A/ Trắc nghiệm: (3 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi
Tôi cảm thấy sau lưng tôi có một bàn tay dịu dàng đẩy tôi tới trước. Nhưng người tôi lúc ấy tự nhiên thấy nặng nề một cách lạ. Không giữ được chéo áo hay cánh tay người thân, vài ba cậu đã từ từ bước lên đứng dưới hiên lớp. Các cậu lưng lẻo nhìn ra sân, nơi mà những người thân đang nhìn các cậu với cặp mắt lưu luyến. Một cậu đứng đầu ôm mặt khóc. Tôi bất giác quay lưng lại rồi giúi đầu vào lòng mẹ tôi nức nở khóc theo. Tôi nghe sau lưng tôi trong đám học trò mới, vài tiếng thút thít đang ngập ngừng trong cổ. Một bàn tay quen nhẹ vuốt mái tóc tôi.
Câu1/ Tác giả của đoạn văn trên là ai?
A Thanh Tịnh B Nguyên Hồng C Ngô Tất Tố D Nam Cao
Câu 2/ Đoạn văn trên trích từ văn bản nào em đã học ?
A Trong lòng mẹ B Tức nước vỡ bờ C Tôi đi học D Lão Hạc
Câu 3/ Đoạn văn bản sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
A Tự sự B Miêu tả C Biểu cảm D Cả A, B, C đều đúng
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I (Đề tham khảo) Môn NGỮ VĂN LỚP 8 - Năm học 2011-2012 ( Thời gian 90 phút - Không kể thời gian giao đề) A/ Trắc nghiệm: (3 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi Tôi cảm thấy sau lưng tôi có một bàn tay dịu dàng đẩy tôi tới trước. Nhưng người tôi lúc ấy tự nhiên thấy nặng nề một cách lạ. Không giữ được chéo áo hay cánh tay người thân, vài ba cậu đã từ từ bước lên đứng dưới hiên lớp. Các cậu lưng lẻo nhìn ra sân, nơi mà những người thân đang nhìn các cậu với cặp mắt lưu luyến. Một cậu đứng đầu ôm mặt khóc. Tôi bất giác quay lưng lại rồi giúi đầu vào lòng mẹ tôi nức nở khóc theo. Tôi nghe sau lưng tôi trong đám học trò mới, vài tiếng thút thít đang ngập ngừng trong cổ. Một bàn tay quen nhẹ vuốt mái tóc tôi. Câu1/ Tác giả của đoạn văn trên là ai? A Thanh Tịnh B Nguyên Hồng C Ngô Tất Tố D Nam Cao Câu 2/ Đoạn văn trên trích từ văn bản nào em đã học ? A Trong lòng mẹ B Tức nước vỡ bờ C Tôi đi học D Lão Hạc Câu 3/ Đoạn văn bản sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? A Tự sự B Miêu tả C Biểu cảm D Cả A, B, C đều đúng Câu 4/ Tác phẩm nào sau đây không viết theo thể loại truyện ngắn? A Lão Hạc B Chiếc lá cuối cùng C Tôi đi học D Trong lòng mẹ Câu 5/ Ghi ra hai từ tượng hình có trong đoạn văn bản trên .. Câu 6/ Từ “có” trong câu “Tôi cảm thấy sau lưng tôi có một bàn tay dịu dàng đẩy tôi tới trước.” là trợ từ. Đúng hay sai? A Đúng B Sai Câu 7/ Các từ lưng, bàn tay, cánh tay, cặp mắt, đầu, cổ trong đoạn thuộc trường từ vựng nào ? A Người B Cơ thể C Bộ phận D Bộ phận cơ thể người Câu 8/ Trong các câu sau câu nào là câu ghép? A Tôi cảm thấy sau lưng tôi có một bàn tay dịu dàng đẩy tôi tới trước. B Nhưng người tôi lúc ấy tự nhiên thấy nặng nề một cách lạ. C Các cậu lưng lẻo nhìn ra sân, nơi mà những người thân đang nhìn các cậu với cặp mắt lưu luyến. D Cả A, B, C đều sai. Câu 9/ Trong các từ sau từ nào là từ tượng thanh ? A chéo áo B lưu luyến C lưng lẻo D thút thít Câu 10/ Trong các văn bản sau văn bản nào không phải là văn bản nhật dụng ? A Ôn dịch thuốc lá B Thông tin về ngày trái đất năm 2000 C Hai cây phong D Bài toán dân số Câu 11/ Trong đoạn văn trên có mấy tình thái từ ? A Một B Hai C Ba D Không có Câu 12/ Trong các văn bản sau văn bản nào trực tiếp kêu gọi chúng ta góp phần bảo vệ môi trường? A Ôn dịch thuốc lá B Thông tin về ngày trái đất năm 2000 C Bài toán dân số D Gồm A, B, C B/ Tự luận: (7 điểm) Câu1/ Tinh thần nhân đạo của nhà văn An-dec-xen được thể hiện như thế nào trong văn bản “Cô bé bán diêm” ? Câu 2/ Viết một câu ghép có dùng cặp quan hệ từ đối lập tương phản ? Câu 3/ (Viết bài tập làm văn) Câu chuyện về một người đáng kính. Đáp án – Biểu điểm A Trắc nghiệm: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 A C A D Thút thít Nức nở B D D D C D B B Tự luận: Câu 1/ HS nêu được các ý chính Tinh thần nhân đạo của tác giả thể hiện qua lòng thương cảm của tác giả đối với em bé bất hạnh. Cụ thể là: Đồng cảm với những khát khao hạnh phúc của em bé Cách kết thúc truyện thể hiện nỗi day dứt, nỗi xót xa của nhà văn đối với em bé bất hạnh Câu 2/ HS viết câu đúng yêu cầu đề (có cặp QHT đối lập như: mặc dùnhưng, tuy..nhưng) HS viết đúng đạt tối đa 1 đ, nếu thiếu dấu chấm câu trừ 0,25 đ, nếu không gạch chân các vế câu trừ 0,5 đ) Câu 3/ Yêu cầu chung: Xác định và viết đúng kiểu bài tự sự có kết hợp miêu tả và biểu cảm để kể chuyện về một người đáng kính – Biết xây dựng cốt truyện, diễn đạt trôi chảy, biết kết hợp miêu tả và biểu cảm, đảm bảo đúng qui tắc về chính tả ngữ pháp. Yêu cầu cụ thể: I/ Mở bài: Nêu hoàn cảnh, thời gian, nhân vật II/ Thân bài: Kể lại diễn biến chuyện (kết hợp miêu tả, biểu cảm) III/ Kết bài: Nêu cảm nghĩ chung về người đáng kính. Biểu điểm: Điểm 5: Đảm bảo tất cả các yêu cầu trên, miêu tả biểu cảm hợp lí, phát huy được tác dụng. Có thể sai vài lỗi nhẹ về chính tả hoặc dùng từ đặt câu. Điểm 4: Như điểm 5, tuy nhiên mắc nhiều lỗi hơn so với điểm 5 Điểm 3: Tương đối đảm bảo các yêu cầu nhưng cốt truyện chưa hay, diễn đạt vụng, ý nghĩa truyện chưa rõ. Mắc nhiều lỗi các loại. Điểm 2: Còn lúng túng trong phương pháp, diễn đạt yếu, chuyện kể sơ sài. Điểm 1: Viết vài dòng chiếu lệ. Điểm 0: Bỏ giấy trắng. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng TNKQ TL TNKQ TL Vận dụng thấp Vận dụng cao TNKQ TL TN KQ TL 1. Văn bản. - Tôi đi học. - Trong lòng mẹ - Thông tin về trái đất năm 2000. - Cô bé bán diêm Câu1,2,3,4,10 -Tác giả, thể loại, PTBĐ - Thể loại Câu 12 Bảo vệ môi trường -N dung Câu 1 Giá trị nhân đạo “Cô bé bán diêm” - N dung Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: Số câu: 5 Điểm:1,25 TL:12,5% Sốcâu: 1 Sđiểm: 0,25 TL 2,5% Sốcâu: 1 Sđiểm: 1 TL 10% 2. Tiếng Việt Câu 5,6,7 11 (từ TH từ TT, Tr Từ vựng, câughép, TT từ) Câu 8,9 (Câu ghép, từ TH) Câu 2 (Đặt câu ghép) Số câu: 3 Số điểm: 5,5 Tỉ lệ: 55 % Số câu: 4 Số điểm:1,0 TL 10,0% Số câu: 2 Số điểm: 0,5 TL:0,5% Số câu:1 Số điểm: 1,0 TL:10,0% 3. Tập làm văn Số câu: 1,0 S điểm: 5,0 Câu 3 Số câu:1 TL: 50% Tổng sốcâu: Tổng số điểm: 10 Tỉ lệ: 100% 9 2,25 đ 22,5% 3 0,75 đ 7,5% 1 1,0 đ 10,0% 1 1,0 đ 10,0% 1 5,0 đ 50,0%
Tài liệu đính kèm: