cao của cột chất lỏng.
19. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh khác nhau đều cùng ở một độ cao
31. Vận dụng được công thức để giải các bài toán, khi biết trước giá trị của hai đại lượng và tính đại lượng còn lại.
- Giải thích được 02 trường hợp cần làm tăng hoặc giảm áp suất.
32. Vận dụng công thức p = dh để giải thích được một số hiện tượng đơn giản liên quan đến áp suất chất lỏng và giải được bài tập tìm giá trị một đại lượng khi biết giá trị của 2 đại lượng kia.
Số câu hỏi
C6.3
C31.9
2
Số điểm
0.5 đ
2.0đ
2.5đ
Lực đẩy Fa. Sự nổi
3 tiết
20. Mô tả được 2 hiện tượng về sự tồn tại của lực đẩy Ác-si-mét
21. Công thức lực đẩy Ác - si - mét: FA = d.V
Trong đó: FA là lực đẩy Ác-si-mét (N); d là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3); V là thể tích chất lỏng bị vật chiếm chỗ (m3).
22. Khi một vật nhúng trong lòng chất lỏng chịu hai lực tác dụng là trọng lượng (P) của vật và lực đẩy Ác-si-mét (FA) thì:
+ Vật chìm xuống khi: FA < P.
+ Vật nổi lên khi: FA > P.
+ Vật lơ lửng khi: P = FA 
- Khi vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng thì lực đẩy Ác-si–mét được tính bằng biểu thức: FA = d.V; trong đó: V là thể tích của phần vật chìm trong chất lỏng, d là trọng lượng riêng của chất lỏng
33. Vận dụng được công thức F = Vd để giải các bài tập khi biết giá trị của hai trong ba đại lượng F, V, d và tìm giá trị của đại lượng còn lại.
34. Tiến hành được thí nghiệm để nghiệm lại lực đẩy Ác-si-mét.
- Nêu được các dụng cụ cần dùng.
- Đo được lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật và trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
- So sánh được độ lớn của 02 lực này
Số câu hỏi
C21.5
C22.6
2
Số điểm
1.0 đ
1.0đ
Công. Định luật về công
2 tiết
7. Định luật về công: Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
8. Nêu được 02 ví dụ minh họa cho định luật về công
- Sử dụng ròng rọc.
- Sử dụng mặt phẳng nghiêng.
- Sử dụng đòn bẩy
23. Nêu được ví dụ về lực khi thực hiện công và không thực hiện công
24. Công thức tính công cơ học:
 A = F.s; trong đó: A là công của lực F; F là lực tác dụng vào vật; s là quãng đường vật dịch chuyển theo hướng của lực.
Đơn vị của công là Jun, kí hiệu là J
 1J = 1N.1m = 1Nm
35. Vận dụng được công thức A = Fs để giải được các bài tập khi biết giá trị của hai trong ba đại lượng trong công thức và tìm đại lượng còn lại.
Số câu hỏi
C24.4
C24.7
2
Số điểm
0.5 đ
2.0 đ
2.5đ
TS Câu hỏi
2
4
1
3
10
TS Điểm
1.0đ
2.0đ
2.0đ
5.0đ
10.0đ
NỘI DUNG ĐỀ:
A. Trắc nghiệm: Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất	
Câu 1. Người lái đò đang ngồi yên trên một chiếc thuyền thả trôi theo dòng nước. Câu mô tả nào sau đây là đúng ?
	A. Người lái đò đứng yên so với dòng nước. B. Người lái đò chuyển động so với dòng nước.
	C. Người lái đò đứng yên so với bờ sông. D. Người lái đò chuyển động so với chiếc thuyền.
Câu 2. Lực nào sau đây không phải là lực ma sát?
Lực xuất hiện khi một vật trượt trên bề mặt của một vật khác. B.Lực xuất hiện khi dây cao su bị dãn.
Lực xuất hiện có tác dụng làm mòn lốp xe ô tô. D.Lực xuất hiện khi các chi tiết máy cọ xát với nhau.
Câu 3. Áp lực là:
	A.Lực ép có phương song song với mặt bị ép B. Lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép
	C. Lực có chiều từ trên xuống D. Lực có chiều từ trái sang
Câu 4. Trong các trường hợp sau đây, trưòng hợp nào không có công cơ học.
A.Người lực sĩ đang nâng quả tạ từ thấp lên cao B. Người công nhân đang đẩy xe gồng chuyển động 
 	C.Người công nhân đang cố sức đẩy hòn đá nhưng không nổi D. Người công nhân đang dùng ròng rọc để kéo một vật lên cao.
Câu 5: Một vật ở trong nước chịu tác dụng của những lực nào?
Không lực nào B. Lực đẩy Ác-si-mét
 C.Trọng lực D. Trọng lực và lực đẩy Ác-si-mét
Câu 6: “ Tàu to và nặng hơn kim, thế mà tàu nổi kim chìm...” tại sao?
	A. Vì thể tích của tàu lớn hơn của kim.
	B. Vì diện tích tiếp xúc của tàu với nước lớn hơn của kim với nước.
	C. Vì trọng lượng riêng của tàu nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước: Trọng lượng riêng của nước nhỏ hơn trọng lượng riêng của kim.
	D. Vì cả ba lí do trên.
B. Tự luận: Trả lời các câu hỏi sau đây: 7 điểm
Câu 7: Khi nào có công cơ học? Viết công thức tính công cơ học. Giải thích rõ từng đại lượng trong biểu thức tính công? Đơn vị tính công là gì? 2 điểm
Câu 8: Một người đi xe đạp trên quãng đường dài 1,2km hết 6 phút. Sau đó người đó đi tiếp một đoạn đường 0,6 km trong 4 phút rồi dừng lại. Tính vận tốc trung bình của người đó ứng với từng đoạn đường và cả đoạn đường? 2 điểm
Câu 9: Một em học sinh có khối lượng là 50kg, diện tích của một bàn chân ép lên sàn nhà nằm ngang là 125cm2. Tính áp suất của em đó trong hai trường hợp: 2 điểm
a/ Khi em đó đứng một chân trên nền nhà
b/ Khi em đó đứng hai chân trên nền nhà
Câu 10: Hãy giải thích hiện tượng: Khi ôtô đột ngột rẽ phải, hành khánh trên xe bị nghiêng về bên trái? 1 điểm
ĐÁP ÁN VÀ BIỀU ĐIỂM:
A/PHẦN TRẮC NGHIỆM: Mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm
Câu hỏi
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Đáp án
B
B
B
C
D
C
B/ TỰ LUẬN: Trả lời các câu hỏi sau:
Câu hỏi
Đáp án
Biểu điểm
Câu 7
Công cơ học xuất hiện khi có lực tác dụng vào vật và làm vật chuyển dời
Công thức tính công cơ học: A=F.s
Trong đó: A là công thực hiện (J)
 F là lực tác dụng vào vật(N)
 S là quãng đường vật chuyển dời(m)
0.5 điểm
0.5 điểm
1.0 điểm
Câu 8
Tóm tắt:
S1= 1,2km
T1= 6 phút= 0,1h
S2= 0,6km
T2= 4 phút= 1/15h
V1=?km/h
V2=?km/h
Vtb=?km/h
Giải
Vận tốc trên quãng đường đầu là: v1=s1/t1=1,2/0,1= 12km/h
Vận tốc trên quãng đường tiếp theo là: v2= s2/t2=0,6/(1/15)= 9km/h
Vận tốc trên cả đoạn đường là: vtb=(s1+s2)/(t1+t2)=1,8/(0,1+1/15)=10,8 km/h
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 9
Tóm tắt
M= 50 kg
S=125 cm2= 0,0125m2
p=?N/m2 (trường hợp đứng 1 chân)
p=?N/m2 (trường hợp đứng 2 chân)
Giải
Vật có khối lượng m=50kg nên trọng lượng P=10.m=10.50=500N
Vì áp lực có phương vuông góc nên: F=P=500N
Áp suất của em bé khi đứng một chân là:p=F/s=500/0,0125=40000N/m2
Áp suất của em bé khi đứng hai chân là:p=F/2.s=500/2.0,0125=20000N/m2
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 10
Ôtô đột ngột rẽ phải, do quán tính, hành khách không thể đổi hướng chuyển động ngay mà tiếp tục chuyển động theo hướng cũ nên bị nghiêng người sang trái.
1.0 điểm
 TỔ TRƯỞNG DUYỆT GV RA ĐỀ
 Nguyễn Thị Huyền Lương La Đình Tấn
CHUYÊN MÔN DUYỆT
Trần Thị Bạch Tuyết

Tài liệu đính kèm:

  • docde thi xem cung duoc.doc